Trong danh sách năm nay, vị trí số 1 là đất nước nhỏ bé nằm tại Trung Đông, đánh bại Luxemburg so với năm ngoái. Cùng 10Hay.com xem Top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới nhé.
1. Qatar – 129,726 USD
Qatar là một quốc gia tại Trung Đông. Qatar nằm trên bán đảo nhỏ Qatar là phần phía Đông Bắc của bán đảo Ả Rập. Phía Nam Qatar giáp Ả Rập Xê Út, các mặt khác giáp vịnh Ba Tư.
Trước khi phát hiện ra dầu mỏ, kinh tế Qatar chủ yếu dựa vào đánh cá và ngọc trai. Sau khi thế giới biết đến nghề nuôi ngọc trai của người Nhật vào thập niên 20, 30, ngành ngọc trai Qatar suy thoái. Tuy nhiên, việc phát hiện ra dầu mỏ vào thập niên 40 đã hoàn toàn thay đổi nên kinh tế nước này. Hiện nay Qatar có mức sống cao, người dân được hưởng nhiều dịch vụ xã hội và tiện nghi hiện đại. Thu nhập của Qatar chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí. Lượng dầu mà Qatar có được ước tính khoảng 15 tỉ thùng (2.4 km³), trong khi đó khí đốt nằm trong một mỏ khổng lồ ở phía Bắc xung quanh vùng biên giới với Iran ước tính khoảng 800-900tcf (Trilion Cubic Feet-1tcf tương đương 80 triệu thùng dầu). Qatar giàu có và có mức sống cao không thua kém các nước Tây Âu. Qatar là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Vì không đánh thuế thu nhập, Qatar là một trong hai nước có mức thuế thấp nhất thế giới (nước kia là Bahrain).
Qatar có tiềm năng kinh tế rất mạnh và đang phấn đấu để trở thành một trung tâm kinh tế – tài chính của khu vực.
2. Luxemburg – 101,936 USD
Luxembourg là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức.
Luxembourg là một nước theo dân chủ đại nghị và quân chủ lập hiến, được cai trị bởi một đại công tước và là đại công quốc duy nhất còn tồn tại trên thế giới. Đất nước có một nền kinh tế phát triển cao, với GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới (107.206 USD/người/năm). Luxembourg là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, NATO, Liên hợp quốc, Benelux và Liên minh Tây Âu, phản ánh xu thế chính trị của việc hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg, thủ đô và là thành phố lớn nhất, là nơi đóng của một vài cơ quan và đại diện của Liên minh châu Âu.
Luxembourg nằm giữa biên giới văn hóa của châu Âu gốc Rôman và châu Âu gốc German, vay mượn phong tục tập quán từ những truyền thống rất khác nhau. Luxembourg là một nước với ba thứ tiếng; tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Luxembourg là những ngôn ngữ chính thức. Mặc dù là một nước thế tục, phần đông người dân Luxembourg theo đạo Công giáo Rôma.
3. Macao – 96,147 USD
Ma Cao là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Hồng Kông. Ma Cao nằm ở mặt tây của đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông ở phía bắc và nhìn ra biển Đông ở phía đông và phía nam. Nền kinh tế của Ma Cao phụ thuộc nhiều vào đánh bạc và du lịch, song cũng tồn tại ngành sản xuất.
Ma Cao nguyên là một thuộc địa của Bồ Đào Nha và phải chịu sự quản lý của đế quốc này từ giữa thế kỷ 16 cho đến năm 1999, và là thuộc địa hay tô giới cuối cùng của người châu Âu tại Trung Quốc.
4. Singapore – 87,082 USD
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu. Singapore cũng có một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hong Kong và Thượng Hải. Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đất nước.
5. Brunei – 79,710 USD
Brunei có một nền kinh tế quy mô nhỏ song thịnh vượng, pha trộn giữa các hãng ngoại quốc. Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á với trung bình 180.000 thùng (29.000 m³) mỗi ngày. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất khí hóa lỏng lớn thứ 4 thế giới. GDP của Brunei đã tăng vọt cùng khi giá dầu mỏ tăng trong thập niên 1970 và sau đó có giảm nhẹ trong mỗi 5 năm tiếp theo, sau đó suy giảm gần 30% trong năm 1986. Sự suy giảm này là do giá dầu mỏ giảm mạnh trên thị trường thế giới và cũng do Brunei tự nguyện giảm sản lượng khai thác.
6. Kuwait – 71,263 USD
Kuwait có nền kinh tế thịnh vượng nhờ khai thác dầu mỏ và khí đốt (khoảng 10% trữ lượng dầu thế giới). Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ chiếm 99% giá trị xuất khẩu, bảo đảm 94% thu nhập cho ngân sách nhà nước. Tỉ lệ đô thị hóa vượt quá 90%. Công nhân nước ngoài (1.000.000 người) chiếm khoảng 83% lực lượng lao động trong nước. Lợi nhuận từ dầu mỏ và khí đốt và việc đầu tư vốn sang nước ngoài đã cho phép Kuwait thực hiện các công trình quy hoạch lớn. Kuwait là một trong những nước có lợi nhuận tính theo đầu người khá cao trên thế giới.
Từ năm 1950, sau khi phát hiện ra mỏ dầu với trữ lượng lớn (104 tỷ thùng (2008) gần 10% trữ lượng thế giới) tương đương 13,3 tỷ tấn và đi vào khai thác, bộ mặt Kuwait đã thay đổi nhanh chóng. Dầu lửa trở thành nguồn thu nhập chính chiếm 99% giá trị xuất khẩu, đảm bảo 94% thu nhập ngân sách. Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của Kuwait chủ yếu với Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản và châu Đại Dương (60% dầu lửa được xuất cho Tây Âu, 36% cho Nhật và Châu Đại Dương). Gần đây Kuwait thực hiện chính sách hướng đông, đang đầu tư vào các nước ASEAN.Mặt hàng nhập khẩu chính: thực phẩm, vật liệu xây dựng, máy móc và đồ may mặc. Mặt hàng xuất khẩu chính: dầu và các sản phẩm hóa dầu, phân bón. Các bạn hàng chính: Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Đài Loan, Úc
7. Ireland — 69,374 USD
Ireland là một quốc gia nằm tại phía tây bắc châu Âu. Ireland chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland. Nước này giáp với Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) về phía bắc, giáp với Đại Tây Dương về phía tây và phía nam, giáp với biển Ireland về phía đông. Có vị trí chiến lược án ngữ các đường biển và đường hàng không chủ yếu giữa Bắc Mỹ và Bắc Âu.
Từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một quốc gia phát triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu. Ireland là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới khi nước này xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Đất nước Ireland ngày nay nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời và là nơi khai sinh của nhiều nhà văn, nghệ sĩ lớn trên thế giới.
8. Norway – 69,296 USD
Kinh tế Na Uy là một ví dụ về nền kinh tế hỗn hợp, với đặc trưng là một sự phối hợp giữa hoạt động thị trường tự do và sự sở hữu lớn của nhà nước. Chính phủ kiểm soát các ngành chủ chốt, như lĩnh vực dầu mỏ (StatoilHydro) chiến lược, sản xuất năng lượng thuỷ điện Statkraft), chế tạo nhôm (Norsk Hydro), ngân hàng lớn nhất Na Uy (DnB NOR) và công ty cung cấp dịch vụ viễn thông (Telenor). Chính phủ kiểm soát 31.6% công ty niêm yết công chúng. Với các công ty chưa niêm yết thậm chí nhà nước còn sở hữu số vốn lớn hơn (chủ yếu là các giấy chứng nhận sở hữu dầu mỏ trực tiếp). Quốc gia này sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú gồm dầu mỏ, thuỷ năng, đánh cá, lâm nghiệp, và khoáng chất. Na Uy là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất thế giới phần lớn bởi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên so với quy mô dân số. Thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm cả một phần quan trọng từ dầu khí và các ngành công nghiệp liên quan cũng như việc quản lý tốt các nguồn thu từ lĩnh vực này. Na Uy luôn có tỷ lệ thất nghiệp thấp, hiện ở mức dưới 2% (tháng 6 năm 2007). Mức năng suất, cũng như mức lương trung bình trên giờ tại Na Uy thuộc hàng cao nhất thế giới. Các giá trị quân bình của xã hội Na Uy đảm bảo rằng sự cách biệt về lương giữa người công nhân có mức thu nhập thấp nhất và người quản lý cao cấp nhất ở công ty thấp hơn nhiều so với tại các nền kinh tế phương tây khác.
9. UAE – 67,696 USD
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là nước giàu thứ hai trong thế giới Hồi giáo và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xuất khẩu chủ yếu dầu thô, khí đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm…
Từ năm 1973, UAE đã tiến hành một sự thay đổi lớn biến một vùng đất sa mạc cằn cỗi thành một đất nước hiện đại có mức sống cao. Với mức sản xuất như hiện nay trữ lượng dầu và khí gas có thể khai thác trên 100 năm. Chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn để tạo việc làm, mở rộng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ dầu đã được xác định của thế giới), trữ lượng khí đốt: 5.892 tỷ m3, xếp hàng thứ 4 thế giới (sau Nga, Iran, và Qatar). Ngành công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 3,046 triệu thùng/ngày. Các ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá).
10. San Marino – 64,443 USD
San Marino, có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Ý.
San Marino là nước có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển.
Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên truyền thống (nho, đá xây dựng), phát hành tem thư và nhất là du lịch. Ngành du lịch đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội của San Marino. Năm 1997, có hơn 3,3 triệu du khách đến San Marino. Các ngành dịch vụ và công nghiệp chính gồm có: ngân hàng, dệt may, điện tử và đồ gốm.
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm có ngô, lúa mì, nho, ô liu; ngựa, bò, lợn, pho mát, da thuộc.