Lợi ích của nước mía hầu như ai cũng biết, đó là một thức uống hoàn toàn tự nhiên và cung cấp năng lượng nhanh trong thời một gian ngắn, hạn chế được việc cơ thể bị mất nước trong những ngày nắng nóng. Thế nhưng, nước mía vẫn nguy hiểm cực kỳ với một số đối tượng. Hãy cùng 10Hay tìm hiểu thêm về 10 lợi ích của nước mía ngay sau đây!
Nước mía và thành phần dinh dưỡng
Nước mía có vị ngọt, được ép từ mía đã gọt vỏ và làm sạch trực tiếp. Để phong phú thêm hương vị, người bán thường mix nước mía với tắc, cam hoặc sầu riêng và chanh uống cùng đá viên để thức uống thêm ngon, bổ dưỡng và đậm vị.
Cây mía, ngoài việc ép làm nước mía người ta còn sử dụng để chế biến để làm đường mía, đường nâu hay mật mía, đường thốt nốt. Tại Brazil, mía còn được dùng làm rượu – rượu Cachaça cũng như làm nguyên liệu sản xuất rượu rum tại một số nước.
Thành phần dinh dưỡng có trong nước mía bao gồm:
- Từ 70 – 75% nước
- Từ 10 – 15% chất xơ
- 13–15% đường ở dạng sucrose (giống như đường ăn).
- Mía nguyên chất, khi chưa qua chế biến cũng được biết đến là nguồn cung cấp 2 chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid dồi dào.
- Và những hàm lượng vitamin và khoáng chất khác
Nước mía ít khi được dùng để pha chế như hầu hết các loại đồ uống có đường khác. Vì vậy mà loại nước thơm ngon này vẫn giữ được thành phần dinh dưỡng.
Nước mía còn chứa các chất điện giải như kali và được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về tác dụng dưỡng ẩm.
Hàm lượng đường có trong nước mía
Mặc dù mang lại cho cơ thể một số chất dinh dưỡng, nhưng loại nước được yêu thích này vẫn có chứa nhiều đường và carbs.
Cụ thể, trong 240ml nước mía sẽ chứa:
- Calo: 183.
- Đạm: 0 gam.
- Chất béo: 0 gam.
- Đường: 50 gam (~ với 12 muỗng cà phê).
- Chất xơ: 0 – 13 gam.
- Hàm lượng đường có trong 240mL nước mía: 50 gam (~12 muỗng cà phê).
- Nước mía có lượng chất xơ khác nhau theo tùy loại.
Đường là một loại carb sẽ được cơ thể phân hủy thành glucose. Nhưng thực phẩm, thức uống nào có chứa hàm lượng carb cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu quá mức gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mặc dù nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng vẫn có lượng đường huyết cao (GL), sẽ có tác động nhất định đến mức đường huyết cơ thể.
Top 10 lợi ích của nước mía
Tham khảo 10 công dụng của nước mía theo sau đây:
Cung cấp năng lượng
Đặc biệt vào các mùa nắng nóng, nước mía là thức uống được nhiều ưa chọn. Đây được xem là cách để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đảm bảo không bị mất nước.
Các loại đường đơn chứa trong nước trái cây được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng, giúp bổ sung lượng đường. Đồng thời, có tính kiềm nên nước mía cũng sẽ giúp có thể cân bằng điện giải trong cơ thể.
Tăng cường chức năng gan
Nước mía được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên hiệu quả đối với các bệnh liên quan đến gan, vàng da.
Giúp cơ thể phòng chống lại bệnh ung thư
Hàm lượng canxi, kali, magiê, sắt và mangan có trong mía cao, cùng với sự hiện diện của flavonoid, nước mía giúp cơ thể ngăn chặn và phòng ngừa các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Làm dịu hệ tiêu hóa
Những người bị suy nhược hệ tiêu hóa nên bổ sung nước mía thường xuyên. Thành phần Kali trong nước mía giúp cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ kích thích tiết dịch tiêu hóa, giữ cho hệ thống hoạt động tốt và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
Nước mía có lợi cho người mắc bệnh đái tháo đường
Hàm lượng đường cao nên người bị đái tháo đường nên cảnh giác, chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải vì loại đường tự nhiên này có chỉ số đường huyết thấp giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.
Duy trì sức khỏe của thận
Chứa ít cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa vì vậy nước mía có công dụng giữ cho thận hoạt động một cách tốt nhất.
Giảm các cơn đau liên quan đến STDs & UTIs
Được pha chế cùng với cam, chanh, tắc,…ở dạng pha loãng, thức uống này có thể làm giảm cảm giác nóng rát có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.
Hỗ trợ phát triển hệ xương và răng
Mía giàu canxi nên có thể đảm bảo sự phát triển thích hợp cho hệ xương, xương và răng.
Giúp hơi thở thơm mát, phòng sâu răng
Bạn bị sâu răng và gặp phải tình trạng hôi miệng, nước mía có nhiều khoáng chất gồm canxi và phốt pho, giúp xây dựng men răng, củng cố răng và bảo vệ răng không bị sâu.
Đồng thời, mía cũng khắc phục tình trạng hôi miệng khi bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
Giúp điều trị mụn trứng cá
Sử dụng nước mía có thể giúp giảm và cải thiện các vấn đề về da như mụn trứng cá. Có chứa axit alpha hydroxy (AHA) như axit glycolic, cho khả năng giúp tăng tốc độ luân chuyển tế bào, loại bỏ và tẩy các tế bào chết trên da không cho mụn mọc lên.
Vậy nước mía là tốt hay xấu cho bệnh đái tháo đường?
Nước mía cũng là thức uống người tiểu đường có thể dùng, nhưng với lượng đường “khổng lồ” sẽ có thể làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể. Tốt nhất, để an toàn người bệnh nên tránh hoàn toàn đồ uống này.
Trên đây là Top 10 lợi ích của nước mía nên tìm hiểu trước khi uống. Hy vọng bạn sẽ an tâm hơn khi dùng loại thức uống này. Cảm ơn bạn đã ghé 10Hay, tham khảo, chia sẻ cũng như đóng góp ý kiến cho bài viết nhé!