Bệnh gút hay bệnh gout là 1 dạng bệnh viêm khớp khá phổ biến, thậm chí được nhiều người gọi với cái tên “bệnh nhà giàu” với các biểu hiện như đau nhức dữ dội, sưng và cứng ở phần khớp. Gút không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, gút có thể tiến triển và thậm chí dẫn đến tàn phế cho người bệnh. Vậy bệnh gút là gì? Làm thế nào để nhận biết bệnh gút? Bài viết dưới đây của 10Hay sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên, đồng thời giới thiệu đến bạn 10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút cực kỳ hiệu quả được nhiều người công nhận. Cùng theo dõi nhé!
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút hay bệnh thống phong là thuật ngữ bệnh lý để chỉ tình trạng rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng các tinh thể muối urat tại các khớp, dẫn đến viêm khớp. Gút ảnh hưởng nhiều nhất ở phần bàn chân của người bệnh, nhiều nhất là ở ngón chân cái
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh gút hoàn toàn, do đó nếu gặp phải bệnh gút, việc điều trị sử dụng kết hợp thuốc lẫn chế độ ăn uống, các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà là cực kỳ cần thiết để có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh thoải mái hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút
Đa số các trường hợp bị bệnh gút đều xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát, số ít còn lại là do nguyên nhân thứ phát, cụ thể:
Gút xuất hiện do nguyên nhân nguyên phát
Có đến 95% các trường hợp gút xảy ra ở nam giới ở độ tuổi chủ yếu là từ 30 đến 60 tuổi. Tại Việt Nam, hầu hết các trường hợp bệnh gout thường xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu quá thường xuyên, cộng thêm có chế độ ăn uống giàu chất đạm dẫn đến sự chuyển hóa acid uric.
Những người bị bệnh gout thường có chế độ ăn với thực phẩm giàu purin như gan, thận, tôm, cua, nhiều lòng đỏ trứng, nấm…. sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm,
Nguyên nhân thứ phát dẫn đến bệnh gout
Nguyên nhân di truyền: do sự rối loạn về gen và nguyên nhân này thì khá hiếm gặp.
Do sự gia tăng sản xuất acid uric hoặc sự giảm đào thải acid uric hoặc cả hai nguyên nhân trên, cụ thể:
- Do suy thận hoặc các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
- Do các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp
- Do sử dụng các loại thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
- Do sử dụng các loại thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …
Dù bạn có dùng thuốc hay không, nếu đã mắc bệnh gút rồi thì sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện cơn gút cấp. Do đó trong bệnh gút, việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay chế độ ăn uống thì đều mang 1 mục đích chính là giảm bớt đau đớn khi người bệnh bị cơn gút cấp tính tấn công mà thôi, đồng thời chúng hỗ trợ giãn cách khoảng thời gian giữa các cơn gút xuất hiện, ngăn ngừa các đợt tấn công khác và ngăn ngừa sự hình thành sạn thận, các khối u dưới lớp da quanh khớp bị gút.
Nếu thực hiện điều trị thành công sẽ giúp giảm các cơn đau khó chịu do các triệu chứng gút gây ra, cũng như giảm mức độ phá hủy các khớp xương bị gút về lâu dài.
Một số dấu hiệu báo hiệu bệnh gút mà bạn nên biết
Các triệu chứng báo hiệu bệnh gút thường xuất hiện rất đột ngột, và đa số hay xảy ra vào ban đêm, hãy chú ý nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây:
Đau khớp dữ dội
Mặc dù phần lớn bệnh gút thường ảnh hưởng nhiều nhất đến khớp lớn của ngón chân cái, những gút hoàn toàn có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Ngoài ngón chân cái, q số khu vực thường bị ảnh hưởng như: mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay ay các khớp ngón tay…Từ khi gút bắt đầu khởi phát, đơn đau có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng trong vòng từ 4 tiếng đến 12 tiếng sau đó,
Cảm giác khó chịu kéo dài
Sau khi cảm giác đau dữ dội giảm bớt thì người bệnh vẫn sẽ cảm thấy khó chịu ở các khớp liên tục từ vài ngày đến vài tuần sau. Các đợt bộc phát sau có thể kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
Khớp bị viêm và sưng đỏ
Ngoài các biểu hiện vừa nêu trên, nếu 1 số khớp bị sưng đỏ, mềm và ấm thì đây cũng là 1 biểu hiện của bệnh gút.
Phạm vi chuyển động hạn chế
Khi bệnh gút tiến triển nặng hơn, người bệnh nhiều khi không thể vận động được các khớp như bình thường, gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày.
10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút
Uống nhiều nước là 1 trong những cách hỗ trợ bệnh gút tốt
Nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là uống nhiều nước có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh gút. Khi các khớp bị sưng và viêm, nếu nạp nhiều chất lỏng vào cơ thể có thể thúc đẩy thận giải phóng các chất lỏng dư thừa và giảm sưng đau nơi khớp. Bạn nên sử dụng nước lọc và trà thảo mộc để bổ sung cho cơ thể, hạn chế bia rượu hay nước ngọt có chứa nhiều purin.
Tuy nhiên, đối với những ai bị bệnh suy tim sung huyết hoặc bệnh thận, hãy trao đổi kỹ càng với bác sĩ điều trị để có thể bổ sung lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể trong ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng cách chườm đá
Chườm đá lạnh vào các khớp bị ảnh hưởng sẽ hỗ trợ giảm viêm do gút gây ra. Mỗi lần chườm, bạn hãy bọc đá trong 1 chiếc khăn vài mỏng và chườm lên chỗ đau trong vòng 10 đến 15 phút để giảm cơn đau.
Giảm căng thẳng cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả
Stress, căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý mà với những ai bị bệnh gút còn có thể làm nặng hơn những triệu chứng mà bệnh gút gây ra. Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ tất cả các nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng, nhưng bạn có thể thực hiện 1 số cách như sau:
Tập thể dục, đi bộ 1 quãng ngắn để vận động nếu cơn đau của bệnh gút không hạn chế cử động. Viết nhật ký, đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền đều là những biện pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả, hoặc dành cho 1 mình 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Nâng cao các khớp bị ảnh hưởng
Gút khiến các khớp bị đau và sưng, nhất là ở khu vực khớp bàn chân, bàn tay hay ở đầu gối, mắt cá chân. Để giảm sưng, bạn có thể nâng cao các khớp bị ảnh hưởng bởi gút để giảm sự ứ trệ máu và các chất lỏng, kết hợp cùng với chườm đá lạnh sẽ giúp bạn đỡ đau tốt hơn.
Uống cà phê
Có nghiên cứu và phân tích được tổng hợp từ năm 2016 cho thấy rằng, những ai uống nhiều cafe có ít nguy cơ bị bệnh gút hơn. Có thể do cafe có khả năng giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Ăn nhiều anh đào để hỗ trợ điều trị bệnh gút
Nghiên cứu cho thấy rằng, ăn nhiều quả anh đào có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, chúng giúp giảm 35% nguy cơ bùng phát đợt gút cấp ở những ai bị gút.
Trong quả anh đào có chứa lượng lớn hàm lượng hợp chất chống viêm anthocyanins, do đó nếu ăn quả anh đào hay uống nước anh đào, các thực phẩm bổ sung được chiết xuất từ anh đào đều hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân bị gút. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, khi cho người bệnh ăn quả anh đào, kết hợp cùng với uống thuốc trị gút có thể giảm đến 75% nguy cơ mắc các cơn gút.
Uống nước chanh là 1 trong những biện pháp hỗ trợ điều trị gút hiệu quả
Nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy chỉ cần pha 2 lít nước cùng nước ép của 2 quả chanh tươi để uống mỗi ngày có thể giúp giảm axit uric ở những người bị gút hiệu quả. Để lý giải cho việc hỗ trợ điều trị gút bằng nước chanh, các nhà nghiên cứu cho rằng nước chanh có thể trung hòa lượng axit uric trong cơ thể, từ đó giảm triệu chứng gút.
Hạn chế uống rượu cũng có thể hỗ trợ điều trị gút hiệu quả
Một trong những nguyên nhân dẫn đến gút đó chính là sử dụng nhiều rượu bia. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chỉ cần uống nhiều hơn 2 ly rượu hoặc 2 ly bia mỗi ngày có thể tăng nguy cơ bị gút lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, trong bia còn chứa nhiều purin, do đó những ai bị gút cần tránh xa rượu bia.
Tránh các loại thịt có nhiều purin
Để hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, bạn cần tránh các loại thịt có chứa nhiều purin như thịt gà tây, thịt ba chỉ, thịt bê, thịt nai, nội tạng, các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích, cá tuyết, con trai hay con sò. Hãy loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn nhé.
Trao đổi với bác sĩ về thuốc
Với những ai mắc bệnh gút có thể mắc một số bệnh mãn tính khác. Do đó, việc trao đổi với bác sĩ là chuyện cực kỳ cần thiết để có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể dẫn đến sự tích tụ axit uric, từ đó làm bùng phát bệnh gút như thuốc lợi tiểu.
Lúc này, bạn đừng vội ngừng sử dụng thuốc mà nên trao đổi với bác sĩ để có thể sử dụng thuốc thay thế. Đôi khi nếu không có giải pháp thay thế tốt hơn thì người bệnh cần chấp nhận vì lợi ích mà thuốc mang lại cao hơn tác dụng phụ của thuốc.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị gút
Các đợt bùng phát của bệnh gút khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn và mệt mỏi. Do đó, để có thể làm giảm được các triệu chứng và ngăn ngừa được những đợt bùng phát sau này, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và kết hợp thêm những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút kể trên. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp tình trạng cơn gút cấp kéo dài hơn 48 giờ nên đến bệnh viện khám, hoặc trao đổi với bác sĩ để có phương hướng điều trị chính xác và kịp thời.
Bài viết trên 10Hay đã giới thiệu đến bạn 10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút cực kỳ hiệu quả được nhiều nghiên cứu chứng minh. Mong rằng bài viết có thể cung cấp đến bạn những thông tin có ích nhé!