Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Dù bạn có đổ lỗi cho hoàn cảnh hay phủ định lý do chủ quan từ phía mình cũng không giúp cho cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Thay vì phiền não, bạn hãy dũng cảm đi tìm sự thật khiến bản thân chưa đạt được kỳ vọng đã đề ra. 10Hay.com xin chia sẻ với bạn top 10 lý do chủ yếu khiến bạn chưa thành công khi đạt được mục tiêu trong cuộc sống của mình.
1. Mục tiêu chưa rõ ràng cụ thể
Bạn muốn thức dậy sớm để đi tập thể dục, mục tiêu của bạn là để giảm cân và khỏe hơn. Sáng hôm sau, khi chuông báo thức kêu lên, bạn tắt nó đi rồi vùi vào gối ngủ tiếp. Đây chính là hệ quả của việc đặt mục tiêu không rõ ràng, cụ thể. Bạn cần xác định bạn muốn điều gì, sau đó mới có thể đặt ra mục tiêu cho bản thân. Trong trường hợp này, nếu khi cơ thể quá dư thừa nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đặt mục tiêu là giảm 5 kg trong thời gian 1 tháng, giảm vòng eo và vòng đùi bằng cách chạy bộ. Sau đó bạn lên thời gian biểu và kiên trì thực hiện mục tiêu đó, nhớ là cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để bám sát lịch tập của mình nhé.
Bạn có thể ứng dụng công thức SMART để giúp bạn đặt mục tiêu hiệu quả hơn. SMART là công thức bao gồm chữ: S- Specific- Cụ thể, M- Measurable – Có thể đo lường được, A- Achievable – Có thể đạt được, R-Realistic- Thực tế, T- Time deadline- thời hạn thực hiện mục tiêu. Với công thức này, chúng tôi tin bạn sẽ đặt được mục tiêu đúng đắn, phù hợp với bản thân và đưa ra kế hoạch cụ thể để thực hiện nó dễ dàng.
2. Thiếu động lực
Mục tiêu dù rõ ràng nhưng thiếu động lực, bạn có thể dễ dàng từ bỏ và bị đánh bại. Niềm hào hứng, nhiệt tình ban đầu sẽ bị giảm dần. Điều này có nghĩa, bạn có động lực chưa cao, đồng thời với việc bạn không biết bản thân mình có cần thực sự làm điều này hay không. Hãy trở lại từ giai đoạn ban đầu, thực sự bạn muốn gì? Vì sao bạn khao khát nó? Cài đặt lại mục tiêu cho mình bằng cách cân nhắc kỹ tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của mục tiêu đó đến cuộc sống của bạn.
3. Trì hoãn
Dù rằng bạn đã có một mục tiêu hoàn chỉnh, một động lực đủ mạnh để phấn đấu, nhưng rào cản tiếp theo sẽ là câu “Để đó mai làm!”. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua căn bệnh trì hoãn này rồi nhỉ? Thực tế, có rất nhiều cách có thể giúp bạn loại bỏ sự trì hoãn. Bạn sẽ cần những người bạn thân, những ứng dụng công nghệ quản lý thời gian và môi trường có thể giúp bạn khích lệ tinh thần tốt. Hãy chia sẻ mục tiêu bạn đề ra với những người bạn của mình, chắc chắn những người đó sẽ giúp bạn nhắc nhở và động viên bạn hoàn thành mục tiêu đó.
Khi chúng ta trì hoãn, một phần công việc đó phức tạp và mất nhiều thời gian, do đó, bạn cần phải chia nhỏ mục tiêu của mình, phân ra những công việc nhỏ và thời gian để hoàn thành điều đó. Cảm giác mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ sẽ kích thích não bộ và làm động lực cho bạn hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Nếu bạn đang ở trong môi trường mọi người hăng say làm việc không ngừng phấn đấu, bạn sẽ được lên dây cót và tinh thần làm việc dồi dào. Do đó, để tránh tình trạng trì hoãn, hãy đi tìm những người và nơi giúp cho bạn động lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
4. Không chịu trách nhiệm
Cuộc sống thường không dễ dàng. Do đó, bạn dễ dàng đổ lỗi cho hoàn cảnh mà quên đi mất mình cần chịu trách nhiệm cho việc của bản thân mình. Bạn dễ dàng đổ lỗi cho sếp mỗi khi bạn không đủ thời gian hoàn thành việc của mình. Bạn cũng có thể dễ dàng đổ lỗi cho trời mưa mỗi khi bạn không đi tập thể dục. Nếu cứ tiếp tục đổ lỗi như vậy, cuộc đời của bạn sẽ đi những đâu? Hãy dũng cảm đứng dậy chịu trách nhiệm thay vì nghĩ mình là nạn nhân của mọi việc. Khi đặt ra một mục tiêu cho bản thân, hãy trách nhiệm với mục tiêu đó đến cùng. Đó cũng là cách bạn vượt qua chính bản thân mình.
5. Nghe lời những người không ủng hộ bạn
Khi bạn chia sẻ mục tiêu của bạn với người khác, một mục tiêu lớn mà bạn hằng mong muốn, Tất nhiên sẽ có người ủng hộ, động viên bạn. Còn những người khác thì không? Bởi vì sao, họ lo lắng cho bạn khi không hoàn thành được mục tiêu đó, họ e ngại những hậu quả bạn sẽ nhận lấy khi thất bại. Điều bạn cần làm là nên cân nhắc kỹ để tránh sai sót. Đó là điều họ muốn tốt cho bạn ư? Không hề, điều họ làm chính là đem những lo lắng, bất an của họ truyền lên bạn. Điều này không nên chút nào. Do đó, cần lắng nghe ý kiến của mọi người để tham khảo. Bạn vẫn nên giữ vững niềm tin của mình và kiên trì thực hiện mục tiêu của bạn mong muốn đó. Tuyệt đối không để những lời nói đó ảnh hưởng đến động lực và tâm trạng của bạn.
6. Làm quá nhiều việc cùng một lúc
Tất nhiên làm việc chăm chỉ là điều tốt, nhưng làm cùng lúc nhiều dự án khác nhau sẽ khiến bạn kiệt sức. Hãy chuyên tâm vào từng việc một, giải quyết xong rồi mới làm tiếp việc khác. Điều này sẽ giúp bạn dễ thở và làm việc khoa học hơn rất nhiều. Hãy nhớ rằng, thời gian của bạn có hạn, bạn cần biết ưu tiên những việc quan trọng trước, tránh để tình trạng quá tải bởi bạn sẽ mất đi nhiều cơ hội khi quá ôm đồm mọi việc.
7. Tiêu cực
Nếu bạn nghĩ bạn không làm được, bạn sẽ không làm được. Còn nếu bạn tin bạn có thể làm được, bạn sẽ hoàn toàn làm được điều đó. Đó chính là niềm tin của con người – điều này vô cùng quan trọng trong việc dẫn dắt bạn đến thành công trong cuộc sống. Hãy bồi dưỡng tinh thần tích cực và niềm tin của bản thân mình bằng những hành động thiết thực. Tránh lo lắng quá độ và có những suy nghĩ không đúng về khả năng của mình. Bạn hãy tin tưởng chính bản thân của mình, tuyệt đối không được đánh giá thấp giá trị cũng như năng lực của mình. Mỉm cười nhiều hơn, giúp đỡ mọi người nhiều vào, niềm vui sẽ giúp tinh thần của bạn phấn chấn cả ngày. Cơ hội sẽ mở ra với những người lạc quan, cởi mở, dồi dào năng lượng và nhiệt tình. Hãy luyện tập suy nghĩ tích cực hàng ngày bằng cách viết ra những suy nghĩ tiêu cực của bạn, rồi viết lại câu đó bằng thái độ phù hợp hơn. Với cách này, bạn sẽ dần thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực của mình.
8. Ích kỉ
Có rất nhiều người suy nghĩ rằng cư xử tử tế và giúp đỡ người khác chỉ thiệt thân. Họ quen nhận mà không quen cho. Điều này giúp họ thành công hơn ư? Không hề. Dù biết rằng với quỹ thời gian nhỏ hẹp của mỗi người, chúng ta nên biết cách sử dụng chúng khôn ngoan hơn. Nhưng đừng vì thế mà quên đi việc giúp đỡ và dành thời gian cho người khác. Những mục tiêu lớn được đặt ra phần nhiều là vì người khác, muốn thay đổi và giúp người phát triển tốt hơn. Đó chính là những mục tiêu bạn cần phát triển, bởi khi bạn hành động vì người khác, bạn sẽ có động lực gấp nhiều lần so với việc hành động vì bản thân mình. Giúp đỡ người khác mang lại cho bạn niềm vui và cuộc sống chân thành, giá trị. Hãy tranh thủ giúp đỡ người khác bằng chính khả năng của mình, thứ bạn nhận được còn nhiều hơn thế.
9. Hợp tác cùng những người chưa đạt được mục tiêu trong cuộc sống
Mối tương tác xã hội vô cùng quan trọng bởi việc bạn bị ảnh hưởng bởi môi trường là điều hoàn toàn không thể chối cãi. Nếu như bạn ở trong một tập thể đều có tình ỳ, ỷ lại, hay trì hoãn, bạn có muốn thay đổi cho khác họ cũng khó, bởi cách sống của họ sẽ tác động đến thái độ, suy nghĩ của bạn rất nhiều. Hãy hợp tác với những người luôn đạt được mục tiêu của họ. Chơi với họ, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều.
10. Xem TV quá nhiều
Không hẳn TV không tốt, điều quan trọng là bạn dành bao nhiêu thời gian để xem TV thay vì hành động cho mục tiêu của bạn. Trong khi TV có rất nhiều “cám dỗ”: từ những bộ phim hay, đến các show truyền hình hấp dẫn, bạn dễ bị cuốn vào đó thay vì theo đuổi mục tiêu của mình. Nếu có thể, hãy hạn chế thời gian giải trí qua TV lại, thay vào đó, hãy đọc sách để nâng cao khả năng tư duy và cởi mở suy nghĩ của bạn hơn.
Trên đây là top 10 lý do khiến chúng ta trì hoãn mục tiêu của mình, bạn có thể góp ý cho chúng tôi thêm được không? Hãy cùng thảo luận với 10Hay.com về chủ đề này nhé, chúng ta hãy đi tìm những giải pháp để giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn nhé!