Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.
Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Cambodia là một trong những nước nghèo nhất.
Trong bài viết này, 10Hay sẽ giới thiệu top 10 nước nghèo nhất châu Á xét theo chỉ số GDP bình quân đầu người trong những năm gần đây, mời bạn đọc cùng tham khảo:
1. CHDCND Triều Tiên
Nhiều người không khỏi bất ngờ khi CHDCND Triều Tiên dẫn đầu trong danh sách những nước nghèo nhất châu Á tính theo GDP bình quân đầu người (583 USD). Nhìn chung, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế công nghiệp với việc sản xuất công nghiệp là hoạt động chính và một nền nông nghiệp gần như tự cung tự cấp do bị cấm vận, đây cũng là một nền kinh tế gần như hoàn toàn thuộc Chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước. Truyền thông Phương Tây thường mô tả kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế yếu kém, trì trệ và bị cô lập và là một nền kinh tế hiện lao đao vì lệnh trừng phạt và cấm vận của Liên Hiệp Quốc cũng như khó khăn do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ trong giữa những năm 1990.
2. Afghanistan
Đứng thứ 2 trong số những nước nghèo nhất châu Á chính là Afghanistan. Diện tích của Afghanistan là 647.500 km2 , đây là một nước rất nghèo, một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Hai phần ba dân số nước này sống với chưa đến $2 một ngày giai đoạn năm 1998-2001. Những năm gần đây, do chính sách phát triển kinh tế, và hỗ trợ quốc tế, nền kinh tế nước này cũng dần dần tái sắc. GDP bình quân đầu người đạt 633 USD.
3. Nepal
Với GDP bình quân đầu người khoảng 690 USD, Nepal xếp thứ 3 trong những nước nghèo nhất châu Á. Nepal có số lượng hộ gia đình nghèo lớn. Thậm chí, một số hộ phải sống dựa vào nguồn tiền từ những người thân sống ở nước ngoài. 70% dân số Nepal sống bằng nghề nông. Nông nghiệp chiếm hơn 1/3 tỷ trọng kinh tế ở quốc gia nhỏ bé này, bất chấp địa hình đồi núi hiểm trở. Nepal đứng thứ 126/175 quốc gia có mặt trong bảng xếp hạng “Chỉ số nhận thức tham nhũng” toàn cầu. Đây là quốc gia có nền chính trị không ổn định trong nhiều thế kỉ. Cuộc nội chiến tại Nepal mới chỉ kết thúc vào năm 2006.
4. Bangladesh
GDP bình quân đầu người của Bangladesh đạt 797 USD. Bangladesh vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Á. Dù có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, Bangladesh vẫn là một quốc gia dưới mức phát triển và dân số quá đông đúc.
Các cản trở đối với sự phát triển bao gồm những cơn lũ và lốc xoáy thường xuyên, các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, quản lý yếu kém cơ sở vật chất bến cảng, sự tăng trưởng nhanh lực lượng lao động vượt quá mức cung việc làm, sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng (như khí tự nhiên), nguồn cung năng lượng không đủ, chậm áp dụng cải cách kinh tế, tranh giành chính trị và tham nhũng. Theo bản báo cáo ngắn về các quốc gia của Ngân hàng thế giới tháng 7 năm 2005: “Một trong những vật cản lớn nhất đối với sự tăng trưởng của Bangladesh là quản lý kém và sự yếu kém trong các định chế công cộng”
5. Myanmar
Là một quốc gia có diện tích lãnh thổ khá lớn tại khu vực Đông Nam Á nhưng Myanmar lại là một trong những nước nghèo nhất châu Á với GDP bình quân đầu người khoảng 868 USD. Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế.
Để đối phó tình trạng này, chính phủ đã nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và hủy bỏ hết thuế xuất khẩu. Mặc cho vấn đề về tiền tệ hiện nay, nền kinh tế Myanmar được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 8,8% trong năm 2011. Sau khi hoàn thành cảng nước sâu Dawei trị giá 58 triệu USD, Myanmar dự kiến sẽ là trung tâm thương mại kết nối Đông Nam Á và biển Đông với Ấn Độ Dương, tiếp nhận hàng hóa từ Trung Đông, châu Âu và châu Phi thông qua biển Andaman, thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.
6. Cambodia
Cambodia hay Cam-pu-chia là một trong những nước nghèo nhất châu Á với GDP bình quân đầu người khoảng 926 USD. Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ Polpot Khmer Đỏ, thành phố lớn nhất Phnompenh đứng lên từ một thành phố chết không một bóng người và được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay. Ảnh hưởng của chiến tranh ngoại quốc lẫn nội chiến nghiêm trọng hơn ở Việt Nam nên cho đến nay nền kinh tế vẫn còn nhiều điều bất cập, tình trạng tham nhũng lớn và luật pháp lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần phải giải quyết.
7. Tajikistan
GDP bình quân đầu người của Tajikistan đạt khoảng 953 USD, xếp thứ 7 trong số những nước nghèo nhất châu Á. Tajikistan là nước nhỏ nhất cũng như nghèo nhất trong khu vực Trung Á. Hạn hán kéo dài, nạn đói hoành hành, thiếu lương thực thường xuyên nên kinh tế của đất nước này luôn nằm trong tình trạng “báo động đỏ”.
Hiện Tajikistan đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, nhưng những cải cách tiến hành chậm chạp. Từ năm 1998, nền kinh tế có chuyển biến, nhịp độ tăng trưởng đạt 3,8%; lạm phát giảm. Xuất khẩu đạt 740 triệu USD, nhập khẩu: 810 triệu USD; nợ nước ngoài 1 tỷ USD.
8. Kyrgyzstan
Kyrgyzstan đứng thứ 8 trong những nước nghèo nhất châu Á với GDP bình quân đầu người khoảng 1.158 USD. Dù có sự giúp đỡ của các nhà tài trợ lớn phương Tây, gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á, Cộng hoà Kyrgyzstan vẫn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế từ sau độc lập. Ban đầu, đó là hậu quả của sự tan vỡ khối thương mại Xô viết dẫn tới mất thị trường, cản trở sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do của nước này. Chính phủ đã giảm chi tiêu, chấm dứt đa số các khoản trợ giá, và đưa ra áp dụng thuế giá trị gia tăng. Nói chung, chính phủ có vẻ kiên quyết chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường.
9. Pakistan
GDP bình quân đầu người của Pakistan khoảng 1.261 USD, Parkistan cũng là nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm trong vùng. Nhưng gần đây, những chính sách cải cách kinh tế trên diện rộng đã dẫn tới một triển vọng kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng tốc phát triển đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ tài chính.
Trong những thập kỷ trước, nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng của những cuộc biến động, thay đổi về chính trị, dân số tăng nhanh do sự đối đầu với Ấn Độ. Tuy nhiên, IMF đã đồng ý với các chính sách của chính phủ, hỗ trợ bởi đầu tư nước ngoài, cho phép nền kinh tế gia nhập với thị trường thế giới, tạo động lực phục hồi kinh tế vĩ mô trong cuối thập kỷ.
10. Yemen
GDP bình quân đầu người của nước Yemen đạt khoảng 1.367 USD. Yemen là nước kém phát triển nhất Tây Á và kém phát triển trên thế giới. Địa hình khô cằn, không có mấy tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt,…) và nạn tham nhũng khiến Yemen là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói,… nên Yemen phần lớn phải nhờ Hoa Kỳ hỗ trợ.
Xem thêm: