Đề tài chiến tranh Việt Nam luôn được các thế hệ con cháu ghi nhớ. Chiến tranh Việt Nam không chỉ đi vào lời ca tiếng hát mà còn được tái hiện qua những vở kịch, qua những bộ phim. Phim về đề tài chiến tranh Việt Nam luôn được công chúng đón nhận, ủng hộ. Cùng 10Hay.com điểm lại top 10 phim chiến tranh Việt Nam hay nhất đi vào sâu trong kí ức chúng ta nhé!
1. Biệt động Sài Gòn
Biệt động Sài Gòn là bộ phim đầu tiên, duy nhất của điện ảnh Việt Nam tái hiện những chiến công của đội Biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ. Trước sự chỉ đạo tài tình của đạo diễn Long Vân, Biệt động Sài Gòn trở thành cái tên luôn in sâu trong kí ức người Việt Nam.
Nội dung phim nói về cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch. Đó là Tư Chung – Tư lệnh trưởng Biệt động Sài Gòn, cùng người đồng đội Ngọc Mai khi họ phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, ngày ngày chạm trán cùng tướng tá Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, một nữ chiến sĩ biệt động khác, Huyền Trang, phải cải trang thành người xuất gia tu hành để dễ bề che mắt kẻ thù…
2. Nổi gió
Nổi gió là một bộ phim Việt Nam năm 1966 của đạo diễn Huy Thành do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Phim đã giành được giải Bông sen vàng cho hạng mục Phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên.
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Nội dung phim đề cập đến vấn đề thời sự khi đó, nhiều gia đình có con cái thuộc hai bên trong chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, gia đình Phương có chị là Vân theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn Phương là trung úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau nhiều năm xa cách, hai chị em gặp lại nhau. Niềm vui chưa kịp qua thì mâu thuẫn nảy sinh giữa hai chị em. Khi biết Phương là trung úy quân đội Việt Nam Cộng hòa, Vân đã đuổi Phương đi. Từ đây bắt đầu chuỗi bi kịch.
3. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm là một bộ phim của đạo diễn Hải Ninh năm 1972. Đây là một bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Kịch bản Vĩ tuyến 17 ngày và đêm được Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ viết trong 5 năm.
Sau hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự ngăn cách Việt Nam thành hai vùng tập trung. Sau khi chồng tập kết ra Bắc, chị Dịu ở lại bờ Nam của sông Bến Hải. Bí thư chi bộ Thuận bị phe Việt Nam Cộng hòa giết chết, chị Dịu lên thay chức vụ đó. Vì lý do này mà chị đã nhiều lần bị Trần Sùng đưa vào tù.
Bộ phim vinh dự đạt được 2 giải thưởng cao tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1973: Giải của Hội đồng hòa bình Thế giới và Nữ diễn viên xuất sắc.
4. Em bé Hà Nội
Em bé Hà Nội là một bộ phim nhựa do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974 . Phim do Hải Ninh làm đạo diễn. Bộ phim khắc họa cuộc sống Hà Nội năm 1972, khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Linebacker II, ném bom miền Bắc Việt Nam.
Sự thành công của bộ phim được diễn viên Lan Hương diễn xuất tốt. Đây cũng chính là vai diễn đầu tiên của cô năm 12 tuổi.
Phim đạt giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1975, Giải đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1975, Giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine Liên hoan phim Quốc tế Syria.
5. Cánh đồng hoang
Cánh đồng hoang là một phim nhựa làm về đề tài Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam. Kịch bản phim được viết bởi Nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam. Nội dung phim chủ yếu nói về cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng Ba Đô. Vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được phía Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Khi Ba Đô bị trực thăng Mĩ bắn trúng, để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã bắn cháy chiếc trực thăng.
6. Áo lụa Hà Đông
Áo lụa Hà Đông là một bộ phim chiến tranh – tâm lý – tình cảm Việt Nam. Phim có độ dài 135 phút của đạo diễn Lưu Huỳnh, công chiếu vào năm 2006. Phim có sự tham gia của diễn viên, người mẫu Trương Ngọc Ánh. Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc nhất”.
Nội dung phim là câu chuyện tình giản dị nhưng cũng thấm đầy nước mắt của Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh). Trong cảnh hỗn loạn khi những người nông dân nổi dậy lật đổ chính quyền, tất tả dắt díu nhau vào Nam. Tài sản quý giá nhất hai người mang theo là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông mà Gù lấy làm quà cưới Dần. Đó chính là chiếc áo quấn quanh người chú bé Gù khi người ta tìm thấy. Cũng từ đây họ phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm để sống sót.
7. Đừng đốt
Đừng đốt là một bộ phim theo dòng chính kịch lịch sử được sản xuất vào năm 2009 do Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản. Phim được tạo dựng dựa trên quyển hồi ký nổi tiếng cùng tên của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, được cô viết từ năm 1968 đến trước khi hy sinh vào năm 1970.
“Đừng đốt” đã giành được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009 và giải Cánh Diều Vàng năm 2010. Đây cũng là bộ phim được chọn để tham dự giải Oscar.
8. Mùi cỏ cháy
Mùi cỏ cháy là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội, chiến tranh. Kịch bản của phim trên quyển nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Bối cảnh phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính là bốn sinh viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971. Họ được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tại đây, Thành, Thăng, Long đã hy sinh còn Hoàng may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa.
9. Dòng sông phẳng lặng
Dòng sông phẳng lặng là bộ phim của đạo diễn Lưu Nghiệp Quỳnh. Nội dung phim dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Bộ phim có độ dài 15 tập, ca ngợi sự kiên cường, bất khuất, hy sinh âm thầm lặng lẽ của những chiến sĩ biệt động thành phố Huế nằm bên dòng sông Hương. Họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng Mậu Thân 1968.
Bối cảnh phim là cảnh ven đô và ngoại thành Huế, xoay quanh nhân vật trung tâm là các chiến sĩ biệt động thành như Cúc, Phi Hùng, Hồng, Hạnh (mẹ của Cúc)… Phim tái hiện cuộc chiến cân não giữa ta và địch, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Cuối cùng chiến thắng đã đến với người dân Việt Nam kiên trung, bất khuất.
10. Những người viết huyền thoại
Những người viết huyền thoại là một bộ phim hành động – chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, công chiếu năm 2013. Phim lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm1960. Giai đoạn khi tình thế yêu cầu chi viện xăng dầu vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cao và cấp bách.
Các bài viết liên quan: