Trang Dreamcarz1 vừa đưa ra danh sách 10 máy bay quân sự đắt giá nhất trên thế giới. Đứng đầu là chiếc Northrop Grumman B-2 Spirit với giá 2,4 tỷ USD.
1. Northrop Grumman B-2 Spirit
B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua.
Máy bay B-2 Spirit có thể mang được tải trọng 18 tấn vũ khí, bao gồm cả tên lửa hành trình và các loại bom. Nó có thể bay tối đa 12.000 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Hiện tại, B-2 Spirit là máy bay ném bom tốt nhất thế giới.
2. Lockheed Martin F-22 Raptor (350 triệu USD).
Dựa trên mẫu thiết kế ra mắt năm 1990 là YF-22, đến tháng 4/1997, chiếc F-22 đầu tiên đã ra đời và được đặt tên là Raptor (có nghĩa là chim ăn thịt). Tháng 9/2002, Không quân Hoa Kỳ quyết định đổi tên chiếc máy bay thành F/A-22 để miêu tả khả năng tấn công toàn diện của nó bao gồm tất cả các mục tiêu trên không. Đến tháng 12/2005, chiếc máy bay được đổi tên thành F-22A sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về khả năng chiến đấu.
Vật liệu chế tạo F-22 gồm: 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.
3. Boeing C17A Globemaster III (328 triệu USD)
Boeing C-17 Globemaster III là máy bay vận tải quân sự hạng nặng. C-17 được Không quân Mỹ phát triển từ thập niên 80 đến 90 của thế kỷ trước với sự hỗ trợ của hãng hàng không McDonnell Douglas. Tên gọi C-17 là hợp nhất của tên gọi 2 động cơ dùng trong chiếc vận tải cơ siêu trọng này: động cơ Douglas C-74 Globemaster và động cơ Douglas C-124 Globemaster II.
Thông thường, C-17 thực hiện các nhiệm vụ không vận chiến lược, vận chuyển binh lính, hàng hóa, cứu hộ cứu nạn và tiếp tế.
C-17 chuyên tháp tùng Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du trong nước và quốc tế. Mục đích chính của C-17 là chuyên chở chiếc limousine bọc thép hạng nặng của Tổng thống và các thiết bị hỗ trợ an ninh khác. Đôi khi C-17 cũng được dùng để chuyên chở Tổng thống trong trường hợp Không lực Một yêu cầu.
4. Boeing P-8A Poseidon (290 triệu USD).
Boeing P-8 Poseidon là máy bay tuần tra trên biển tầm xa thế hệ mới, tác chiến chống ngầm (ASW), chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát của Hải quân Mỹ. Năm 2011, Hải quân Mỹ tiếp nhận 6 phi cơ P-8A Poseidon và chiếc đầu tiên chính thức được đưa vào hoạt động một năm sau đó.
P-8A có hình dáng phi cơ thương mại Boeing 737-800 và mang đôi cánh của Boeing 737-900. Nó lớn hơn mẫu Lockheed P-3. Poseidon còn có các khoang nhiên liệu bổ sung ở phần sau để mở rộng phạm vi hoạt động. Nó có thể chứa 34 tấn nhiên liệu và thời gian bay dài 4 giờ.
Loại máy bay tuần tra trên biển và ASW này có tới 7 bảng điều khiển trong cabin. Nó được lắp đặt tháp pháo cảm biến hồng ngoại và quang điện, hệ thống radar giám sát trên biển, hệ thống phát tín hiệu thông tin.
Radar trên P-8A có khả năng phát hiện, phân loại và nhận dạng các tàu, tàu nhỏ và tàu ngầm nổi trên mặt nước, sử dụng trong giám sát ven biển, tham gia hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
5. Lockheed Martin VH-71 Kestrel (241 triệu USD).
VH-71 là loại trực thăng thuộc dự án công nghệ cao, nhằm thay thế đội ngũ trực thăng già nua đang phục vụ việc đi lại của tổng thống Mỹ. Với thiết kế thông minh và chạy nhanh gấp rưỡi so với loại trực thăng cũ, nó sẽ là sự thay thế hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu đi lại của đương kim tổng thống Barack Obama và những đời tổng thống sau này. VH-71 Kestrel được chế tạo với chi phí 241 triệu USD.
6. Northrop Grumman E-2D Advanced Hawkeye (232 triệu USD)
E-2D Advanced Hawkeye được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc do thám, chinh sát. Với hệ thống radar cực mạnh cùng với những chiếc camera và máy thu âm công nghệ cao, E-2D Advanced Hawkeye được đánh giá có khả năng chinh sát gấp 300% so với những loại máy bay thông thường. Hai phiên bản thử nghiệm đầu tiên đã được giao cho hải quân nhưng việc cắt giảm chi phí khiến kế hoạch triển khai E-2D Advanced Hawkeye bị chậm 1 năm.
7. Lockheed Martin F-35 Lightning II (122 triệu USD).
Là một sản phẩm khác của tập đoàn Lockheed Martin, F-35 là loại máy bay chiến đấu siêu thanh tàng hình dự kiến sẽ thay thế phần lớn đội bay đã có phần lạc hậu của quân đội Mỹ. Với giá thành 122 triệu USD, F-35 Lightning sẽ mang lại nhiều sức mạnh tác chiến mới cho quân đội Hoa Kỳ.
Hệ thống giá treo bên dưới các cánh cho phép F-35 Lightning mang theo nhiều loại vũ khí mà chủ yếu là tên lửa không đối đất, không đối không, bom và các thùng nhiêu liệu phụ nếu cần thiết. Nó còn được trang bị một hệ thống pháo với cỡ nòng 25mm gắn bên trong thân hoặc hai bên cánh tùy theo từng phiên bản.
8. Bell/Boeing V-22 Osprey (118 triệu USD).
Có kiểu dáng và cách cất cánh giống với trực thăng nhưng cách bay và tầm hoạt động lại giống với máy bay cánh quạt, V-22 Osprey đã tạo ra nhiều bất ngờ khi nó xuất hiện lần đầu trong cuộc chiến Iraq năm 2007. Nó có khả năng cơ động trong việc cất và hạ cánh cũng như triển khai quân nên thường được sử dụng trong các nhiệm vụ yêu cầu tính cơ động cao.
Trong quá trình phát triển, V-22 Osprey đã cướp đi mạng sống của ít nhất 30 thủy quân lục chiến và thường dân bởi những sự cố trong quá trình thử nghiệm. Khi được đưa vào biên chế, mỗi chiếc V-22 Osprey có giá thành 118 triệu USD.
9. Boeing EA-18G Growler (102 triệu USD).
Với giá thành 102 triệu USD, EA-18G Growler là phiên bản thu gọn của máy bay chiến đấu F/A-18. Tuy nhiên, được bổ xung các thiết bị điện tử hiện đại giúp EA-18G Growler không chỉ có khả năng chống bị phát hiện mà nó còn có thể phá hủy hệ thống radar của đối phương trong quá trình bay và gây nhiễu thông tin liên lạc của địch. EA-18F Growler hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng.
10. McDonnell Douglas F/A-18 Hornet (94 triệu USD)
Được biên chế lần đầu trong những năm 1980, F/A-18 Hornet là máy bay chiến đấu hai động cơ làm nhiệm vụ tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ. Nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không cũng như dưới mặt đất nhờ hệ thống vũ khí chuyên dụng. Với giá thành 94 triệu USD, F/A-18 Hornet đang được không quân nhiều quốc gia sở hữu.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ cho mọi người kiến thức này nhé!