Các loại thuốc nên có trong nhà nên có bạn đã trang bị chưa ? nếu chưa thì sau khi xem bài viết này bạn cần mua sắm đầy đủ ngay nhé. Vì không phải lúc nào chúng ta cũng khỏe mạnh cả và đôi lúc nữa đêm hay cần nhanh mà không có thì cũng gây không ít khó khăn và kể cả ảnh hướng đến sức khỏe gia đình bạn.
Hiện nay, các nhà thuốc tây xuất hiện ngày càng nhiều và bạn có thể ra nhà thuốc mua bất kỳ loại thuốc nào mình cần. Từ những loại thuốc sát trùng, thuốc giảm đau, thuốc bổ,…thông thường đến các thuốc chuyên khoa tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,…Bạn có thể mua thuốc dễ dàng theo toa của bác sĩ hoặc theo kinh nghiệm của người bán thuốc.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện, có thời gian để đi đến các nhà thuốc. Một số trường hợp phát sinh đột ngột như không có xe đi, đang nấu ăn, đang giữ trẻ, đang bị đau dữ dội hoặc nhà ở cách xa tiệm thuốc thì bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì không có thuốc điều trị.
Chính vì vậy, việc lập một tủ thuốc gia đình để dự trữ thuốc tại nhà là một điều cần thiết trong những trường hợp cấp bách như trên. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào chúng ta cũng đưa vào tủ thuốc gia đình và thuốc dự trữ cũng nên có giới hạn nhất định. Sau đây là 10 loại thuốc nên có trong nhà khi cần thiết, giúp điều trị những tình huống cơ bản trước khi chúng ta đến tiệm thuốc hoặc những cơ sở y tế:
1. Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt thông dụng nhất là thuốc có hoạt chất Acetaminophen hay Paracetamol. Đây là loại thuốc nên có trong nhà để phòng những trường hợp sốt xảy ra lúc nửa đêm, hoặc trẻ em bị sốt cần uống thuốc ngay để tránh xảy ra sốt cao co giật.
Tùy theo lứa tuổi mà bạn nên trang bị các loại thuốc hạ sốt bao gồm: thuốc viên nén dành cho người lớn, thuốc bột dành cho trẻ em, thuốc nhét hậu môn dành cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi.
2. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là loại thuốc nên có trong nhà để phòng những trường hợp cơn đau khởi phát đột ngột, mức độ đau dữ dội khiến bạn không thể đi xa. Lúc này, việc có sẵn thuốc giảm đau trong nhà là một điều hết sức cần thiết.
Thuốc giảm đau có nhiều loại, bao gồm thuốc có chứa Paracetamol, kháng viêm Nonsteroid để trị đau đầu, đau cơ, đau thần kinh,…; thuốc chống co thắt để trị đau ở đường tiêu hóa, đường niệu,…
3. Thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng là loại thuốc cơ bản phải có trong nhà để xử trí những vết trầy xước trên da, những vết thương chảy máu nhằm sát khuẩn, làm sạch vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, phòng bệnh uốn ván. Thuốc sát trùng gồm có dung dịch cồn 70 độ, oxy già, Betadin (cồn iod), nước muối sinh lý (NaCl 0,9%),…
4. Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt là loại thuốc nên có trong nhà khi cần thiết nhằm điều trị những trường hợp như bụi rơi vào mắt, đau mắt, ngứa mắt hoặc một số bệnh như đau mắt đỏ, viêm kết mạc, nhậm mắt,…Lúc này, việc có sẵn thuốc nhỏ mắt tại nhà sẽ rất tiện lợi, bạn sẽ không cần phải đến tiệm thuốc, không đi ra đường, hạn chế để bụi và không khí ô nhiễm xâm nhập làm bệnh ở mắt nặng thêm.
5. Thuốc chống dị ứng
Thuốc chống dị ứng cũng là loại thuốc nên có trong nhà để kịp thời chữa trị những trường hợp dị ứng do thức ăn, khói bụi, nước hoa, lông thú,…Nhiều trường hợp dị ứng gây nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây sốc phản vệ hoặc khởi phát cơn hen nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc trang bị thuốc chống dị ứng tại nhà là một điều hết sức cần thiết.
6. Thuốc chống nôn
Khi ăn phải những thức ăn không phù hợp với cơ thể, hoặc người phụ nữ ở giai đoạn ốm nghén, hoặc cơ địa dễ dị ứng với thức ăn sẽ có thể buồn nôn hoặc nôn dưới nhiều mức độ khác nhau. Lúc này, thay vì vội vàng chạy đến tiệm thuốc sẽ không kịp thì không gì tuyệt vời hơn là có sẵn thuốc chống nôn tại nhà để khống chế cơn buồn nôn kịp thời.
7. Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho là loại thuốc nên có trong nhà, nhất là vào mùa lạnh, mùa mưa. Vào những thời điểm ấy, việc ra ngoài đường sẽ bất tiện và nhiều khi làm cho bệnh của bạn nặng thêm. Do đó, nên trang bị sẵn tại nhà một số loại thuốc ho thông thường như Eugica, thuốc ho dầu, siro ho để tạm thời làm dịu cơn ho, sau đó đến bác sĩ để khám bệnh và uống thuốc theo chỉ định.
8. Thuốc chữa bỏng
Bỏng xảy ra tại nhà thường do bỏng nhiệt như lửa, nước sôi, ít khi gặp bỏng do điện, hóa chất. Thông thường, người phụ nữ với công việc nấu nướng sẽ dễ bị bỏng nhiệt hơn so với nam giới. Vết bỏng nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây sẹo xấu hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, một số loại thuốc chữa bỏng có chứa Vaselin nên được trang bị trong tủ thuốc gia đình.
9. Thuốc trị đau bụng, tiêu chảy
Nhiều trường hợp đau bụng, tiêu chảy diễn tiến rầm rộ, liên tục khiến bạn không kịp trở tay và không có nhiều thời gian để đến các tiệm thuốc hoặc các cơ sở y tế. Khi đó, bạn sẽ rất yên tâm nếu trong nhà có sẵn các thuốc trị đau bụng, tiêu chảy. Bạn sẽ có thể cầm được cơn đau, cầm tiêu chảy tạm thời để sau đó đi khám bệnh. Một số thuốc trị đau bụng thông thường có thể trang bị tại nhà như thuốc tiêu đen, antacid, Omeprazol, Phosphalugel,…và một số thuốc cầm tiêu chảy như Loperamid, Smecta,…
10. Thuốc ngủ
Đây cũng là một loại thuốc nên có trong nhà nhằm điều trị mất ngủ. Có những khi bạn không ngủ được, thức giấc lúc nửa đêm thì việc ra tiệm thuốc lúc này là một điều khá bất tiện. Vì vậy, để phòng những trường hợp trên, bạn nên trang bị một vài loại thuốc gây ngủ, có tác dụng an thần như Chlopheniramin, Mimosa, Night Queen hoặc các thuốc ngủ thảo dược có chứa lạc tiên, vông nem, củ sen,…Tuy nhiên, đối với thuốc ngủ, bạn cần lưu ý rằng không nên sử dụng cho trẻ em và hạn chế lạm dụng đối với người lớn.
Xem thêm: