Năm Đinh Dậu sắp đến, bạn biết gì về những năm Dậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam? Như bạn biết, Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời cùng những truyền thống lịch sử vẻ vang. Trong quá trình phát triển đất nước từ lúc sơ khai tất nhiên không tránh khỏi những hiểm họa nhất là giặc ngoại xâm nhưng dân tộc Việt Nam đã vượt qua tất cả để rồi phát triển mạnh mẽ. Có rất nhiều năm, nhiều triều đại đã ghi dấu ấn trong lịch sử tuy nhiên trong bài viết này 10Hay chỉ giới thiệu đến các bạn 10 năm Dậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
1. Năm Tân Dậu (541)
Năm Tân Dậu (541) – Năm Dậu nổi tiếng trong lịch sử với sự kiện Lý Bôn (còn có tên là Lý Bí, người Giao Chỉ) lại khởi binh đánh Tiêu Tư (Thứ sử nhà Lương) và tuyên bố độc lập. Lý Bôn xưng Lý Nam Đế, người lập ra nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Trong Đại Việt sử thi – Quyển 2 có bài thơ về Lý Bí như sau:
“Ở Thái Bình tháng hai Tân Dậu (541)
Có một người hiểu thấu lòng dân
Đó là Lý Bí tướng quân
Gióng cờ tống cổ giặc Lương bạo tàn
Đặt quốc hiệu Vạn Xuân cho nước (544)
Dời đô về ở trước Long Biên
Người xưng Nam Đế nguyên niên
Xây cung Vạn Thọ đặt nền móng cho…”
2. Năm Đinh Dậu 937
Vào tháng 12, tên Kiều Công Tiễn công khai làm phản nên Ngô Quyền kéo binh từ Châu Ái (Thanh Hóa) ra trị tội. Sau đó, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị chống quân Nam Hán. Chiến thắng oanh liệt Bạch Đằng là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc. Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị “vua của các vua” trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
3. Năm Ất Dậu (985)
Sau khi Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại, vì tình thế cấp bách, giặc sắp đánh đến nơi. Nên năm Ất Dậu (985) – Năm Dậu nổi tiếng trong lịch sử, Thái hậu nhà Đinh là Dương Vân Nga đã ủng hộ Lê Hoàn lên làm vua, lấy hiệu Lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê trong lịch sử. Với tài thao lược, Lê Đại Hành lãnh đạo đánh thắng quân Tống, trong thế thua trận, vua Tống buộc phải phong cho Lê Hoàn làm Giao Chỉ Quận Vương.
4. Năm Đinh Dậu (997)
Từ khi lập nước ở phía Nam, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt. Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 979, quân Chiêm được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở cửa Thần Phù. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Vua Lê Đại Hành tức giận đích thân đem quân đánh Chiêm Thành. Đây là thời kỳ bắt đầu tiến về phía Nam, mở rộng bờ cõi.
5. Năm Kỷ Dậu 1009
Tháng 11, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua. Lý Công Uẩn là người khai sinh triều Lý và chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đại xá toàn quốc, xóa bỏ tù ngục, kiện tụng; cho phép những người có việc tranh chấp, kiện cáo được đến tận triều đình tâu bày, đích thân vua sẽ phân xử.
6. Năm Kỷ Dậu 1069
Năm Kỷ Dậu 1069, giặc Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía Nam của Đại Cồ Việt. Tháng hai năm 1069, Lý Thường Kiệt theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
7. Năm Ất Dậu 1285
Thời đểm này nước ta đang bị giặc Nguyên – Mông xâm lược, đất nước đang ở cảnh “dầu sôi lửa bỏng”. Thế nên, tháng 1, Thượng hoàng Thánh Tông tổ chức Hội nghị Diên Hồng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông. Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi không thể vào dự được cho quả cam đã “bóp nát quả cam”, sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:”Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Sau Hội nghị Diên Hồng, suốt nửa năm tiếp theo, dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo, quân dân ta ngoan cường chống trả, đánh tan 50 vạn quân Nguyên – Mông xâm lược. Ngày 9 tháng 7, triều đình và quân đội nhà Trần trở về thủ đô Thăng Long ăn mừng chiến thắng.
8. Năm Đinh Dậu 1297
Phạm Ngũ Lão (1255–1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm Đinh Dậu (1297) Phạm Ngũ Lão nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Cũng vào tháng 3 năm này, nhà Trần tiến hành sâu rộng cải cách hành chính cơ sở: duyệt định dân binh các xã, đổi giáp thành hương, thay mới cơ chế quản lý và quan chức địa phương.
9. Năm Ất Dậu 1405
Nhà Hồ là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Vào tháng 10 năm Ất Dậu, triều Hồ định lại quy chế quân ngũ, chia lực lượng vũ trang thành nhiều ban, vệ, đội dưới sự điều hành chung của Đại tướng quân. Cũng năm này, tổ chức nhiều cuộc thi khoa học, văn hóa, triết luận và tích cực phòng thủ chống giặc Minh xâm lược.
10. Năm Kỷ Dậu 1429
Đây là thời điểm đất nước được nhà Lê sơ (1428-1527) cai quản. Nhà Lê sơ kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.Tháng 2 năm Kỷ Dậu, triều Lê ban lệnh trừng trị nghiêm khắc tệ nạn cờ bạc, rượu chè, du thủ du thực. Tháng 3, ban hành chính sách quân điền. Tháng 8, quy định thể lệ tiêu dùng và lưu thông tiền tệ.
Những năm Dậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam góp phần tô điểm thêm trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Có thể bài viết này chưa tổng hợp đầy đủ nhất những sự kiện năm Dậu trong lịch sử tuy nhiên chắc hẳn các bạn có thêm nhiều kiến thức về kho tàng lịch sử nước nhà.
Xem thêm: