Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc). Đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người (L’habitude est une seconde nature). nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.
Thành công có rất nhiều khái niệm và định nghĩa, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát rằng “Thành công là sự an tâm, là một kết quả trực tiếp của sự tự hài lòng khi biết bạn đã làm hết khả năng của bản thân để đạt được thành công tốt nhất mà bạn có thể”; hoặc “Thành công trong cuộc sống có thể được định nghĩa là việc mở rộng và duy trì hạnh phúc cũng như luôn đặt ra những mục tiêu xứng đáng”.
Vậy thói quen dẫn đến sự thành công là gì? Và liệu mỗi người chúng ta đã có được những thói quen đó hay chưa? Những người đã thành công luyện tập những thói quen gì để có được kết quả khả quan như ngày hôm nay? Có phải họ may mắn, thông minh, sinh ra với một chiếc thìa bạc?
Không, sự thành công không hạn chế nào về chủng tộc, trình độ IQ, hoặc tài chính của bạn. Nó là kết quả của sự rèn luyện, phấn đấu, kiên trì theo thời gian bằng những thói quen tích cực, hữu ích và phù hợp nhất cho cuộc sống, cho công việc.
Sau đây là tổng hợp 10 thói quen của nhiều người thành công trên thế giới tích lũy từ kinh nghiệm sống của họ.
1. Đọc sách
Mark Cuban đọc sách 3 giờ mỗi ngày, trong khi Bill Gates đọc 1 giờ như là một phần của thói quen ngủ của mình. JK Rowling, tác giả đầu tiên tỷ phú bao giờ hết, đọc “hoàn toàn bất cứ điều gì” như một đứa trẻ. Tổng thống Obama, Sheryl Sandberg, và Albert Einstein cũng là những người rất yêu sách.
Đọc sách giúp bạn học hỏi từ những sai lầm và thành công của người khác, giúp tăng cường khả năng giao tiếp, giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo, rèn luyện năng lực ngôn ngữ, giúp sống tốt trong xã hội và làm người,… và còn nhiều công dụng khác nữa. Tuy nhiên, việc chọn lựa một loại sách có nội dung phù hợp, tích cực, khoa học là một vấn đề quan trọng phải đặt lên hàng đầu.
2. Quản lý thời gian
Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành quỹ thời gian cho những công việc gì, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập, làm việc trong khi vẫn có những hoạt động khác chi phối như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…
Chiến lược về cách sử dụng thời gian:
– Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học tập, làm việc hợp lý
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
– Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
– Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau: nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
– Có “thời gian chết”? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
– Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học tập, thuyết trình, làm việc.
– Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, báo cáo,… )
3. Thức dậy sớm
Những người có thói quen dậy sớm đáng chú ý bao gồm Sir Richard Branson của Virgin Group, Giám đốc điều hành Disney Robert Iger và Marissa Mayer của Yahoo.
Lợi ích lớn nhất của việc dậy sớm là mọi việc diễn ra trật tự, theo đúng kế hoạch. Dậy sớm đồng nghĩa với việc bạn không phải vội vã, tất bật sợ không kịp giờ, hoặc có thể dành riêng cho mình một chút thời gian yên tĩnh ở văn phòng. Dậy sớm không phải là điều dễ dàng, thậm chí đối với những người quen với nó cũng thỉnh thoảng không thể cưỡng lại sự quyến rũ của giấc ngủ. Thật vui khi biết rằng ta mở mắt ra, thế giới là của riêng ta dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, cho đến khi tất cả mọi người đều thức dậy.
Dậy sớm có rất nhiều điểm tích cực như: giúp tăng cường trí tuệ, giảm stress, hưng phấn trước khi học và làm việc, hít thở không khí trong lành,…
4. Tập thể dục, thể thao
Có thói quen tập thể dục, thể thao giúp não của bạn khỏe mạnh, giảm thiểu căng thẳng và cải thiện trí nhớ. Trong thực tế, sử dụng quá nhiều công việc như một cái cớ để không tập thể dục là phản tác dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất làm việc lên 2 giờ. Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn có nhiều tác dụng hữu ích như:
– Làm tăng hệ thống miễn dịch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi tập thể dục điều độ 6giờ/tuần thì khả năng miễn dịch giống như lúc họ 20 tuổi.
– Tốt cho tim: Tiến sĩ William Kraus – giáo sư của Đại học Y Duke nói: “Thậm chí bạn chỉ tập ít nhưng điều độ mỗi ngày cũng sẽ tốt cho tim. Tập ít còn hơn là không bao giờ tập và tập nhiều hơn một chút thì tốt hơn là tập ít.”
– Tập thể dục làm giảm cholesterol LDL – thường gây nghẽn động mạch.
– Có thể chống lại bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở Honolulu nhận thấy rằng những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần về sau này.
– Giúp bạn có một thân hình thon thả
– Làm giảm strees,…
5. Sáng tác văn thơ
Một trong những thói quen bình dị của những người thành công là luyện tập sáng tác thơ văn. Bởi vì thơ văn kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, liên tưởng trong mỗi người, giúp chúng ta sống chan hòa, bao dung hơn, hòa đồng hơn, bớt đi rất nhiều những ứng xử hung hăng, bạo lực với đồng loại và môi trường sống. Đồng thời, thơ văn góp phần làm đẹp tâm hồn con người, nâng cao giá trị thẩm mỹ trong đời sống xã hội.
Chính nhờ thói quen này mà đã có nhiều người thành công, trở thành những người nổi tiếng như Targor, Maxim Gorki, Heming way, Balzac,…
6. Tịnh tâm thư giãn (ngồi thiền)
Các nghiên cứu cho thấy ngồi thiền làm giảm bớt lo âu, đau và ngăn ngừa trầm cảm. Nó cũng có thể cải thiện khả năng tập trung thay vì nhận được choáng ngợp với tất cả những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Đó là những gì đã xảy ra với Arnold Schwarzenegger khi ông đã có một thói quen làm thiền siêu việt trong những năm 70.
Thật không may, tĩnh lặng tâm trí không dễ trở thành một thói quen với nhiều người trong chúng ta. Vì vậy, đối với người mới bắt đầu, bạn có thể tạo thói quen thiền định bằng cách tập trung vào hơi thở của bạn khoảng 3-5 phút , đó là điểm khởi điểm trung bình của các hành giả mới áp dụng.
7. Giảm sử dụng máy tính
Một trong những hiện tượng dễ thấy trong giới trẻ hiện nay, từ sinh viên cho tới người mới đi làm, đó chính là hiện tượng dành quá nhiều thời gian cho máy tính, hay nói cách khác là nghiện máy tính. Có nhiều dấu hiệu thực tế của việc này mà chúng ta có thể tự mình nhận ra như ngồi trước máy lướt web với tần suất trên 10 tiếng 1 ngày, thường xuyên nghĩ tới máy tính ngay cả khi không sử dụng, ham mê máy tính và bỏ các dịp đi chơi dã ngoại với bạn bè, người thân…
Có lẽ không ai tranh cãi rằng các “ma máy tính” thường là “ma đêm”. Với những ai nghiện máy tính thì chuyện thức đêm đến 1, 2 giờ thậm chí là 3 giờ sáng không phải là chuyện hiếm. Và thức đêm thì cũng đồng thời với việc…ngủ ngày. Do đó nếu bạn nghiện máy tính thì cũng đừng ngạc nhiên vì sao mình thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng giảm do đồng hồ sinh học bị đảo lộn.
8. Đóng góp
Những người thành công cũng dành thời gian để đáp lại cho cộng đồng của mình bằng cách làm việc với các tổ chức từ thiện, tình nguyện và quyên góp. Tom Corley, tác giả của Thói quen giàu có: Thói quen trước khi thành công của cá nhân giàu có (73% của 233 người giàu có) là sự đóng góp, Bill Gates, Oprah Winfrey, Mark Zuckerberg, tất cả đều ban tặng cho nhiều nguyên nhân khác nhau trước khi họ thành công trong sự nghiệp.
Không giàu? Không vấn đề gì. Tình nguyện viên tại nhà bếp súp địa phương của bạn, giúp đỡ tại các nhà dưỡng lão, hoặc dạy cho trẻ em đọc. Nhiều lần, thời gian của bạn và những niềm vui của công ty bạn là đủ.
9. Rèn luyện sự chăm chỉ
Luyện rèn thói quen làm việc chăm chỉ mới thực sự là sáng suốt bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân. Hãy xem công việc là một cơ hội để bạn hội nhập, từ đó không chỉ học cách xử lí nghiệp vụ mà còn học được cả nghệ thuật đối nhân xử thế, cách giao tiếp với mọi người. Cứ như vậy, ngoài việc tích luỹ được cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu bạn còn xây dựng cho mình một nền tảng công việc vững chắc. Những người làm việc chăm chỉ không phải lo lắng cho tương lai của mình vì bản thân họ đã tự nuôi dưỡng được một thói quen tốt, dù làm việc ở đâu họ cũng sẽ nhận được sự chào đón của công ty. Ngược lại, những người chỉ biết đầu cơ trục lợi trong công việc hay bị mù quáng bởi những lợi nhuận trước mắt, trong lòng luôn luôn có mầm mống của sự thất bại.
10. Sự nhẫn nại
Nhẫn nại là một thói quen không thể thiếu được của những ai muốn thành công. Sống trong một thế giới mà lúc nào cũng “như ma đuổi”, thì chắc chắn dần dà chúng ta sẽ không quen chờ đợi, sẽ quên đi triết lý sống cần thiết cho trái chín mùi. Một sự nhẫn nại cần thiết cho các bậc làm cha mẹ, các nhà giáo dục. Đức tính kiên nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục người trẻ. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn. Không có chút ít nhẫn nại thì cuộc sống này thật không chịu nổi và chúng ta chẳng có được điều gì là quan trọng. Nhưng để sự nhẫn nại thực sự là một sức mạnh thì nó phải được bảo trợ bằng một niềm hy vọng, một niềm tin vào lời hứa có được một tương lai tốt đẹp hơn.