Các sân bay dưới đây được đánh giá bởi Skytrax – nhà đánh giá hàng không tốt nhất thế giới. Các sân bay đẹp nhất, tốt nhất được đánh giá bởi 4 tiêu chí: Nhân viên, phòng chờ, dịch vụ sân bay và sảnh sân bay.
1. Sân bay quốc tế Changi (Singapore)
Diện tích khu vực mua sắm khoảng trên 100.000 mét vuông dọc theo 3 terminal. Các gian hàng này với mức độ kinh doanh vượt xa các khu mua sắm khác của Singapore, kể cả khu vực đông khách nhất là phố Orchard. Nhà điều hành hàng không dân dụng Singapore thu được khoảng 60% lợi nhuận từ hoạt động này (khoảng 600 triệu USD vào cuối tháng 3 năm 2015), với khoảng 30% từ diện tích cho thuê và chia tỉ lệ buôn bán. Rượu và nước hoa là các mặt hàng chủ yếu chiếm hơn phân nửa doanh số bán lẻ, kế tiếp là đồng hồ và thuốc lá. Bên cạnh nhiều cửa hàng miễn thuế và các hàng ăn, sân bay Changi còn có sáu khu vườn mở. Khách của sân bay có thể vào thăm các khu vườn này và mỗi vườn có một nhóm thực vật khác nhau: xương rồng, tre, heliconia, hướng dương, dương xỉ, và phong lan. Có nhiều trung tâm thương mại nằm xung quanh sân bay Changi. Khu vực quá cảnh quốc tế của các nhà ga số 1 và số 2 có cung cấp dịch vụ internet và các trò chơi, các khu giải trí, có các phòng cầu nguyện, phòng tắm, các thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục thể thao, bể bơi và cả một khách sạn nữa. Có nhiều khu vực để khách ngồi chờ và một vài trong số đó còn có cả khu vui chơi dành cho trẻ em hoặc có ti vi với chương trình thời sự hoặc phim ảnh.
2. Sân bay quốc tế Incheon (Seoul, Hàn Quốc)
Bắt đầu từ năm 2010, Sân bay Incheon lọt vào danh sách những sân bay tốt nhất thế giới do Hội đồng cảng hàng không quốc tế – ACI đánh giá, được đánh giá là 1 sân bay 5 sao theo khảo sát và nghiên cứu của Skytrax. Sân bay Incheon luôn nằm trong 1 trong 3 vị trí dẫn đầu trong danh sách những sân bay tốt nhất thế giới của nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế, hàng không, du lịch trên khắp thế giới. Hàng năm, vị trí dẫn đầu luôn được xem là cuộc cạnh tranh riêng của 3 sân bay này. Sân bay Incheon có 2 nhà ga rất lớn là nhà ga A và nhà ga B được kết nối với nhau bằng tàu điện trên không. Bên trong sân bay quốc tế Hồng Kông có một bến xe điện phục vụ khách đi lại từ nhà ga này sang nhà ga khác ở sân bay trong trường hợp đặc biệt. Ngoài ra ở phòng chờ chuyến bay, có một quầy bar phục vụ khách và mạng internet wireless phục vụ khách hàng có nhu cầu truy cập internet (có ở phòng chờ hạng thương gia).Ở nhà ga T1 và T2, có những quầy hàng lưu niệm phục vụ khách có nhu cầu mua các sản phẩm lưu niệm của Hồng Kông và một vài nơi khác ở Trung Quốc. Các cửa ra máy bay đều có nhân viên phục vụ rất chu đáo.Sân bay quốc tế Hồng Kông là sân bay rất lớn, phục vụ hơn 40 triệu hành khách và 3 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay có số lượng chuyến bay cất/hạ cánh 210.112 lần. Sân bay có phục vụ xe lăn, công cụ đặc biệt dành cho người khuyết tật.
3. Sân bay quốc tế Munich (Đức)
Sân bay này bắt đầu hoạt động năm 1992, thay thế sân bay quốc tế cũ ở München-Riem. Khi bắt đầu xây dựng nó vào năm 1980, một ngôi làng có tên là Franzheim đã phải bị phá hủy, 500 dân của làng này được tái định cư ở những nơi khác trong khu vực.Do cơ sở nhà của hãng Lufthansa ở Sân bay Frankfurt quá tải về lưu lượng hàng không và có công suất phục vụ hạn chế, các thành phố có lưu lượng khách đi lại bằng đường hàng không đã được phục vụ thông qua Sân bay München Franz Josef Strauss cũng như Frankfurt International. Sân bay này được đặt tên theo Franz Josef Strau, người có một vai trò quan trọng trong chính trị Đức. Strauß đã làm thủ hiến bang Bayern (Sân bay München nằm ở bang này). Dưới thời ông cầm quyền, sân bay này đã được quy hoạch. Bản thân Strauß là một phi công, ông là người đặc biệt quan tâm ngành hàng không và hạ tầng cơ sở.Đặt tên sân bay bằng tên đầy đủ thường là không phổ biến lắm, thậm chí cục cảng hàng không chỉ đặt tên là “Flughafen München Gesellschaft”. Trong khu vực München, phần lớn người dân thường gọi bằng tên “Flughafen München” (Sân bay Munich), đôi khi là “Flughafen München II” hoặc đơn giản là MUC. Công ty vận hành sân bay này gọi tên mình là “M – Flughafen München”.
Tháng 6 năm 2003, nhà ga hành khách số 2 được hoàn tất, là nơi dành riêng cho cơ sở dịch vụ của các hãng hàng không thuộc Liên minh Star Alliance.Do lưu lượng vận chuyển tăng nhanh, một đường băng thứ 3 đang được quy hoạch. Đã có hiện tượng dân trong khu vực quy hoạch đệ đơn kiện phản đối việc xây đường băng mới này.
4. Sân bay quốc tế Tokyo Haneda (Nhật Bản)
Sân bay Quốc tế Tokyo là tên một sân bay ở khu Ota Tokyo, Nhật Bản. Đây là một trong những sân bay lớn và nhộn nhịp nhất thế giới, là sân bay nhộn nhịp nhất châu Á (năm 2007). (Năm 2004, sân bay này phục vụ 66.671.435 khách.). Sân bay này được gọi là Sân bay Haneda để phân biệt với Sân bay Narita ở tỉnh Chiba. Sân bay Narita đảm trách gần như hầu hết các chuyến bay quốc tế đến khu vực trong khi Sân bay Haneda chủ yếu là các chuyến bay nội địa, chỉ có một số chuyến bay quốc tế đến Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông. Sân bay Haneda đã phục vụ 71.645.120 lượt khách trong năm 2015. Tính theo lượng khách là sân bay bận rộn thứ nhì châu Á (sau sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh) và thứ 5 thế giới sau sân bay Hartsfield-Jackson Atlanta, sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, sân bay London Heathrow và sân bay quốc tế Dubai. Nếu tính theo lượng khách Haneda và Narita cộng lại thì Tokyo có hệ thống sân bay thành phố bận rộn thứ 3 thế giới (tổng cộng lượng khách tại sân bay Haneda và sân bay quốc tế Narita là 132.456.700 năm 2010), sau các hệ thống sân bay tại London và các sân bay tại Thành phố New York.
5. Sân bay quốc tế HongKong (Trung Quốc)
Sân bay được xây trên một hòn đảo nhân tạo lớn, qua việc san lấp nối liền hai đảo là Chek Lap Kok và Lam Chau. Hai đảo ban đầu chiếm khoảng 25% diện tích sân bay hiện tại (12.55 km²). Nó nối liền với mặt phía bắc của đảo Lantau (giữa đảo) gần làng Tung Chung, bây giờ được mở rộng thành khu phố mới. Lượng đất san lấp cho sân bay làm tăng thêm diện tích sân bay khoảng 1%. Sân bay này thay thế sân bay cũ là Sân bay Kai Tak, tọa lạc ở khu vực thành phố Kowloon với một đường băng thuộc vịnh Kowloon gần với khu vực nội ô. Công việc xây dựng sân bay mới chỉ là một phần trong một kế hoạch tổng thể xây dựng các hải cảng và cảng hàng không mà sân bay quốc tế Hồng Kông là dự án chính (Airport Core Programme), bên cạnh đó còn có các công trình xây dựng đường và đường tàu điện nối với sân bay gồm các cầu, các đường hầm và các dự án san lấp trên đảo Hong Kong và đảo Kowloon. Đây là dự án tốn kém nhất được sách kỷ lục thể giới ghi nhận. Công trình sân bay này được bầu chọn là một trong 10 thành tựu xây dựng của thế kỷ 20 tại hội nghị ConExpo năm 1999. Sau 6 năm xây dựng, tốn 20 tỷ USD, sân bay này mở cửa vào ngày 6 tháng 7 năm 1998, sau sân bay quốc tế Kuala Lumpur một tuần. Chuyến bay CX889 của hãng hàng không Cathay Pacific là chuyến bay thương mại đầu tiên đáp xuống sân bay lúc 6:25 sáng. Công trình được thiết kế bởi Foster và Partners. Sau 3 đến 5 tháng đưa vào hoạt động, sân bay gặp một số vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật, cơ học và tổ chức làm hỏng hầu hết sân bay. Lỗi hệ thống máy tính (computer glitches) là nguyên nhân chính gây nên những vấn đề này. Ngay lúc đó, nhà chức trách liền mở cửa nhà ga hàng hóa của sân bay Kai Tak để tiếp nhận các chuyến bay chở hàng hóa vì hư hỏng xảy ra tại ga hàng hóa của sân bay mới tên ST1, và sáu tháng sau đó sân bay mới trở lại hoạt động bình thường. Nhà ga hành khách thứ 2 (T2), mở cửa chính thức vào tháng 6 năm 2007, được nối với đường cao tốc sân bay qua một sảnh mới. Nhà ga này cũng bao gồm khu phố mua sắm SkyPlaza, gồm các cửa hiệu và nhà hàng lớn cùng với khu giải trí. T2 bao gồm bến tàu nối với Trung Quốc lục địa và 56 quầy làm thủ tục tại sân bay.
6. Sân bay quốc tế Chubu (Nagoya, Nhật Bản)
Chūbu là sân bay nằm ngoài biển thứ 3 của Nhật Bản, sau sân bay Nagasaki và Sân bay quốc tế Kansai. Hiện nay có 5 sân bay nằm ngoài biển ở Nhật Bản, bao gồm cả các sân bay: sân bay Kobe và sân bay Kitakyushu mới. Việc xây dựng sân bay này bắt đầu tháng 8/200 với tổng mức 768 tỷ yên (tương đương 5,5 tỷ EURO hay 7,3 ỷ USD) nhưng đã tiết kiệm được gần 100 tỷ yên do quản lý đầu tư hiệu quả. Ngoài cắt giảm chi phí, một loạt các biện pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng. Đảo nhân tạo được đắp hình chữ “D” để các dòng biển có thể chảy trong vịnh này một cách tự do. Bờ đảo được xây một phần bằng đá tự nhiên và kè đá để các loại sinh vật có thể tụ tập và sinh sống tại đây. Trong quá trình xây dựng, một loài nhạn nhỏ thường lai vãng ở đây và do đó một phần được để dành cho loài nhạn biển này làm tổ. Khi sân bay này được mở cửa ngày 17/2/2005, nó đã thay thế các chuyến bay thương mại của sân bay Nagoya và thừa hưởng mã sân bay ”NGO” trước đây của sân bay Nagoya. Nhà ga chính có hình dạng chữ “T”, với ba nhà ga ống chĩa ra 3 hướng từ một khu vực làm thủ tục ở giữa. Thiết kế như thế này để giảm khoảng cách check-in dưới 300 m. Thoạt đầu, các nhà thiết kế định thiết kế nhà ga chính có hình con hạc bằng origami nhìn từ phía trên nhưng sau đó loại bỏ thiết kế này do chi phí tốn kém. Khu vực đến nằm ở tầng 2 và khu vực đi nằm tầng 3, tầng thấp nhất dành cho bảo trì, cung cấp suất ăn và các hoạt động mặt đất khác cũng như xe bus hành khách chở khách ra tàu bay.
7. Sân bay quốc tế Zurich (Thụy Sĩ)
Sân bay Zürich tọa lạc tại bang Kloten, Thụy Sỹ và được quản lý bởi Unique Airport. Đây là cửa ngõ quốc tế lớn nhất Thụy Sỹ và là trung tâm của hãng Swiss International Air Lines (sớm trở thành trung tâm của Lufthansa). Skyguide chịu trách nhiệm kiểm soát không lưu tại sân bay Zürich. Năm 2003, Sân bay quốc tế Zürich đã hoàn tất một dự án mở rộng lớn, xây một ga-ra đậu xe mới, một nhà ga hàng không giữa sân, một đường tàu điện ngầm chuyển khách giữa tổ hợp nhà ga hiện hữu và nhà ga mới. Sân bay Zürich mất nhiều lưu lượng vận chuyển khi hãng Swissair ngừng hoạt động. Khi Lufthansa mua lại hãng kế nhiệm của Swissair là Swiss International Air Lines (SWISS), lưu lượng vận chuyển lại tăng. Nhà ga đường sắt của sân bay Zürich (Zürich Flughafen) nằm dưới nhà ga hành khách hàng không. Có nhiều tàu đến nhiều nơi khác nhau của Thụy Sỹ: Winterthur, Bern, Basel và Lucerne(Luzern), phần lớn các địa điểm khác của Thụy Sỹ có thể đến được trong vài giờ đồng hồ. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ hơn 34,3 triệu lượt khách.
8. Sân bay quốc tế Heathrow (London, Anh)
Sân bay London Heathrow, được gọi là Heathrow, là sân bay quốc tế tại thủ đô London, là sân bay nhộn nhịp thứ 2 thế giới năm 2005, xếp sau Sân bay Quốc tế Dubai. Tuy nhiên, phục vụ nhiều khách quốc tế hơn bất kỳ sân bay nào khác. Heathrow là sân bay nhộn nhịp nhất Vương quốc Anh, lớn nhất châu Âu. Sân bay tọa lạc cách Charing Cross 24 km về phía Đông Trung tâm London. Sân bay có 2 đường băng chính song song chạy theo hướng đông-tây và 5 nhà nhà ga hành khách. Nhà ga số 5 mới được xây dựng và đang có kế hoạch xây lại và phát triển thêm các nhà ga khác. Năm 2015, sân bay này phục vụ 116,5 triệu khách.
9. Sân bay quốc tế Kansai (Osaka, Nhật Bản)
Sân bay Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 511 ha. Hòn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5 km, có hình chữ nhật, nhìn từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để hoàn thành công trình tạo đảo và xây dựng sân bay, người Nhật đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ Yên phí tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo (bao gồm làm móng xây đê và đổ đất làm đảo). Sau khi làm xong đảo, người ta bắt tay vào xây dựng sân bay Kansai. Trước đó Nhật Bản đã mở rộng cuộc thi tuyển các đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Renzo Piano. Sự ưu việt của đồ án này là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ lắp rắp với kính màu. Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu sân bay trông như một con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn như sóng biển. Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Để duy trì giao lưu giữa sân bay với bên ngoài, trước hết Nhật Bản cho xây cầu sắt nối liền đảo với đất liền dài 3,7 km. Cầu gồm 2 tầng, tầng trên rộng 30m có 12 đường xe hơi chạy với tốc độ 80 km/h, tầng dưới là đường sắt. Cầu có 31 mố cầu mà tới 29 mố cầu phải xây trên mặt biển. Để xây mố cầu người ta đóng cọc sắt sâu xuống đáy biển tới 60m. Chiều cao của cầu là 108m.
10. Sân bay quốc tế Hamad (Doha, Qatar)
Sân bay quốc tế Hamad là 1 sân bay mới được hoàn thành thay thế sân bay quốc tế Doha vào năm 2009. Việc xây dựng đã bắt đầu năm 2006. Sân bay được xây để giảm tải lưu lượng vận chuyển gia tăng của sân bay hiện hữu. Sân bay có công suất 70 triệu hành khách mỗi năm và, 320.000 lượt chuyến/năm và 2 triệu tấn hàng mỗi năm. Khu vực check-in và bán lẻ sẽ rộng gấp 12 lần tại sân bay hiện hữu. Kiến trúc sân bay theo mô hình ốc đảo sa mạc với mái gợn sóng, các chủ đề về nước và các loại cây sa mạc được trồng trong nước tái chế. Sân bay Quốc tế Hamad ban đầu được dự kiến sẽ mở trong năm 2009, nhưng sau một loạt các sự chậm trễ tốn kém, sân bay cuối cùng đã mở vào ngày 30 tháng 4 năm 2014 với một nghi lễ máy bay Qatar Airways hạ cánh tại đây sau chuyến bay từ sân bay Doha cũ. Hãng Qatar Airways, và tất cả các hãng khác chính thức chuyển đến sân bay mới vào ngày 27 tháng 5 năm 2014.