Một trong những nguyên chính gây ung thư là do ảnh hưởng từ các loại hoá chất độc hại. Những chất này có thể nhiễm vào cơ thể qua thực phẩm, qua đất, nước vào thức ăn, nước uống và không khí để thở. Với sự phát triển của các ngành công nghiệp, các loại hóa chất độc hại được sản xuất và sử dụng đang ngày một tăng lên. Sau đây là một số loại hóa chất hóa học gây ung thư phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây.
1. Chất vàng ô
Chuyên gia thực phẩm Phạm Nam cho biết, chất vàng ô có tên là Auramine O còn tên hóa học là Diarylmethane. Chất này dạng huỳnh quang, hạt mạ vàng dễ tan trong nước và cồn. Điều cần được nhấn mạnh là chất này được dùng trong nhuộm vải, giấy, quét tường. Không có khuyến cáo hay được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.Đáng lo ngại là chất vàng ô độc hại đến mức tổ chức Ung thư thế giới IARC đã xếp chất này vào hàng gây ung thư nhóm 3, tức là khả năng gây ung thư cao.Độc hại như vậy nhưng chất này vẫn được dùng để tạo màu cho nhiều loại thực phẩm gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
2. Dioxin
Dioxin: Đây là một chất được xếp vào loại cực độc. Việc đốt cháy túi nilon từ các hoạt động của con người là một trong các nguồn phát sinh chủ yếu của dioxin. Đây là chất ít tan trong nước, tồn tại nhiều và lâu ở đất, qua đó xâm nhiễm qua con đường thực phẩm, vào thực vật, tôm cá, rau quả và cuối cùng được con người hấp thụ. Ngoài ra, dioxin cũng có thể gây ngộ độc trực tiếp do hô hấp, qua da do tiếp xúc hoặc qua nước uống. Nếu liều lượng cao, dioxin có thể gây độc cấp tính, nếu liều lượng thấp có thể gây độc mãn tính và ung thư.
3. Formol, hàn the
Đây là hợp chất hữu cơ rất độc nhưng lại bị lạm dụng trong chế biến các loại thực phẩm thông dụng như bánh phở, hủ tiếu, bún,… để giữ tạo độ dai và lâu thiu. Các chất này làm biến dị các nhiễm sắc thể, có thể gây một số bệnh ung thư như ung thư xoang mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa. Bên cạn đó, hàn the khi đưa vào cơ thể, khoảng 20% sẽ tích tụ vĩnh viễn và gây tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một tác nhân gây nhiều bệnh ung thư.
4. Styrene
Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…
5. Tia phóng xạ
CERCLA thừa nhận tất cả các đồng vị phóng xạ đều là chất gây ung thư, cho dù chúng phóng ra tia phóng xạ nào (alpha, beta, gamma, hoặc nơ tron) và cường độ phóng xạ như thế nào, chúng dẫn đến gây ion hóa các mô, và cường độ phơi bức phóng xạ quyết định nguy cơ gây bệnh. Mức độ gây ra ung thư của phóng xạ phụ thuộc vào dạng bức xạ, dạng phơi nhiễm, và độ xâm nhập. Ví dụ, tia alpha có độ xâm nập thấp và không gây hại khi ở bên ngoài cơ thể người, nhưng sẽ là tác nhân gây ung thư nếu như hít vào hoặc nuốt phải.
6. Asen
Một cuộc khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ tiến hành phát hiện, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng. Asen sẽ làm suy giảm chức năng hệ thống hồi phục của cơ thể, nên khi các tế bào bị tổn thương, DNA không thể phục hồi như ban đầu, dễ biến thành ung thư.
7. Atrazine
Đây là chất diệt cỏ thường dùng trong trồng cây thương mại, nó thấm vào nguồn nước ngầm. Atrazine cũng gây rối loạn hoocmon và tăng nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, các vấn đề về sinh sản. Bạn có thể tránh nó bằng cách mua thực phẩm hữu cơ sạch, sử dụng bộ lọc nước có khả năng loại bỏ Atrazine.
8. Chì
Chì có khả năng gây hại cho hầu hết các bộ phận của cơ thể. Chì có thể vẫn còn trong sơn, mặc dù đã bị cấm, và có trong nguồn nước trong vùng bị nhiễm độc chì. Bạn nên cẩn thận khi cạo sơn cũ và nên dùng bộ lọc nước trong vùng nghi ngờ.
9. Nonylphenol
Chất này được dùng trong sản phẩm giặt giũ, rửa chén, sơn, sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhựa. Nghiên cứu cho thấy nó kích thích sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng gây di căn, ảnh hưởng đến phát triển bệnh ung thư vú. Bạn nên tránh bằng cách mua sản phẩm không chứa phenols.
10. PBDEs
Đây là chất chống cháy được dùng trong các sản phẩm bình xịt cứu hỏa trước 2005. Nó còn được dùng trong thảm đệm, đồ nội thất bọc, gối, và thiết bị điện tử. Nó gây rối loạn sinh sản, nhiễu loạn hoocmon, tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ nhiễm PBDE cao giảm khả năng mang thai đến 50%. 3 dạng PBDE được dùng trong thương mại đã bị cấm hoàn toàn từ năm 2013. Để tránh, bạn nên mua sản phẩm sản xuất sau 2014, nếu sản phẩm trong nhà chứa chất này, nên dùng máy lọc HEPA.