Trẻ em là những mầm chồi vừa cần được rèn luyện, vừa cần được bảo vệ, che chở. Những thói quen hình thành từ nhỏ có thể ảnh hưởng khi các bé lớn lên. Vì thế, 10Hay xin chia sẻ top 10 thói quen tốt cho bé mẫu giáo cha mẹ, thầy cô nên dạy con.
Bé mẫu giáo là mấy tuổi?
Theo quy định, trẻ em từ 3-5 tuổi được xem là ở độ tuổi mẫu giáo. Các bé ở độ tuổi này nên đến trường mẫu giáo để học tập, vui chơi cùng bạn bè. Thầy cô giáo sẽ dựa vào từng độ tuổi để sắp xếp các con vào lớp. Lớp 3 tuổi được gọi là lớp mầm, 4 tuổi là lớp chồi còn 5 tuổi là lớp lá. Với mỗi độ tuổi, các con sẽ được học, làm quen với những kỹ năng cần thiết để giúp các bé phát triển về mặt nhận thức, cảm xúc…
10 thói quen tốt cho bé mẫu giáo
Để giúp các con lớn lên ngoan ngoãn, khỏe mạnh, cha mẹ nên rèn cho con những thói quen tốt sau đây.
Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay là một trong những kỹ năng các con cần được học từ sớm. Trẻ rất hay nghịch đất, cát, cầm nhiều đồ chơi và có thể các bé sẽ không ý thức được rằng vi rút, vi khuẩn có thể tấn công. Vì thế, cha mẹ và thầy cô cần giúp con rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi xong, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm. Nhất là khi dịch COVID-19 đang phát triển, các bé cần rửa tay thường xuyên để phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Chăm đánh răng
Ngoài việc rửa tay sạch sẽ, các bé ở độ tuổi mẫu giáo cũng nên hình thành thói quen đánh răng hàng ngày. Bởi vì ở độ tuổi này, các con có thể dễ bị sâu răng vì ăn nhiều đồ ngọt. Cha mẹ có thể cùng con đánh răng hoặc kể những câu chuyện về việc lười đánh răng sẽ có con sâu ăn răng như thế nào. Lần đầu đánh răng, các con có thể còn bỡ ngỡ, nhưng dần dần, các bé sẽ tự giác đi vệ sinh răng miệng.
Không cắn móng tay
Đôi tay chứa rất nhiều vi khuẩn nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là phần móng tay. Nhiều bé ở độ tuổi lớp lá rồi nhưng vẫn hay cắn móng tay rất mất vệ sinh. Các bé ở độ tuổi mẫu giáo không nên cắn móng tay vì nó có thể khiến các bé bị bệnh. Để tránh tình trạng này, cha mẹ cũng nên cắt móng tay cho con thường xuyên.
Vận động thường xuyên
Hầu hết trẻ con rất hiếu động, có thể chơi đùa cả ngày. Nhưng một số trẻ có thể không thích hoạt động ở nơi công cộng. Một số bé cũng thích điện thoại hơn là chơi cùng bạn bè. Cha mẹ nên hướng cho con vận động thường xuyên, luôn tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Vận động là thói quen để các bé mẫu giáo phát triển tốt về thể chất, trí não.
Thu dọn đồ chơi
Trẻ con khi chơi xong thường vứt đồ chơi bừa bãi. Điều này có thể khiến các bậc cha mẹ rất mệt mỏi, bực bội. Thói quen này sẽ giúp các bé rèn luyện tính chỉn chu, gọn gàng khi lớn lên. Nếu vứt đồ chơi bừa bãi, trẻ cũng có thể hình thành thói quen vứt quần áo, sách vở không đúng nơi quy định.
Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe
Thật ra ở tuổi mẫu giáo, các con vẫn chưa biết thực phẩm nào tốt hay không tốt cho sức khỏe. Vì thế, cha mẹ nên định hướng cho con ăn các loại trái cây, thêm rau xanh vào bữa ăn. Cha mẹ cũng hạn chế cho con ăn các đồ vặt như kẹo, bánh, bim bim, nước ngọt. Trẻ ăn những thứ đó quá nhiều không đủ chất dinh dưỡng.
Tắm sạch sẽ
Nhiều bé rất sợ nước, sợ tắm. Cứ đến giờ tắm là khóc ré lên khiến không ít ba mẹ phải đau đầu. Nhưng dù thế nào, trẻ cũng nên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Bởi vì các con hay nghịch bẩn, các loại vi trùng có thể bám trên da và gây hại cho sức khỏe. Cha mẹ nên kiên trì giải thích cho con hiểu điều này, giúp các con có tính sạch sẽ về sau.
Đi ngủ đúng giờ
Các bé mẫu giáo nên có thói quen đi ngủ đúng giờ, tốt nhất là ngủ trước 10 giờ đêm. Bởi vì ngủ sớm trước 10 giờ đêm sẽ giúp các con phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần. Trẻ sẽ cao đúng với độ tuổi nếu được ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ. Dù con có thích thức khuya đến mấy, cha mẹ cũng nên rèn cho con đi ngủ sớm.
Ghi nhớ nguyên tắc ăn toàn
Các con ở tuổi mẫu giáo có thể nhận thức được độ an toàn cơ bản. Ví dụ cha mẹ, thầy cô có thể hướng dẫn con không nghịch dao, kéo hay đồ điện khi không có người lớn hướng dẫn. Những thói quen cảnh giác với các thiết bị gây cháy, gây nổ trong nhà sẽ giúp con hiểu được điều gì an toàn với mình và những người xung quanh.
Đeo khẩu trang
Trước khi dịch COVID-19 xảy đến, có lẽ nhiều người không thích đeo khẩu trang. Nhưng hiện tại, trẻ em hay người lớn đều phải mang khẩu trang khi đi ra đường. Thói quen mang khẩu trang vừa giảm nguy cơ bị bệnh, vừa tránh bụi. Các bé mẫu giáo nên có thói quen đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người khác.
Bạn vừa tham khảo top 10 thói quen tốt cho bé mẫu giáo. 10Hay hi vọng rằng bài viết giúp ích cho cha mẹ, thầy cô trong việc nuôi dạy các bé.