Thuốc nói chung hay thuốc tây là những loại dược phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, có tác dụng điều trị bệnh, phòng bệnh, chẩn đoán và một số công dụng khác mà không phải là các loại thực phẩm chức năng. Thuốc tây được trình bày dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang, viên nhộng, huyền dịch, thuốc bột, thuốc nước,…Dù ở dạng nào thì thuốc vẫn có những công dụng và tác dụng phụ nhất định mà mỗi người cần lưu ý trước khi uống thuốc.
Thuốc hay thuốc tây có thể được đưa vào cơ thể người bằng nhiều đường như đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm mạch, bơm qua trực tràng,…Trong đó, đường uống là đường dùng thuốc phổ biến hơn cả và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, trong việc uống thuốc, loại nước uống cùng với thuốc là một yếu tố không thể bỏ qua, quyết định phần nào đến tác dụng cũng như hiệu quả điều trị của thuốc uống. Có những loại nước hoàn toàn thích hợp để uống thuốc như nước lọc, nước suối, nước khoáng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại nước được các bác sĩ khuyến cáo là không nên hoặc hạn chế dùng uống thuốc. Và sau đây, bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn 10 loại nước không nên uống chung với thuốc (thuốc tây), hy vọng sẽ là một kiến thức bổ ích cho đọc giả:
1. Rượu bia
Rượu bia cùng những loại thức uống có cồn nói chung là nên hạn chế tối đa dùng để uống thuốc. Chất ethanol trong rượu bia tương tác với khá nhiều loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc kháng nấm,…làm cho các thuốc này giảm, mất tác dụng điều trị hoặc thậm chí xảy ra những phản ứng phụ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, rượu bia và các thức uống có cồn là 1 trong 10 loại nước không nên uống chung với thuốc mà mọi người cần phải nhớ, đặc biệt là giới nam.
2. Cà phê
Cà phê chứa hàm lượng caffein cao, dễ tương tác với nhiều loại thuốc. Cà phê càng đậm thì nồng độ caffein càng cao, càng dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc tây tương tác với chất caffein trong cà phê có thể gây nên những phản ứng đỏ bừng mặt, rối loạn nhịp tim, bùng phát cơn khó thở,…Mặc dù trong một số sản phẩm thuốc có chứa caffein như thuốc giảm đau có tác dụng tăng cường công dụng giảm đau nhưng tốt hơn hết, bạn nên hạn chế dùng cà phê để uống thuốc.
3. Sữa
Sữa là một thức uống bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi và cả những bệnh nhân mới phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, vì hàm lượng canxi trong sữa khá cao nên có thể gây kết tủa một số loại thuốc, dẫn đến mất tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, uống nhiều sữa cùng với thuốc sẽ làm giảm sự hấp thu của thuốc vào máu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích là người bệnh nên uống sữa cách thời điểm uống thuốc khoảng trên 2 giờ để không ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc đối với cơ thể.
4. Nước ngọt
Nhiều người nghĩ rằng uống nước ngọt, nhất là nước ngọt có gas sẽ giúp dễ tiêu hóa, thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm. Nước ngọt vẫn là một trong những loại nước không nên uống chung với thuốc vì những chất bảo quản, chất tạo màu, chất gas (khí cacbonic) trong nước ngọt dễ tương tác với nhiều loại thuốc tây, làm giảm khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể, đôi khi gây ra những tac dụng phụ không mong muốn.
5. Nước ép trái cây
Nếu bạn có thói quen dùng nước ép trái cây để uống thuốc thì tốt hơn bạn nên dừng thói quen này lại, vì điều nay là sai so với lời khuyên của các chuyên gia y tế. Trong nước ép trái cây có chứa nhiều loại vitamin, nhiều enzym có thể tương tác với các loại thuốc tim mạch, thuốc trị bệnh dạ dày, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc trị bệnh nội tiết,…Bên cạnh việc làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, đôi khi những phản ứng đảo ngược có thể xuất hiện và gây nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu yêu thích uống nước trái cây, bạn nên dùng cách xa thời điểm uống thuốc (từ 2 giờ trở lên).
6. Nước bưởi
Cũng giống như những loại nước ép trái cây, nước bưởi là một trong 10 loại nước không nên uống chung với thuốc vì đặc tính tương tác rộng của nó. Trong nước bưởi có chưa nhiều vitamin, nhiều loại enzym và chất naringin. Những chất này gây ức chế một số men chuyển hóa thuốc trong cơ thể, làm giảm hấp thu, làm tăng độc tính và tác dụng phụ của nhiều loại thuốc dùng chung.
7. Nước chanh
Trong nước chanh có chứa nhiều vitamin C, chứa nồng độ cao acid citric nên dễ gây tương tác với nhiều loại thuốc tây. Bên cạnh đó, nước chanh còn làm tăng nặng thêm bệnh viêm loét dạ dày, làm giảm tác dụng của những thuốc điều trị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột, những thuốc dễ bị phá hỏng bởi chất axit. Vì vậy, không nên dùng nước chanh để uống thuốc, các bạn nhé!
8. Nước trà
Tương tự như cà phê, chất cefein chứa trong trà làm tăng tác dụng phụ như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, hồi hộp đánh trống ngực khi dùng chung với một số thuốc. Chất Tanin có trong trà gây kết tủa và làm mất tác dụng của các thuốc có chứa sắt hoặc alcaloid. Bên cạnh đó, dùng nước trà để uống thuốc đôi khi sẽ gây ra hiện tượng kích thích, mất ngủ, lo lắng,…
9. Nước uống thể thao
Nước uống thể thao là một trong những loại nước không nên uống chung với thuốc vì hàm lượng và số lượng chất khoáng trong nước uống thể thao khá phức tạp và không rõ nồng độ. Những chất khoáng ấy dễ gây kết tủa với các ion chứa trong thuốc và từ đó làm mất tác dụng của thuốc uống. Đồng thời, những chất màu, chất bảo quản hoặc chất tạo gas trong nước uống thể thao có thể gây những phản ứng khó chịu, đỏ bừng mặt, hồi hộp, kích thích,…
10. Nước sâm
Nước sâm hay nước nhân sâm là một trong những loại thức uống bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, nhiều người đã lạm dụng nước sâm, dùng nước sâm để uống quanh năm, thay thế nước uống hàng ngày, dùng để uống thuốc,…Đây là một điều sai lầm với khuyến cáo của các lương y. Nhiều trường hợp dùng nước sâm để uống thuốc tây dẫn đến bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí rơi vào trạng thái cấp cứu. Vì vậy, trước khi dùng nước nhân sâm, bạn hãy xin ý kiến tư vấn của các lương y để có hướng sử dụng hợp lý, tăng cường sức khỏe.
Xem thêm: