Di tích lịch sử Việt Nam nhiều lần gánh chịu thảm họa trùng tu di tích gây phản cảm. Như chúng ta biết di tích lịch sử Việt nam không chỉ là công trình kiến trúc mà có giá trị tâm linh quan trọng trong đời sống người Việt. Thế nhưng, không hiểu sao khi trùng tu di tích người ta lại không nghiên cứu kỹ lưỡng, thậm chí nhẫn tâm phá hoại, xây mới khiến di tích trở nên phản cảm, dư luận bất bình. 10Hay điểm lại 10 thảm họa trùng tu di tích gây phản cảm ở Việt Nam.
1. Chùa Trăm Gian đã bị trùng tu theo kiểu “mới tinh” và tái phạm nhiều lần
Năm 2012, chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) mỗi lần tu sửa là một lần gặp thảm họa trùng tu di tích gây phản cảm. Điều đáng nói là ngôi chùa cổ này đã “bị” trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần. Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này. Phần tường bao phía trước vẫn giữ hình thức bổ trụ có đắp hình búp sen, nhưng chất liệu gạch thay bằng đá và bổ sung trang trí trong các khuôn tường bao. Nhà Ni được tôn tạo từ 5 gian thành 6 gian. Tại vườn Tháp có 2 tháp nhỏ tu sửa không đúng nguyên trạng.
2. Trùng tu bằng cuốc xẻng tại đình Tiên Hường
Cụm đình Tam Canh, Ngọc Canh và Tiên canh (Tiên Hường) vốn đã được xếp hạng di tích cấp Quốc Gia nhưng trải qua thời gian cả 3 ngôi đình bị xuống cấp nghiêm trọng phải tiến hành trùng tu. Việc trùng tu 2 ngôi đình Hương Canh và Ngọc Canh cũng được tiến hành khá cẩn thận để có thể giữ được những nét cổ kính, nghiêm trang vốn có. Tuy nhiên, năm 2014, việc tiến hành trùng tu đình Tiên Canh lại là thảm họa trùng tu di tích gây phản cảm cho thấy bộ mái ngói của ngôi đình gần như bị đập nát bằng cuốc xẻng, những cấu kiện gỗ không hề được đánh số như quy định, nhiều phần hư hỏng vứt dưới sàn nhà, nhiều con giống vào tỉnh cảnh vỡ hỏng và bị vứt lăn lóc.
3. ‘Quái thú’ lăng Ngô Quyền
Năm 2014, sau 6 tháng thi công, việc tu bổ và tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền tại quê hương của vị vua là làng Cam Lâm, xã Đường Lâm đã vấp phải sự phản đối của dòng họ Ngô và nhân dân Đường Lâm. Trong quá trình trùng tu thi công có những chi tiết bị sai so với ban đầu và không phù hợp với tinh thần văn hoá lịch sử, như việc xây dựng cống rãnh thoát nước ngay sau lăng là một điều tối kỵ. Ngoài ra còn xây một bức bình phong chắn lăng Ngô Quyền và trên bức bình phong gây tranh cãi là hình ảnh một con thú có hình thù xấu xí và vẻ mặt độc ác.
4. Tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, bảo vật quốc gia ở chùa Long Đọi Sơn bị cào xước không thể phục hồi
Năm 2014, Nhà nước công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia bia Sùng Thiện Diên Linh, cùng với 36 bảo vật khác, theo quyết định 2599/QĐ-TTg ngày 30-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng ngay trước ngày lễ trọng này, chính tấm bia bảo vật quốc gia lại bị thảm họa trùng tu di tích gây phản cảm khiến bia xây xước không thể xem được. Mặt đá với những hàng chữ bị cào, miết chằng chịt bằng vật cứng. Nguyên nhân là Phòng VHTT huyện Duy Tiên, để làm vệ sinh bia cho sạch bon nhằm kịp đón danh hiệu bảo vật quốc gia, đã thuê một tốp thợ xây, dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt, phoi bào sắt… “kỳ cọ”, “đánh”, “quệt”…
5. Đình Quang Húc, Chùa Sổ trùng tu như phá
Trong quá trình trùng tu tại đình Quang Húc (hay còn gọi là đình Bôm), thuộc xã Đông Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội) là thảm họa trùng tu di tích với nhiều sai phạm. Họ đã đưa vào những hiện vật mới tinh nhưng cẩu thả và không đúng kích cỡ ban đầu trong khi nhiều chi tiết có giá trị văn hóa lịch sử và mỹ thuật hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng. Nghê cũ bị thay bằng nghê mới. Xà, cột khi ghép vào rời nhau mấy phân, dột tứ tung. Mảng chạm cổ kính sơn bằng sơn ta nay thành tươi rói phản cảm vì sơn tây.
Còn chùa Sổ khi khi trùng tu đã hạ giải sai nguyên tắc: Những mảnh ngói nát vụn vứt trên nền chùa. Những bức tường của di tích cấp quốc gia cũng bị đục khắp nơi để tiện đường… di chuyển. Cấu kiện gỗ thì bị chất đống dưới sân chùa.
6. Thay “áo mới” cho Nhà hát Lớn Hà Nội
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, công trình Nhà hát Lớn Hà Nội đã từng xuống cấp nghiêm trọng. Cuộc đại trùng tu Nhà hát lớn gần đây nhất được thực hiện vào năm 1995 và hoàn thành năm 1997 với kinh phí 156 tỷ đồng. Đến nay, qua nhiều năm, dưới tác động của thời tiết, màu sơn của nhà hát tiếp tục có dấu hiệu phai nhạt, một số đoạn tường đã bám rêu mốc, bong tróc. Năm 2015, Nhà hát lớn Hà Nội được sơn lại với màu mới. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, màu vàng mới của Nhà hát lớn quá đậm, “chói mắt”, lệch với màu nguyên bản là màu vàng nhạt.
7. Xâm phạm di tích ở Chùa Hương
“Hương Sơn đệ nhất động” là danh truyền bao đời nay của quần thể di tích chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Nhưng năm 2015 dư luận đang xôn xao bởi một công trình thuộc quần thể chùa Hương với những họa tiết kiến trúc được cho là không phù hợp với không gian thanh tịnh nơi chốn linh thiêng. Ngoài ra còn, sử dụng Hương nghiêm Pháp đường được dùng làm nhà ăn, nhà khách cho phật tử ngay trong vùng lõi của di tích này càng không thể chấp nhận được, xâm phạm sự tôn nghiêm của di tích linh thiêng Chùa Hương…
8. Thành cổ Sơn Tây “nhốt” trong lồng sắt
Thành cổ Sơn Tây – một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994. Thành Cổ nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình. Tuy nhiên, đầu năm 2017, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý. Những người gây thảm họa trùng tu di tích phản cảm lý giải rằng công trình đó là để chống đỡ để bảo tồn nguyên gốc của di tích nhưng về mặt kiến trúc để chống đỡ, thì nhìn vào, di tích mất hết vẻ đẹp vốn có, thậm chí xấu xí.
9. Bia Quốc học Huế lòe loẹt, phản cảm sau khi trùng tu
Đầu năm 2017, Huế trùng tu Bia Quốc học Huế nhưng công trình này đã được bóc gần như toàn bộ phần vữa tô cùng các hoa văn – họa tiết trang trí. Họ làm thế để trát lại một lớp vữa mới, hoa văn trang trí mới và sơn mới toàn bộ công trình. Màu sắc lòa loẹt, chói mắt, nhưng vấn đề quan trọng là hệ thống hoa văn trang trí trên công trình đã bị bóc hết phần còn lại. Đó là mô típ hoa văn mô phỏng từ kiến trúc Huế, là phần rất có giá trị của công trình, đã bị bong tróc một phần do thời tiết và sự can thiệp của thời kỳ trước đây.
10. Văn Miếu được quét vôi mới
Đầu năm 2017, du khách đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám đợt này sẽ được thấy nhiều hạng mục công trình ở đây như: các bức tường bao, tường rào, khu vực quanh giếng Thiên Quang, khu vực bia tiến sĩ… đều được phủ lớp áo mới. Sự việc này đã gây nên nhiều luồng ý kiến khen, chê khác nhau trong dư luận, báo chí.
10Hay hi vọng năm Đinh Dậu đến những thảm họa trùng tu di tích không còn nữa, những người làm công tác trùng tu phải làm bằng cái tâm và sự hiểu biết của mình. Những di tích lịch sử Việt Nam trong tương lai sẽ được bảo tồn, trùng tu hiệu quả hơn, chính xác hơn và tồn tại mãi ngàn đời sau cho con cháu chiêm ngưỡng.