Hiện tại thì thị trường mạng điện thoại di động tại Việt Nam đã bảo hòa với ba ông lớn chiếm gần hết 90% thị trường là Viettel, Mobi và Vinaphone. Số còn lại được chia cho nhà mạng Vietnammobile và Gmobile.
Bài viết nên xem:
- Top 10 sản phẩm công nghệ mới nhất hiện nay
- Top 10 website mua sắm trực tuyến tốt nhất Việt Nam
- Top 10 thương hiệu giày dép nổi tiếng tại Việt Nam
Nếu như cách đây 10 năm thì thị phần điện thoại di động tại Việt Nam khá nhộn nhịp và cạnh tranh với hơn 10 nhà mạng đua nhau. Sau một thời gian thì kết quả là các ông lớn đã chiến thắng và giờ chỉ còn lại 5 nhà mạng trong đó chủ yếu là 3 nhà mạng lớn như bạn biết là Viettel, Mobi và Vina. Sau đây là danh sách các nhà mạng đang hoạt động và ngưng hoạt động tại Việt Nam. Các đầu số điện thoại của từng nhà mạng được thống kê lại cho bạn thuận tiện tham khảo.
Các nhà mạng đang hoạt động tại Việt Nam
1. Viettel
Đầu số: 086, 096, 097, 098, 0162, 0163, 0164, 0165, 0166, 0167, 0168, 0169
Ngày 15 tháng 10 năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel.
Hiện tại thì Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
2. MobiFone
Đầu số: 090, 093, 0120, 0121, 0122, 0126, 0128
MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị phần. Chúng tôi cũng là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền.
Hiện nay, MobiFone có gần 50 triệu thuê bao với gần 30.000 trạm 2G và 20.000 trạm 3G. Tổng doanh thu năm 2014 của MobiFone đạt xấp xỉ 2 tỷ đô la Mỹ.
3. VinaPhone
Đầu số: 091, 094, 0123, 0124, 0125, 0127, 0129
Công ty Dịch vụ Viễn thông là một công ty trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, cung cấp các dịch vụ GSM,3G, nhắn tin,…và nhiều lĩnh vực khác, với tên thương mại là Vinaphone. Công ty được thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1996.
Vinaphone là mạng di động lớn thứ ba Việt Nam, chiếm 20% thị trường thông tin di động (sau Mobifone với 41%, Viettel với 34%. Theo VnExpress, Vinaphone là Mạng di động của viên chức nhà nước với một phần lớn khách hàng thuộc nhóm này.
Ngày 11/8 2015 tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT – Vinaphone đã chính thức ra mắt với mục tiêu phát triển đưa VNPT về vị trí số 1 trên thị trường viễn thông, CNTT tại Việt Nam.
4. Vietnamobile
Đầu số: 092, 0186, 0188
Vietnamobile là mạng di động GSM đang trong thời kỳ phát triển nhanh tại Việt Nam kể từ khi chính thức giới thiệu dịch vụ tới người tiêu dùng vào tháng 4/2009. Vietnamobile chú trọng nâng cao chất lượng mạng, giới thiệu các gói cước cạnh tranh, dịch vụ chăm sóc khách hàng tiêu chuẩn quốc tế thông qua mạng lưới phân phối toàn quốc dưới thương hiệu “Vietnamobile”. Vietnamobile đang có vị thế vững chắc để gia tăng thị phần và xây dựng xu hướng phát triển mới tại thị trường viễn thông Việt Nam.
Là kết quả của sự hợp tác giữa Hutchison Telecom Group và Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, Vietnamobile là một thành viên của Hutchison Asia Telecom, bao gồm các nhà cung cấp viễn thông di động tại các thị trường đang nổi như Indonesia, Việt Nam, Sri Lanka. Hutchison Asia Telecom hiện là thành viên chính của chi nhánh Viễn thông thuộc tập đoàn Hutchison Whampoa, bao gồm 3 Group – tập đoàn triển khai các hoạt động 3G tại Australia, Áo, Đan Mạch, Hong Kong, Ireland, Italy, Macau, Thụy Điển và Vương Quốc Anh.
5. Gmobile
Đầu số: 099, 0199
Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile JSC.) được thành lập ngày 8/7/2008, dưới hình thức một công ty liên doanh giữa hai cổ đông – Tổng Công ty viễn thông Toàn cầu (GTel Corp) và Tập đoàn VimpelCom (Liên bang Nga). Do thay đổi trong chiến lược kinh doanh theo thỏa thuận của các cổ đông, đồng thời được sự phê duyệt của Chính Phủ cũng như các Cơ quan trung ương, tháng 4/2012, phía Vimpelcom đã chuyển giao toàn bộ cổ phần của mình trong liên doanh cho phía Việt Nam, qua đó đưa GTel Mobile JSC chính thức trở thành doanh nghiệp viễn thông 100% vốn trong nước, bước sang một giai đoạn mới phát triển trên thị trường viễn thông Việt Nam.
GTel Mobile JSC là nhà cung cấp và khai thác các dịch vụ viễn thông di động trên nền tảng công nghệ GSM/EDGE. Để triển khai hệ thống mạng viễn thông di động của mình, GTEL Mobile JSC đã và đang hợp tác với rất nhiều tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới như Alcatel Lucent, Ericsson, Huawei, Comverse, IBM, ..qua đó xây dựng được các hệ thống thiết bị mạng của Công ty thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới.
Cho đến tháng 8/2012, GTel Mobile JSC khai thác và sử dụng thương hiệu BeelineVN tại thị trường viễn thông Việt Nam. Tháng 9/2012, GTel Mobile JSC công bố và chính thức tái cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu mới Gmobile thay thế cho thương hiệu BeelineVN
Các nhà mạng đã ngưng hoạt động tại Việt Nam
1. HT Mobile (092)
HT-Mobile là mạng di động thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và Tập đoàn Hutchison (Hồng Kông). HT-Mobile bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 11 năm 2006 với logo hình con ong. Công nghệ sử dụng là CDMA 2000-EvDO với tần số hoạt động 800 MHz.
Đầu số mà HT-Mobile được sử dụng tại Việt Nam là 092. Tuy nhiên do gặp một số khó khăn khách quan nên HT-Mobile đã xin phép được chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang eGSM và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để thực hiện việc chuyển đổi công nghệ, HT-Mobile đã tiến hành gửi tất cả các thuê bao hiện có của mình sang cho S-Fone, mạng di động CDMA khác dùng cùng tần số tại Việt Nam, quản lý. Sau gần nửa năm chuẩn bị, đến tháng 6 năm 2008, Hanoi Telecom và Hutchison đã ký hợp đồng với Ericsson và Huawei để có thể quản lý, vận hành và thiết kế mạng cho mạng di động mới trong 3 năm, đồng thời chịu trách nhiệm chuyển đổi toàn hệ thống mạng từ công nghệ CDMA sang GSM/EDGE.
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2009, Hanoi Telecom đã ra mắt mạng di động mới của mình với tên Vietnamobile, vẫn giữ nguyên đầu số 092 và sẽ đổi máy mới sang công nghệ GSM cho thuê bao 092 hiện có
2. EVN Telecom (096)
Kể từ ngày 09/06/2010, EVNTelecom chính thức cung cấp dịch vụ 3G: Với đầy đủ các dịch vụ: Voice, SMS, MMS, Video call, mobile Internet, mobile broadband, mobile TV, game online, Q-Mail…
Ngành điện đã bàn giao nguyên trạng EVN Telecom sang Tập đoàn Viễn thông quân đội quản lý theo quyết định của Thủ tướng.
Trong quý 1/2012, Tập đoàn Điện lực sẽ tập trung bàn giao dứt điểm toàn bộ EVN Telecom cho Vietel trong quý 1/2012.
EVN Telecom là mạng di động thứ 6 tại Việt Nam, sở hữu đầu số 096 và băng tần 450 MHZ. Đây là băng tần thấp và khả năng nhiễu sóng cao. Vì thế, sau gần 7 năm triển khai, EVN Telecom rơi vào tình cảnh rất khó khăn, lượng thuê bao phát triển thấp, doanh thu cũng không đạt được mức kỳ vọng. Hiện EVN Telecom nợ tiền rất nhiều đối tác trong đó có Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Viettel bắt đầu nhận bàn giao EVN Telecom từ 1/1/2012.
3. Beeline (099, 0199)
Beeline là nhãn hiệu của hãng viễn thông lớn thứ hai tại Nga, VimpelCom có trụ sở tại Moskva.
Vào tháng 7 năm 2009, Beeline hợp tác với Gtel Mobile để trở thành mạng liên doanh quốc tế, mạng viễn thông thứ 7 tại Việt Nam với đầu số 099 và 0199. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm kinh doanh thua lỗ, Beeline rút khỏi liên doanh và ra khỏi thị trường Việt Nam từ năm 2013. Đối tác Gtel Mobile tiếp tục khai thác những cơ sở còn lại tại Việt Nam với thương hiệu GMobile.
4. S-Fone (095)
S-Fone là thương hiệu của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom, bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng 07/2003 và là nhà cung cấp dịch vụ thoại qua CDMA duy nhất tại Việt Nam hiện nay. S-Telecom ra đời từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa 2 đối tác bao gồm SPT (đại diện phía Việt Nam) và SLD Telecom (là liên doanh giữa SK Telecom, LG Electronics và DongA Elecom – trong đó SK Telecom chiếm phần lớn vốn). Đây là nhà cung cấp dịch vụ di động công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – Đa truy cập phân chia theo mã) đầu tiên của Việt Nam.
2007 – 2009: Giai đoạn phát triển
2010: Khó khăn và bị cô lập
2011 – 2012: Chấm dứt hoạt động
Năm 2011, số lượng thuê bao của S-fone còn rất ít. Để tránh bị thua lỗ nặng, S-fone bắt đầu cắt các trạm BTS của mình trên toàn quốc. Vùng phủ sóng dần bị thu hẹp lại, chỉ còn ở các thành phố lớn và miền nam Việt Nam.
Tháng 7 năm 2012, S-fone đã ngừng hợp đồng với tất cả nhân viên. Tất cả các điểm giao dịch đều đóng cửa. Website chính thức của S-fone ngừng hoạt động. S-fone gần như đã chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường.