Hãy cùng 10Hay điểm lại Top 10 mỹ nhân Việt vang bóng một thời tại Sài Gòn. Những cô gái ngày xưa luôn có vẻ đẹp vẹn toàn về nhan sắc và tài năng thi ca nữa.
1. Thanh Nga
Thanh Nga (1942–1978) là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà còn được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu” của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của miền nam VNCH (luật sư). Bà có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh.
2. Đặng Tuyết Mai
Bà Đặng Tuyết Mai sinh năm 1942, là một trong bốn nữ tiếp viên đầu tiên của hãng hàng không quốc gia thời trước. Tháng 11/1964, bà kết hôn với ông Nguyễn Cao Kỳ – người hơn bà 14 tuổi – và sinh ra MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Cả hai ly dị năm 1989. Là người gốc Hà Nội, Đặng Tuyết Mai mang những nét đẹp thanh tao, hài hòa và nhẹ nhàng. Bà sở hữu khuôn mặt trái xoan, sống mũi cao và khuôn miệng nhỏ nhắn.
Đặng Tuyết Mai được biết tới là người con gái tài sắc vẹn toàn, một biểu tượng nhan sắc của Sài thành bấy giờ. Không chỉ thông minh, bà còn cuốn hút người đối diện bởi thần thái, phong cách thời trang đậm dấu ấn thập niên 1960.
3. Thẩm Thúy Hằng
Thẩm Thúy Hằng (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1940) là một diễn viên Việt Nam. Được xem là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970, bà tham gia nhiều bộ phim, trong đó nhiều phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản… Tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được biết tới tại các nước trong khu vực.
Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng.Cụ thân sinh chuyển ra Bắc làm việc nên bà sinh ra tại Hải Phòng, nhưng sau đó cùng gia đình trở về miền Nam (1941) và lớn lên ở An Giang. Thân phụ bà là một viên chức trong chính quyền Quốc gia Việt Nam, mất sớm khi bà mới 13 tuổi.
Thuở nhỏ, bà theo học trường Huỳnh Văn Nhứt – Long Xuyên. Hết bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh. Học hết năm Đệ tứ (tức là lớp 9 trong hệ thống giáo dục bây giờ), khi hết 16 tuổi, bà lén gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của cuộc thi sau khi vượt qua 2000 thí sinh khác. Ông bà chủ hàng phim Mỹ Vân đã đặt cho bà nghệ danh Thẩm Thúy Hằng.
Bà được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân của Sài Gòn xưa.
4. Bạch Tuyết
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ. là một nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Cũng như những bạn cùng lứa, Bạch Tuyết rất hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga. Trong một lần gặp gỡ, nghệ sĩ Thanh Nga nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương, lời khích lệ đó là một trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát xướng.
5. Hà Thanh
Hà Thanh sinh ngày 25 tháng 7 năm 1937 tại quê ngoại là làng An Đô, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nguyên quán là Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà (nay thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Hà Thanh là một người theo đạo Phật thuần thành, quy y với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết với Pháp danh Tâm Tú và tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử Hương Từ tại Huế. Ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng nói học sinh Quốc Học – Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.
Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh bởi giọng hát đầy nọi lực và da diết của bad, mà còn bởi sắc đẹp trời phú mặn mà nổi tiếng được săn đón thời bấy giờ, Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Bùi Kim Huyên.
6. Kiều Chinh
Kiều Chinh sinh năm 1937, là con út trong một gia đình có 3 người con, mẹ mất sớm… Cô bé Nguyễn Thị Chinh được gia đình người bạn của bố đưa vào di cư tại miền Nam.
16 tuổi, Chinh đã lập gia đình. Hai năm sau, đúng vào lúc nhan sắc rực rỡ nhất của “gái một con” bà được nhóm làm phim của ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân phát hiện trong một buổi tiệc và đưa bước vào điện ảnh qua phim “Hồi chuông Thiên Mụ” với nghệ danh Kiều Chinh. Vai diễn tạo được ấn tượng với công chúng. Với một gương mặt thánh thiện, thần thái sang trọng, quý phái hiếm có cùng cách nhập vai bình dị, sâu sắc và vốn tiếng Anh lưu loát, Kiều Chinh có lợi thế hơn các bạn diễn khi các đoàn phim nước ngoài cần diễn viên bản xứ.
Năm 1971, vượt qua nhiều người đẹp điện ảnh của Ấn Độ, Kiều Chinh đã giành được vai vai công chúa Kamar Souria trong bộ phim “Inside Out”. Bạn diễn chính với Kiều Chinh là hai nam diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ: Rod Perry (Mỹ) và Dev Anand (Ấn Độ). Vai diễn này đã từng được bàn tán như một hiện tượng giải trí tại Ấn Độ lúc bấy giờ vì người vào vai công chúa không phải là diễn viên bản xứ.
7. Kim Cương
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương là một nghệ sĩ nổi tiếng người Việt Nam. Bà được mệnh danh là “Kỳ nữ” trong giới sân khấu Việt Nam và được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam chính thức xác nhận kỷ lục là “Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam. Bà hiện nay là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, Ủy viên Hội đồng Tư vấn về lĩnh vực Văn hoá – Xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận nhiệm kỳ 2009 – 2014; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh khóa IX, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, bà nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Vai diễn chính thức đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở “Na Tra lóc thịt”, do chính mẹ bà viết kịch bản.
Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Giữa thập niên 1950, ký giả Nguyễn Ang Ca đặt biệt hiệu “kỳ nữ” cho bà, từ đó dân chúng biết đến danh hiệu Kỳ nữ Kim Cương.
Bà từng soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng, nổi tiếng với kịch bản “Lá sầu riêng” (1963), về sau từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn.
Ngoài ra, bà còn làm Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. Bà cũng là một Phật tử với pháp danh Từ Huệ. Bà còn được danh xưng là mỹ nhân làng kịch nói miền nam vào thời kì bấy giờ.
8. Thái Thanh
Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, con gái là ca sĩ Ý Lan, nhưng danh ca Thái Thanh cho đến nay dù tóc đã chuyển màu trắng cước vẫn chẳng hề bị chìm lút giữa những nghệ sĩ nổi tiếng trong đại gia đình mình. Bà thật sự nổi tiếng trong thập niên 1950, được rất nhiều giới yêu thích từ giới trí thức cho tới bình dân. Bà được coi như một diva tầm cỡ nhất của Việt Nam thời đó. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình của Việt Nam Cộng Hòa. Trong giai đoạn đầu thập niên 1970, bà cùng với ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.
9. Mộng Tuyền
Nghệ sĩ Mộng Tuyền tên thật là Huỳnh Thị Kim Loan, sinh năm 1947 tại Cần Thơ. Ban đầu khi đi hát cải lương, bà lấy tên Kim Loan. Nhưng vì trùng với một ca sĩ trẻ thời gian đó nên bà đổi lại nghệ danh.
Mộng Tuyền cùng với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh đã lập nên “Tứ đại mỹ nhân” làng điện ảnh Sài thành những năm 60 của thế kỉ trước.
Tính đến nay, nghệ sĩ Mộng Tuyền đã có hơn 50 năm “ăn cơm nghệ thuật”. Từ năm 11 tuổi, bà đã rong ruổi trên những nẻo đường quê hương Cần Thơ, Vĩnh Long vừa học nghề vừa đi hát kiếm tiền gửi về giúp đỡ gia đình.
Năm 1961, Mộng Tuyền đầu quân cho đoàn Hoa Sen tại Sài Gòn. Bà phải mang giày cao gót, độn ngực cho giống thiếu nữ để hóa thân vào vai người lớn. Với vai Huyền trong vở Nhà chợ một đêm mưa, Mộng Tuyền đã tỏa sáng trên sân khấu nơi đô thành. Bên cạnh sân khấu cải lương, Mộng Tuyền còn tham gia nhiều bộ phim điện ảnh.
Được sự đưa đường dẫn lối của soạn giả Nguyễn Phương, bà bầu Thơ đã mời Mộng Tuyền về đoàn Thanh Minh – Thanh Nga diễn chung với Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bích Sơn… vào năm 1963. Bên cạnh một Thanh Nga tài sắc, một Ngọc Giàu hát hay, diễn giỏi, Mộng Tuyền vẫn tỏa sáng và có vị trí của riêng mình.
Sau ngày Thanh Nga mất, Mộng Tuyền lại tiếp tục tỏa sáng khi thay thế hầu hết các vai của cố nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.
10. Trang Thanh Lan
Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1948 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Thuở nhỏ, Thanh Lan học tại trường trung học Marie Curie, sau đó cô theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn và tốt nghiệp năm 1973. Sau 1975, Thanh Lan ở lại Việt Nam tiếp tục ca hát và đóng phim. Cuối năm 1993, cô sang định cư tại California, Hoa Kỳ..
Nổi tiếng từ những năm 18 tuổi, Thanh Lan được xem như một đóa hoa mới nở của vườn trời nghệ thuật phía Nam và là một kiều nữ tài sắc trong giới ca sĩ Sài Gòn xưa. Cô gái mảnh mái với mái tóc thề đen nhánh, đôi mắt đen lay láy hút hồn bao người, nụ cười rạng rỡ cùng giọng hát da diết ngọt ngào đã làm lay động không con tim của không biết bao nhiêu người. Đẹp xinh nhường đấy, nổi tiếng là vậy nhưng đường tình duyên của cô lại là những nôt trầm trong một khúc nhạc buồn. Lấy chồng sớm khi vẫn còn mơn man xuân sắc, cuộc hôn nhân này chẳng đắm chìm trong viên mãn như cô đào xinh đẹp hằng mong mà lại ngập trong những trận đòn roi từ người chồng cả ghen và vũ phu để rồi phải kết thúc trong sự chia ly. Khi đó, Thanh Lan vẫn chưa qua độ hai mươi xuân mộng. Có lẽ cũng vì đã sớm trải đời như thế nên Thanh Lan rất mau nước mắt mỗi khi trình diễn, như thể cô cất giọng ca cho chính cuộc đời gian truân của mình.
Đó là những tên tuổi đã một thời vang danh Sài Gòn bởi nhan sắc lẫn tài năng của họ mà không thể phủ nhận được.