Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn. Khi được coi là một lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ hai trên thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn Úc. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ tư sau châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Dân số của châu Âu vào năm 2013 ước tính vào khoảng 799.466.000: chiếm khoảng một phần tám dân số thế giới.
Nền kinh tế Liên minh châu Âu theo quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra 12.629 tỉ euro (tương đương 17.578 tỉ USD năm 2011) khiến nó trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) bao gồm một thị trường nội khối và EU có vai trò như một thực thể thống nhất ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mặc dù có những quốc gia tại châu Âu có diện tích lớn, nổi tiếng về văn hóa, du lịch, quân sự,… nhưng xét về chỉ số GDP bình quân đầu người thì xếp hạng thấp hơn so với một số nước nhỏ. Vậy, những quốc gia nhỏ bé mà có tiềm lực mạnh về kinh tế là những quốc gia nào? Mời các bạn cùng 10hay điểm qua danh sách top 10 nước giàu nhất châu Âu hiện nay xét theo GDP bình quân đầu người:
1. Monaco – GDP: 163.026 USD
Với GDP bình quân đầu người đạt con số 163.026 USD, Monaco được xem là nước giàu nhất châu Âu trong những năm gần đây. Thuế là nguyên nhân chính giúp Monaco trở nên giàu mạnh. Công quốc này bỏ thuế từ năm 1869. Thuế suất cho các công ty và cá nhân tại đây cũng tương đối thấp. Người dân từ hơn 100 quốc gia chuyển tới Monaco sinh sống cũng vì họ được nắm giữ phần lớn tài sản của mình.
Kinh tế Monaco chủ yếu dựa vào du lịch. Dịch vụ ngân hàng và các sòng bạc được thành lập từ năm 1862. Chính sách thuế quan ưu đãi thu hút các công ty nước ngoài. Tuy chưa là thành viên chính thức của EU nhưng Monaco có quan hệ mật thiết với tổ chức này thông qua Hiệp định chung về thuế quan với Pháp. Đồng tiền của Monaco cũng là đồng Euro.
2. Liechtenstein – GDP: 134.915 USD
Với chỉ số GDP bình quân đầu người khoảng 134.915 USD, Liechtenstein xếp thứ 2 trong số những quốc gia giàu nhất châu Âu. Nền kinh tế của Liechtenstein chủ yếu là công nghiệp, nhưng công nghiệp theo cách nhập nguyên liệu về gia công chế biến. Liechtenstein sản xuất những phụ tùng lắp ráp (chủ yếu dùng để xuất khẩu), điện tử, gốm sứ, tân dược, máy in, văn phòng phẩm, làm răng giả. Cả nước có 35 xí nghiệp phần lớn là các chi nhánh của các công ty Thụy Sĩ với số nhân công khoảng 4.000 người. Nông nghiệp tự cung tự cấp 14%, chủ yếu là chăn nuôi, trồng nho và lúa mì.
Nguồn thu nhập của đất nước chủ yếu từ xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, thuế (của 15.000 công ty nước ngoài đăng ký ở Vaduz), sản xuất tem phục vụ khách du lịch. Kinh tế du lịch mang lại cho cư dân nước này nguồn thu nhập cao nhất thế giới.
3. Luxembourg – GDP:107.476 USD
Luxembourg là nước xếp thứ 3 trong số những nước giàu nhất châu Âu. GDP bình quân đầu người của Luxembourg đạt khoảng 107.476 USD. Kinh tế Luxembourg là nền kinh tế phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực ngân hàng và thép. Mặc dù trong văn hóa du lịch, Luxembourg thực sự là trung tâm của châu Âu nhưng các vùng đất đồng cỏ vẫn tồn tại cùng với sự công nghiệp hóa và nền kinh tế xuất khẩu. Luxembourg có mức độ phồn thịnh về kinh tế độc nhất trong số các nước công nghiệp theo chế độ dân chủ.
4. Thụy Sĩ – GDP:78.881 USD
Thụy Sĩ là một trong những nước giàu nhất châu Âu với GDP bình quân đầu người đạt 78.881 USD. Nền kinh tế của Thụy Sĩ dựa vào lực lượng lao động trình độ cao thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và chất lượng hàng đầu. Các lĩnh vực chính gồm có công nghệ vi mô, công nghệ cao, công nghệ sinh học và dược phẩm, cũng như trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Khu vực dịch vụ hiện đang sử dụng số lượng lao động lớn nhất.
Kinh tế Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên thế giới. Chính sách an ninh tiền tệ và giữ kín bí mật ở ngân hàng làm cho Thụy Sĩ trở thành một địa điểm an toàn cho các nhà đầu tư.
5. San Marino – GDP: 57.700 USD
San Marino là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Ý. GDP bình quân đầu người đạt 57.700 USD đưa San Marino xếp thứ 5 trong số những nước giàu nhất châu Âu. San Marino là nước có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển.
Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên truyền thống (nho, đá xây dựng), phát hành tem thư và nhất là du lịch. Ngành du lịch đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội của San Marino. Năm 1997, có hơn 3,3 triệu du khách đến San Marino. Các ngành dịch vụ và công nghiệp chính gồm có: ngân hàng, dệt may, điện tử và đồ gốm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm có ngô, lúa mì, nho, ô liu; ngựa, bò, lợn, pho mát, da thuộc.
6. Đan Mạch – GDP: 56.426 USD
Đan Mạch xếp thứ 6 trong số những nước giàu nhất châu Âu với GDP bình quân đầu người đạt 56.426 USD. Đan Mạch là nước công nghiệp phát triển, có nền kinh tế thị trường tư bản hỗn hợp kết hợp cạnh tranh cao với chế độ phúc lợi lớn. Nền kinh tế Đan Mạch là một trong 10 nền kinh tế hiệu quả nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao nhất thế giới.
Các ngành kinh tế thế mạnh của Đan Mạch gồm vận tải biển, cơ khí đóng tàu, xây dựng cảng biển, chế tạo thiết bị năng lượng, xi măng, công nghiệp dược, chế biến thủy sản và thực phẩm, sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng gió và năng lượng tái tạo, môi trường và công nghệ xanh – sạch, thiết kế công nghiệp và hàng tiêu dùng.
7. Thụy Điển – GDP:54.815 USD
GDP bình quân đầu người của Thụy Điển đạt khoảng 54.815 USD đưa nước này xếp thứ 7 trong số 10 nước giàu nhất châu Âu. Kinh tế Thụy Điển là một nền kinh tế hỗn hợp tiên tiến, hướng ngoại và có ngành khai thác tài nguyên phát triển. Các ngành công nghiệp chủ đạo là chế tạo ô tô, viễn thông, dược phẩm và lâm nghiệp. Do giữ thái độ trung lập, Thụy Điển đã không bị hai cuộc chiến tranh thế giới tàn phá giống như nhiều nước châu Âu khác. Hai đặc trưng đáng chú ý của kinh tế Thụy Điển đó là nền kinh tế dựa trên các ngành công nghệ cao và những phúc lợi. Thụy Điển có tỷ lệ thu từ thuế trong tổng thu ngân sách nhà nước cao thứ hai sau Đan Mạch.
8. Áo – GDP: 46.643 USD
Xếp thứ 8 trong số 10 nước giàu nhất châu Âu là quốc gia Áo với GDP bình quân đầu người đạt 46.643 USD. Kinh tế của Cộng hòa Áo có đặc điểm của nền kinh tế thị trường xã hội, tương tự như cấu trúc kinh tế của Đức. Cộng hòa Áo có mức sống rất cao, trong đó chính phủ có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân kể từ năm 1945. Năm 2004, Áo là nước giàu thứ 4 ở Liên minh châu Âu, với GDP bình quân đầu người vào khoảng 27.666 euro, cùng với Luxembourg, Ireland và Hà Lan là các nước dẫn đầu trong danh sách.
Áo có mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây từ 2002-2006, với tỉ lệ tăng trưởng từ 1 đến 3,3%. Do vị trí địa lý của Áo ở trung tâm châu Âu nên nó trở thành một cửa ngõ quan trọng với các nước thành viên EU mới.
9. Hà Lan – GDP:46.011 USD
Hà Lan là một trong số những nước giàu nhất châu Âu với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 46.011 USD. Kinh tế Hà Lan đóng vai trò quan trọng như là một trung tâm giao thông của châu Âu, với thặng dư thương mại liên tục tăng cao, quan hệ lao động ổn định, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình. Công nghiệp tập trung vào chế biến thực phẩm, hóa chất, lọc dầu, và máy móc thiết bị điện.
10. Ireland – GDP: 45.984 USD
Xếp thứ 10 trong số những nước giàu nhất châu Âu là Cộng hòa Ireland với GDP bình quân đầu người đạt 45.984 USD. Kinh tế Ireland là nền kinh tế hiện đại, phụ thuộc vào thương mại, với mức tăng trưởng cao, trung bình là 10% từ năm 1995-2000. Nông nghiệp trước đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất, hiện nay đã bị thu nhỏ bởi công nghiệp chiếm tới 46% GDP, khoảng 80% lượng xuất khẩu, và tạo ra 29% việc làm cho lực lượng lao động. Mặc dù xuất khẩu vẫn là động lực chính cho sự tăng trưởng nhanh của Ireland, nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ việc tăng sự tiêu dùng và sự phục hồi cả ở lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh.
Xem thêm: