Dưới đây là TOP 10 nước có quân đội mạnh nhất thế giới được trang mạng Global Firepower công bố vào tháng 4/2016.
Danh sách này được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí: số quân thường trực, số máy bay, xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm… Dĩ nhiên, bảng xếp hạng này mang tính tương đối, thông qua các nguồn, con số được các nước khác công khai số liệu. Còn xét về sức mạnh quân đội thật sự còn phải đánh giá qua nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan khác.
1. MỸ
Dàn máy bay và tàu sân bay của Mỹ.
Không có gì bất ngờ khi Mỹ luôn nằm ở vị trí số một trong số những đội quân mạnh nhất thế giới. Yếu tố then chốt đối với vị trí thủ lĩnh của Mỹ là mức chi phí quân sự khổng lồ, bất kể cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc từ 612 tỷ USD xuống còn 577 tỷ USD.
Sức mạnh quân sự của Mỹ còn vượt xa các nước đứng phía sau như Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là hải quân nhờ việc sở hữu một hạm đội tàu sân bay lớn cùng rất nhiều vũ khí hỗ trợ hải quân tiên tiến.
2. NGA
Luôn giữ vững danh hiệu cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu ngay cả khi quân đội và các căn cứ quân sự của nước này đã suy giảm đáng kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Nga vẫn duy trì kho sức mạnh hạt nhân với hàng nghìn đầu đạn, do vậy quân đội Nga vẫn là một trong những lực lượng hùng mạnh trên thế giới. Đối thủ duy nhất có thể đối trọng với sức mạnh hạt nhân của Nga là Mỹ.
Trong khi đó, đội vũ khí thông thường của Nga không còn hiện đại như thời Liên Xô. Quân đội Nga cũng không còn dồi dào tài chính, nhân lực và các căn cứ như trước đây. Dẫu vậy, Nga vẫn là một trong những cường quốc châu Âu duy trì tốt khả năng tự phát triển những “phần cứng” vũ khí quan trọng, từ tàu ngầm, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đến xe tăng, máy bay chiến đấu, vệ tinh… mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cùng với nguồn nhiên liệu dồi dào nên Nga thực sự mạnh nếu tham chiến trong một cuộc chiến dai dẳng.
3. TRUNG QUỐC
Dàn xe tăng bọc thép của quân đội Trung Quốc.
Mặc dù đã tuyên bố cắt giảm 300.000 binh lính nhưng số lượng quân thường trực của Trung Quốc vẫn đông nhất thế giới với hơn 2 triệu binh sỹ. Ngân sách chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc cũng rất lớn chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thứ hạng của Trung Quốc không được đánh giá quá cao vì thiếu kinh nghiệm chiến đấu, lực lượng quân đội ít tham chiến.
Trung Quốc cũng là một quốc gia hạt nhân đã được công nhận. Đây là một siêu cường quân sự tiềm năng. Qua nhiều năm, họ đã tự phát triển hoặc mua nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến.
4. ẤN ĐỘ
Một buổi diễu hành của quân đội Ấn Độ.
Sở dĩ vị trí của quân đội Ấn Độ đứng hạng thứ tư do có lực lượng quân nhân rất lớn (đông thứ 3 trên thế giới ) và số lượng lớn dân sự tham gia phục vụ trong quân đội. Nước này cũng là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Vài năm gần đây Ấn Độ thật sự đã trở thành một cường quốc đáng nể về quân sự do hợp tác chế tạo vũ khí với Nga. Điều đó giúp Ấn Độ đang ngày càng tiến lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí trong tương lai.
Một điều thú vị không thể không kể đến, lực lượng biên phòn Ấn Độ là lực lượng quân sự hiện đại duy nhất duy trì một “trung đoàn lạc đà”!
5. PHÁP
Đội phi cơ nhào lộn trên không nổi tiếng Patrouille Acrobatique de France.
Mặc dù, mua sắm và chi tiêu quốc phòng đang có xu hướng chững lại, Pháp vẫn là một trong những lực lượng quân sự đáng nể ở châu Âu do nước này duy trì một khả năng răn đe hạt nhân hoàn toàn độc lập cùng một cơ sở công nghiệp quốc phòng tự chủ. Pháp sở hữu một đội tàu ngầm chở các tên lửa và đầu đạn tự chế tạo, phi đội máy bay ném bom Mirage 2000N và tên lửa ASMP, xe tăng chủ lực LeClerc và trực thăng Tiger.
Hải quân Pháp cũng sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, quy mô lực lượng hải quân cũng lớn và mạnh hơn đối thủ truyền thống là nước Anh. Tàu sân bay của Pháp là căn cứ nổi để xuất phát của nhiều máy bay như chiến đấu cơ Rafale và máy bay không kích Super Etendard.
Không quân Pháp xây dựng đội 284 máy bay chiến đấu, gồm các tiêm kích Rafale và Mirage 2000, 4 máy bay cảnh báo sớm, 14 máy bay tiếp nhiên liệu trên không và một phi đội máy bay vận tải chiến thuật.
Nước Pháp cũng tự sản xuất nhiều vật tư quân sự. Điều đó có nghĩa là họ có khả năng lớn trong một cuộc chiến kéo dài.
6. ANH
Hạm đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh.
Nước Anh vốn là một nước có lực lượng quân sự đáng gờm trên thế giới từ hàng trăm năm trước. Hải quân hoàng gia Anh thống trị trên nhiều vùng biển, quân đội Anh chiếm đóng lãnh thổ cả một vùng rộng lớn trên địa cầu. Ngày nay, sức mạnh quân sự Anh vẫn hùng hậu nhưng không còn giữ vị trí độc tôn như trước. Anh duy trì đội vũ khí hạt nhân nhưng tên lửa chủ yếu do Mỹ cung cấp.
Với số lượng xe tăng và máy bay không nhiều, binh sỹ cũng không quá đông nhưng họ vẫn đứng vị trí thứ 6 bởi vì Quân đội của họ sở hữu những quân nhân chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản. Cùng với một vị trí địa lý như một hòn đảo thật khó cho kẻ xâm lược khi muốn tấn công.
7. NHẬT BẢN
Căn cứ không quân Futenma – Nhật Bản.
Tuy không có quân đội chính quy nhưng nhờ có sự giúp đỡ quân sự của Mỹ, đặc biệt là sự việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư ( Senkaku) với Trung Quốc, vài năm gần đây Nhật Bản đã chi tiêu quốc phòng mạnh tay hơn. Vốn là quốc gia có chi tiêu quân sự đứng thứ 6, lực lượng không quân thứ 5 và hải quân đứng thứ 4. Nhưng do lực lượng mặt đất quá mờ nhạt mà thứ hạng của Nhật không được đánh giá cao.
8. THỔ NHĨ KỲ
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria.
Để đối phó với mối đe dọa từ IS, Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh tay trong việc chi tiêu quốc phòng. Bằng chứng là họ đã nhảy 2 bậc trên bảng xếp hạng chỉ sau chưa đầy một năm.
9. ĐỨC
Cận cảnh nghĩa địa xe tăng khổng lồ ở Đức.
Là nước sở hữu nền công nghiệp quốc phòng vững chắc để chế tạo loại xe tăng tốt nhất thế giới, Leopard 2, và đang phát triển Leopard 3. Đức cũng là nước đã đóng nhiều tàu ngầm thông thường hàng đầu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng không của Đức, vốn từng được đánh giá tốt nhất thế giới, gần như đã tan rã phần lớn sau Thế chiến 2.
Quân đội chính quy của Đức là một trong những lực lượng chuyên nghiệp và vũ trang hùng hậu. Nhưng Đức luôn hạn chế tham dự vào những chiến dịch quân sự quy mô lớn, Đức chỉ điều binh tham gia ở một số mặt trận tại chiến trường Afghanistan. Đức vẫn là một trong những thế lực quân sự chủ chốt ở châu Âu, nhưng những lý do từ lịch sử kiềm chế sức mạnh này.
10. ITALYA (Ý)
Đội bay Frecce Tricolori của không quân Italia.
Với nền kinh tế xem ra đã có chút khởi sắc sau cuộc khủng hoảng năm 2015, Ý đã nâng cao chi tiêu quốc phòng của mình và được lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng.
Việt Nam
Đến đây, liệu có bạn nào thắc mắc về thứ hạng sức mạnh quân đội Việt Nam hiện nay? Tôi xin giải đáp luôn: cũng theo trang mạng Global Firepower này, nước ta đã lọt vào top 17 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Thật đáng ngạc nhiên phải không nào?! Nhưng nhìn những số liệu thống kê dưới đây, nước ta hoàn toàn xứng đáng với thứ hạng đó.
Đội hình diễn binh của lực lượng vũ trang Việt Nam tiến vào Quảng trường Ba Đình.