Tây Bắc không chỉ nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với những ngọn núi trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh, hay không khí trong lành thanh khiết…, mà còn làm mê đắm biết bao khách du lịch bởi nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Đến với Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, La Ha, Mảng… bạn sẽ được người dân bản địa tiếp đãi nhiều món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao. Hãy cùng 10hay cảm nhận hương vị trong 10 món ăn vùng Tây Bắc ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách.
Để cùng khám phá và thưởng thức những món đặc sản trên các bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết Top 10 website du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay để lựa chọn cho mình chuyến du lịch hoàn hảo nhất.
Bài viết nên xem:
- Top 10 website đặt phòng, tour du lịch giá rẻ tại Việt Nam
- Top 10 website mua vé máy bay giá rẻ uy tín nhất tại Việt nam
1. Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là đặc sản của dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Hương vị thơm ngon đặc trưng trong món ăn này khó có thể tìm thấy trong các món ăn khác, nhất là cái vị khói bếp hòa lẫn với mắc khén và lá rừng.
Cách chế biến thịt trâu gác bếp không khó, nhưng cũng khá mất công. Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, lóc các thớ thịt ra thành từng miếng hình con chì. Sau đó họ lại thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô để bảo quản.Thớ thịt trâu màu nâu hồng rất bắt mắt, khi ăn sẽ cảm thấy hơi hăng hắc vị của khói ám lâu ngày. Bạn có thể thấy khó ăn nhưng khi miếng thịt đã trôi xuống họng, vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi lại khiến thực khách mê mẩn. Chắc rằng khi bạn thưởng thức qua một lần cảm nhận ra được vị thơm ngon, lạ miệng ấy sẽ không bao giờ quên được.
2. Lạp xưởng gác bếp
Lạp xưởng gác bếp vốn là món ăn truyền thống của người Mông, người Nùng và một số dân tộc khác vùng Tây Bắc. Nhắc đến lạp xưởng gác bếp người ta sẽ nghĩ ngay đến vị nắng của vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng.
Hàng năm vào dịp tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn để ăn trong dịp tết dài ngày. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp xưởng, còn nhân lạp xưởng thì được dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau đó mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây bắc. Vào những ngày lạnh trời mà có món này thì đúng là tuyệt vời, thật ngon miệng nếu nhâm nhi thêm chút rượu táo mèo của Tây Bắc.
3. Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là loài lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường một loại đặc sản thịt rừng ngon nhất vùng Tây Bắc. Với bản tính hoang dã, tự nhiên, không ăn thức ăn công nghiệp, nên thịt lợn cắp nách cực kỳ ngon.
Việc chăm sóc lợn cắp nách khá đơn giản, những con lợn được thả rông từ khi mới sinh ra, không có chuồng trại, không được chăm sóc, thức ăn chủ yếu là những cây củ dại trong rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn bắp ngô, củ sắn. Do sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên chúng có sức đề kháng rất tốt, khỏe mạnh như những con thú rừng thực thụ, chúng sẽ không bao giờ đi xa. Đến đây mà chưa được ngắm nhìn hay thưởng thức những “lợn cắp nách” này quả thực rất đáng tiếc.
4. Cơm lam món ăn vùng Tây Bắc
Cơm lam là một món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một món ăn cõ lẽ không ai không biết đến và được cả các du khách nước ngoài rất yêu thích.
Cơm lam được nấu theo một cách đặc biệt đó là nấu cơm trong ống tre hoặc ống nứa. Cơm khi chín rất thơm, dẻo và ngọt do có thấm nước của ống nứa tiết ra. để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm. Bạn có thể vừa thưởng thức, vừa mua những ống cơm lam ngon và hấp dẫn về làm quà như mang một chút hương vị Tây Bắc về nhà bạn.
5. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là đặc sản ẩm thực của dân tộc thái nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Vào mỗi dịp lễ Tết, hội hè, đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc thường làm mâm xôi ngũ sắc, vừa để cúng tổ tiên, vừa để đãi khách, xôi thường có 5 màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.
Ngay từ cách lựa chọn nguyên liệu, người ta cũng phải chú ý thật kỹ càng, phải lựa chọn được loại gạo ngon thì xôi mới dẻo, thơm như gạo Tú Lệ hạt to… Để tạo màu cho xôi người ta dùng các loại lá rừng ,lá cẩm… hoặc củ nghệ, quả gấc. Những ai có dịp thưởng thức món xôi này đều có chung cảm nhận và ấn tượng khó quên không chỉ bởi cái dẻo thơm từ hạt nếp Tú Lệ mà còn bị lôi cuốn bởi sự hòa quyện màu sắc của nó. Nếu có dịp bạn cũng nên nếm thử một lần đi nhé!
6. Rêu đá
Chẳng ai có thể tưởng tượng rằng những mảng rêu xanh lét bám vào những tảng đá chảy mướt theo dòng suối nơi Tây Bắc xa xôi lại là món ăn vừa lạ, vừa hấp dẫn của người dân tộc Thái ở Lai Châu, món rêu đá là loại đặc sản lạ chỉ Tây Bắc mới có.
Món rêu đá đặc biệt này không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn là một bài thuốc quý giúp lưu thông khí huyết, giải độc và chống cao huyết áp. Rêu đá có thể chế biến ra nhiều món như rêu hấp, canh rêu, nộm rêu, rêu nướng nhưng ngon nhất vẫn là rêu non, được bỏ vào lá chuối, lá dong kẹp tre nướng trên than hồng, khi chín rêu có vị thơm phức. Người Thái có thể dùng rêu nướng không hoặc nướng cùng với cá suối, thịt lợn, thịt gà và ớt. khi được thưởng thức món ăn này bạn sẽ có cảm giác như muốn được níu lại ở nơi đây.
7. Chẳm chéo
Chẳm chéo là một loại gia vị truyền thống của người Thái Tây Bắc với cách làm và hương vị rất đặc biệt. Có thể dùng chẳm chéo để chấm cơm lam, các món nướng hay rau sống cuốn gỏi…
Với những món ăn mới lạ ở vùng cao, chẳm chéo sẽ là thứ gia vị không thể thiếu. Chẳm chéo được làm từ ớt, tỏi, muối và mắc khén, để có một bát chẳm chéo thơm ngon, ớt phải được đem nướng lên cho giòn, thơm và có vị thật cay, đem trộn với tỏi, muối và mắc khén cho dậy mùi. Những gia vị đủ để như một liều thuốc, dù người ăn, ăn những thức ăn sống hoặc tái, hoặc nướng chín tới cũng không làm đau bụng… Chưa ăn bao giờ nhưng khi tập ăn rồi sẽ quen, sẽ cảm thấy như không thể thiếu.
8. Hạt mắc mật
Mắc mật là loại đặc sản vùng cao, là gia vị của các món quay, nướng phổ biến. Hạt có hương vị mới lạ, ngậy bùi lại rất có ích cho tiêu hóa, dùng để làm nước chấm cũng rất ngon. Mắc mật được trồng tự nhiên trên núi đá, hít thở khí trời vùng cao thanh khiết, được chăm bón bởi những lớp thực vật phân hủy tự nhiên dưới gốc mới cho được thứ quả tròn, căng mọng, nâu vàng rám vỏ. Bởi thế người dân Tây Bắc xem đây như tài sản quý của làng bản.
Người ta hay dùng mắc mật để tẩm ướp thịt xiên nướng, cùng với lá mắc mật hay làm món thịt nướng cuộn lá mắc mật, khi ăn sẽ thấy cái vị thơm thơm, bùi bùi và ngọt ngậy của mắc mật quyện lại trong từng thớ thịt hết sức thơm ngon. Đến Tây Bắc,ai cũng thường đem một ít mắc mật về làm quà cho những người dưới xuôi. Dùng mắc mật với món nào cũng ngon, cũng thấy cái hương vị quen thuộc của núi của rừng. Thứ mùi đượm sâu mà sao gợi nhớ đến thế, như dậy lên cả một miền ký ức đâu đây…
9. Mật ong rừng
Với sự hậu thuẫn của tự nhiên, với ưu đãi của thiên nhiên dành cho vùng Tây Bắc, với rừng núi trùng điệp, hoa trái quanh năm, hoa rừng đa dạng đã tạo nên một sản phẩm đầy giá trị và cực kỳ tốt đó chính là mật ong rừng.
Mật ong rừng được khai thác và lấy tổ hoàn toàn từ rừng tự nhiên hay trên hang đá cao mang về hoàn toàn không phải ong nuôi. Loại mật ong này được ưa chuộng vì dược tính tốt, có nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Có thể sử dụng mật ong rừng như một bài thuốc dân gian cho hiệu quả nhanh chóng. Nếu đã có dịp đến đây rồi thì bạn đừng quên mang về một ít làm quà cho gia đình và bạn bè nhé! Chắc chắn ai cũng sẽ thích cho xem.
10. Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp là món ăn cổ truyền của dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Đây là món ăn quý, rất được trân trọng.
Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, trôi, trắm thật tươi, làm sạch vảy rồi mổ cá đằng dọc sống lưng thay vì bụng để con cá mềm mại dễ gấp úp lại , Gia vị ướp trực tiếp vào trong mình cá gồm gừng, sả, rau thơm và đặc biệt là mắc khén và mầm măng của cây sa nhân. Cá vừa chín tới, người làm gỡ khỏi vỉ và bày lên đĩa. Mùi thơm ngọt của cá chín quyện hương nồng từ các gia vị tỏa ra đầy mời gọi Những ai đã từng ghé thăm nhà của người dân tộc Thái và thưởng thức món cá nướng nơi đây sẽ khó lòng quên hương vị độc đáo này.
Hãy cùng 10Hay chia sẻ những thông tin bổ ích, kinh nghiệm thiết thực cho cuộc sống bằng cách share bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé. Ngoài ra các bạn có thể comment ý kiến mình phía dưới để giúp 10Hay hoàn thiện hơn.
Xem Thêm: