Ung thư là căn bệnh quái ác rất nhiều người mắc phải. Căn bệnh này nguy hiểm nhưng thực sự chúng ta đã hiểu hết về nó hay chưa. 10Hay xin chia sẻ top 10 hiểu lầm về bệnh ung thư rất phổ biến.
Ung thư là gì?
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào mất kiểm soát. Những tế bào đó có thể phát triển ào các mô lân cận, di chuyển đến khắp cơ thể (chúng ta thường gọi là di căn).
Sự thật là không phải tất cả khối u trong cơ thể đều là ung thư. Một số khối u có thể là lành tính và không ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh và ngày càng nhiều người mắc phải bệnh này.
10 hiểu lầm về bệnh ung thư
Dưới đây là top 10 hiểu lầm về bệnh ung thư rất phổ biến. Hiểu đúng về bệnh, chắc chắn chúng ta sẽ bớt sợ hãi.
Đã mắc ung thư là ‘tử’
Rất nhiều người trong chúng ta đều nghĩ đã mắc ung thư nghĩa là ai cũng chết. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng 80% bệnh nhân mắc ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nếu bệnh nhân điều trị ung thư thành công, không tái phát trong 5 năm thì được coi là khỏi bệnh, nguy cơ tái lại thấp. Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị mới cũng có thể giúp bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn sau điều trị.
Ung thư là căn bệnh truyền nhiễm
Thật ra, ung thư không phải là căn bệnh truyền nhiễm như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, một số nguy cơ mắc ung thư cao hơn đó là người mắc virus viêm gan, mắc virus HPV. Những loại virus này có thể lây từ người này sang người khác. Trong khi đó, ung thư thì không dễ dàng lây từ người sang người.
Khối u phát triển nhanh hơn nếu ăn nhiều đường
Nhiều người cho rằng ăn nhiều đường sẽ làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho sự hiểu lầm đó và ăn ít đường đi cũng không thu nhỏ tế bào ung thư. Nó cũng không làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ác tính. Chỉ là khi tiêu thụ quá nhiều đường, bạn sẽ có nguy cơ bị béo phì, tiểu đường – những nguy cơ sẽ phát triển ung thư.
Bị ung thư, phẫu thuật sẽ khiến bệnh nhân ‘đi’ nhanh hơn
Đây là quan niệm của không ít người về bệnh ung thư. Họ cho rằng việc phẫu thuật hoặc xâm lấn có thể khiến khối u phát triển nhanh, di căn sang các cơ quan khác. Lúc đó, người bệnh sẽ chết nhanh hơn. Nhưng theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những tiến bộ trong y học sẽ giúp bệnh nhân giảm khối u lây lan một cách tốt nhất. Tùy vào tình trạng bệnh, khối u đó có thể giảm đáng kể tốc độ lây lan nhờ phẫu thuật.
Ung thư không tái phát sau điều trị khỏi
Có thể nói, ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi điều trị thành công rồi, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát. Đây là sự thật mà ít ai biết được. Khả năng tái phát bệnh cũng tùy thuộc vào từng loại ung thư, tùy thuộc vào bệnh nhân. Hơn nữa yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc tái phát.
Chẩn đoán ung thư xong phải điều trị luôn
Khi mới phát hiện ung thư, thông thường ta đều nghĩ rằng bác sĩ sẽ điều trị luôn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp cần theo dõi. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh phát triển tương đối chậm thì bác sĩ sẽ theo dõi sát sao. Dĩ nhiên, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất.
Có thể điều trị bằng thảo dược, thực phẩm bổ sung
Một số biện pháp như dùng thảo dược thực phẩm bổ sung có thể tăng cường sức khỏe. Chúng có thể giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư. Tuy nhiên, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng không điều trị khỏi ung thư. Thậm chí, các loại thuốc đó còn ảnh hưởng đến việc xạ trị, hóa trị. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc việc sử dụng vitamin khi bị bệnh ung thư.
Người thân bị ung thư, mình cũng bị ung thư
Tiền sử gia đình có người bị ung thư là một trong những yếu tố làm tăng khả năng bị bệnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu có người thân bị ung thư chúng ta cũng sẽ chắc chắn sẽ bị ung thư quái ác. Theo chuyên gia, rất nhiều bệnh nhân ung thư nhưng trong gia đình không có người mắc bệnh.
Kết quả điều trị ung thư có thể bị ảnh hưởng bởi tinh thần
Theo chuyên gia, hiện chưa có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ giữa tinh thần và kết quả điều trị bệnh ung thư. Theo đó, việc suy nghĩ tiêu cực chưa chắc đã làm tăng nguy cơ tử vong hay bị thất bại trong điều trị. Việc suy nghĩ tích cực cũng không chữa khỏi bệnh ung thư nguy hiểm. Tuy nhiên, việc nghĩ tích cực sẽ giúp bệnh nhân phối hợp với bác sĩ để điều trị tốt hơn.
Phác đồ điều trị ung thư giống nhau
Dù mắc một loại ung thư, cùng một giai đoạn nhưng không phải phác đồ điều trị sẽ giống nhau. Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị tùy thuộc vào từng yếu tố, ví dụ như giai đoạn của bệnh, kích thước khối u, vị trí khối u là gì. Ngoài ra, khi điều trị, các bác sĩ cũng sẽ dựa vào phản ứng của bệnh nhân để điều chỉnh cách chữa bệnh phù hợp.
Trên đây là 10 hiểu lầm về bệnh ung thư rất phổ biến hiện nay. Hi vọng rằng, sau bài viết này, chúng ta sẽ hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm. Các bạn nhớ theo dõi 10Hay để tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé.