Hà thủ ô đỏ là cây gì? Công dụng của Hà thủ ô như thế nào với sức khỏe? Cách dùng và có những bài thuốc hay nào? Cùng 10Hay tìm hiểu thêm về 10 công dụng của Hà thủ ô và các cách dùng, các bài thuốc hữu ích liên quan ngay sau đây!
Đặc tính, nét đặc trưng của cây Hà thủ ô
Hà thủ ô thuộc nhóm cây sống lâu năm, họ cây dây leo. Thân cây quấn, mọc xoắn vào nhau; Mặt ngoài thân cây nhẵn, có màu xanh tía; Có vân cây và có rễ phình thành củ.
Hà thủ ô đỏ thường mọc dại ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chúng tập trung sống chủ yếu ở: Hà Giang, Lai Châu, Sơn Lan, Lào Cai… Hiện nay, cây được xuất hiện, được trồng nhiều ở khu vực phía Nam. Đặc biệt cây phát triển khá tốt ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định…
Phân loại và thành phần cây Hà Thủ Ô
Trong cây hà thủ ô có những thành phần các chất có lợi như: lipid, tinh bột, Protid, canxi, sắt, kẽm; Anthraglycosid, Lecithin cùng với Rhaponticin,… cùng một số chất vô cơ. Nếu biết cách sử dụng hà thủ ô đúng đắn, phù hợp cây sẽ có thể đem tới nhiều công dụng vô cùng hữu ích. Giúp hỗ trợ chữa bệnh và giúp tăng cường sức khỏe.
Thực tế, có 02 loại: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Chúng khác nhau, nhưng có nhiều người không nắm rõ và cho rằng hai loại trên là một.
- Hà thủ ô trắng: được phát hiện sau loại đỏ. Phần rễ củ cũng nhỏ hơn nhiều so với hà thủ ô đỏ.
- Mặc dù cả hai đều sở hữu một số công dụng tương đương với nhau, nhưng nên ưu tiên sử dụng hà thủ ô đỏ. Các nhà khoa học chứng minh liên quan của Hà thủ ô đối với sức khỏe con người.
Top 10 công dụng của Hà thủ ô tốt đối với sức khỏe
Là dược liệu rất tốt cho tóc, bồi bổ sức khỏe, cải thiện làn da,….10Hay cùng bạn tìm hiểu thêm về các công dụng của hà thủ ô nhé!
Hà thủ ô có tác dụng gì tốt cho tóc?
Hà Thủ ô giúp làm tóc đen hơn, trị được chứng tóc bạc sớm và kích thích tóc mọc tốt hơn. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, tóc có mối quan hệ mật thiết với máu và thận. Chính vì vậy mà khi thận và máu không tốt sẽ khiến cho tóc bạc nhanh, bị gãy rụng nhiều.
Theo đó, loại cây dược liệu này còn giúp bổ máu, cải thiện chức năng hoạt động của thận. Giúp cho tóc đen, kích thích mọc tóc và sợi tóc mềm mại, khỏe mạnh tự nhiên.
Tăng cường sức khỏe
Sở hữu nhiều các loại chất có lợi trong thành phần nên hà thủ ô còn hỗ trợ nâng cao miễn dịch, thanh lọc cơ thể. Bồi bổ sức khỏe bằng loại cây này tương đối hiệu quả. Trong Đông Y, dược liệu này thường xuyên được góp mặt trong các bài thuốc; Điều trị người yếu, chữa nhức đầu, bị buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, và còn trị mất ngủ, giúp an thần,…
Công dụng của Hà thủ ô – Cải thiện làn da
Uống Hà thủ ô có tác dụng giúp giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể và bổ máu. Giúp làn da dần trở nên mịn màng, trắng sáng và phòng tránh mụn nhọt xuất hiện; Tránh được tình trạng mẩn đỏ ngứa ngáy. Bên cạnh đó, trong Hà thủ ô còn có các thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm; Giúp hạn chế nếp nhăn trên làn da.
Hà thủ ô giúp nhuận tràng
Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng đều có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Giúp cho việc thuận lợi, ruột co bóp dễ dàng hơn và tốt cho việc nhuận tràng. Là nhờ vào hoạt chất Anthraglycosid có trong thành phần của hà thủ ô. Thích hợp cho một số người đang bị táo bón và hệ tiêu hóa không ổn định.
Trị được chứng suy nhược, bồi bổ thần kinh
Hà thủ ô rất giàu hoạt chất Lecithin, là một chất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho các hoạt động của hệ thần kinh. Giúp kích thích việc sản sinh hồng cầu tốt hơn. Lecithin còn giúp bảo vệ cho tế bào não, vậy nên dùng hà thủ ô sẽ giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh; Đồng thời cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho người mắc chứng Alzheimer.
Cải thiện tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn các biến chứng tiểu đường
Ngoài các công dụng tốt ở trê, hà thủ ô còn giúp hỗ trợ ổn định hàm lượng đường trong máu; Hạn chế xơ vữa động mạch và hỗ trợ tốt điều trị nhiều bệnh lý khác liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, hà thủ ô chứa hoạt chất Glycoside giúp làm giảm các thương tổn, biến chứng ở thận gây ra bởi bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, không nên cho người bị huyết áp thấp
Bệnh huyết áp cao phổ biến ở người cao tuổi, ngày nay còn xảy ra nhiều với người trẻ. Theo y học cổ truyền cho thấy, dùng hà thủ ô đúng cách sẽ mang giúp cải thiện được tình trạng cao huyết áp. Đặc biệt là khi được kết hợp cùng với các dược liệu như sinh địa, huyền sâm và hoài ngưu,…Sẽ cho hiệu quả sẽ càng cao hơn.
Hà thủ ô làm giảm cholesterol xấu trong máu
Một công dụng tốt khác của hà thủ ô là cho khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Bổ sung thêm các cholesterol có lợi, bảo vệ thành mạch. Với người đang gặp tình trạng cholesterol trong máu cao, nên kiên trì dùng nước thuốc sắc từ củ hà thủ ô.
Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da
Hà thủ ô có trị bệnh? Vị thuốc này đã được sử dụng nhiều trước đây trong y học cổ truyền. Dùng chữa viêm nhiễm trên da, da có mủ,bệnh lậu và nhiễm nấm,… Dược liệu hà thủ ô còn hỗ trợ làm lành tổn thương, các vết viêm loét trên da; Đặc biệt là dùng để phòng ngừa hiện tượng hình thành sẹo xấu của các vết thương.
Tăng cường sức khỏe sinh sản cả nam và nữ giới
Hỗ trợ, giúp nâng cao sinh lực và rất tốt cho đời sống tình dục của các cặp đôi. Giúp tăng cường khả năng thụ thai thành công. Đối với nam giới, cây hà thủ ô còn có công dụng bổ thận, tráng dương, sức khỏe dẻo dai. Chị em phụ nữ dùng cây này sẽ được điều hòa nồng độ nội tiết tố, ổn định kinh nguyệt; Và trong chuyện chăn gối trở nên viên mãn hơn.
Công dụng khác của Hà thủ ô
Ngoài các công dụng thường được biết tới, Hà thủ ô còn giúp tiêu viêm và giải độc cơ thể. Theo y học cổ truyền, loại cây này được dùng để chữa bệnh xương khớp, đau lưng mỏi gối, nhức mỏi chân tay,…
Đặc biệt, Hà thủ ô còn được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều về khả năng điều trị bệnh sốt rét. Bởi có tính ấm, vị ngọt đắng cây giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể người bệnh.
Cách chế biến hà thủ ô như thế nào là đúng?
Theo đông y, phần củ có vị đắng ngọt, chát, có tính hơi ôn. Vị đắng này liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp. Rất có thể dẫn đến đại tiện nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Vì vậy mà các chuyên gia cảnh báo về tình trạng này có thể là do tác dụng phụ. Trong Đông y vì vậy mà thường sử dụng loại được chế biến sẵn.
Cách chưng Hà Thủ ô để giảm bớt độc tính:
- Hà thủ ô đỏ, sau khi được rửa sạch và cạo sạch vỏ bên ngoài; Mang đi ngâm với nước gạo trong 24 giờ. Sau đó thái miếng và loại bỏ lõi; Dùng để chưng cách thuỷ với nước đậu đen;
- Hàm lượng: 01kg hà thủ ô + chưng với khoảng 100 – 300 gam đậu đen.
- Chưng liên tục, sau đó lấy nước nấu đem chưng tới 9 lần sẽ được xem tốt nhất. Cách làm này để giảm bớt độc tính, tăng sức bổ đồng thời giúp thuốc vào thận dễ dàng hơn.
Top 10 công dụng của Hà thủ ô – Cách dùng và những bài thuốc hữu ích này bạn nên tham khảo qua. 10Hay hy vọng từ đây chúng ta sẽ biết nhiều hơn về Hà thủ ô, công dụng. Cảm ơn bạn ghé trang, tham khảo và chia sẻ bài viết nhé!