Là người Việt Nam liệu bạn có biết hết các ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch của nước ta không? Tôi tin không ít người sẽ phải bó tay với câu hỏi này. Xã hội càng ngày càng phát triển kéo theo sự thay đổi về phong tục tập quán. Sự chú trọng quan tâm về các ngày lễ lớn đã không còn được như xưa. Nào hãy cùng 10Hay bổ sung thêm kiến thức thông qua top 10 ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam.
1. Tết Nguyên Đán – 1-3/1
Tết Nguyên Đán (hay Tết Cổ Truyền) là ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng giêng. Tết là thời điểm giao mùa, là sự khởi đầu của một năm mới, sự thay đổi vạn vật cỏ cây. Cái ngày mà mang bao sự hứa hẹn cầu mong của một năm mới tốt lành an khang thịnh vượng. Và thiêng liêng hơn cả, đó là ngày đoàn viên sum họp của cả gia đình bên nhau. Với tết người Việt ăn phải ngon, mặc phải đẹp và chúc tụng nhau những lời tốt đẹp nhất.
2. Tết Nguyên Tiêu – 15/1
Tết này được diễn ra vào ngày 15 tháng giêng, tức ngày rằm đầu tiên của năm mới. Vốn bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng Tết Nguyên Tiêu của Việt Nam mang bản sắc đậm chất riêng. Trong tâm thức của người Việt thì đây là ngày đến đền chùa lễ “dâng sao giải hạn, cầu lộc”. Câu nói “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã thể hiện tầm quan trọng của việc cúng bái đền chùa của người Việt.
3. Tết Hàn Thực – 3/3
Ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam tiếp theo cũng được du nhập từ Trung Quốc đó là Tết Hàn Thực. “Hàn” là lạnh, “Thực” là ăn. Tết Hàn Thực là Tết ăn đồ lạnh diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3. Người Việt đã sáng tạo ra một món ăn riêng trong ngày này là bánh trôi bánh chay. Đó là những thức ăn nguội thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đó là nhằm tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Bánh trôi bánh chay vừa là nét đẹp về văn hóa truyền thống. Cũng vừa là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.
4. Giỗ Tổ Hùng Vương – 8/3
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Vâng! Câu ca đã vang vọng trong tâm thức của hàng triệu triệu người Việt Nam từ ngàn đời xưa. Cứ mùng mười tháng ba, dân Việt lại nô nức trở về trẩy hội Đền Hùng tại Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày tất cả con dân cùng nhớ về cội nguồn, tỏ lòng biết ơn tới các vị Vua Hùng. Tiếp theo là cảm ơn toàn thể những người đã hi sinh góp công xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ngày 6/12/2012 UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
5. Lễ Phật Đản – 15/4
Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ hàng nghìn năm về trước. Dĩ nhiên cho đến hiện tại chưa lúc nào Phật Giáo lại phồn thịnh và nhiều tín đồ như bây giờ. Quan niệm của đạo Phật trở thành cái lối sống của hầu hết người dân Việt. Bởi thế trong năm vào ngày 15/4 sẽ là ngày lễ Phật Đản, một ngày lễ thiêng liêng và tôn kính. Người dân sẽ dâng lên cúng đức Phật nước, nến,hương, hoa, cơm chay… Đó là sự tỏ lòng thành kính cầu mong sự an bình tốt lành tới cả gia đình.
6. Tết Đoan Ngọ – 5/5
Hàng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch này ngoài việc cúng gia tiên còn mang một ý nghĩa khác. Đó là Tết giết sâu bọ của người Việt. Trong ngày này người dân nô nức dậy từ sớm chuẩn bị cơm cúng và đặc biệt là hoa quả. Những thứ quả chua rồi rượu nếp, chè đỗ đen sau khi cúng tổ tiên sẽ được cả nhà quây quần ăn. Theo tục xưa thì hành động này nhằm diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật.
7. Lễ Vu Lan – 15/7
Lễ Vu Lan vào 15/7 hàng năm đã trở thành một ngày lễ trọng đại trong hoạt động tâm linh. Đây là dịp nhắc nhở con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ. Đó cũng là sự giáo dưỡng tâm hồn “từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha” của văn hóa Phật Giáo. Vào những ngày này người dân thường làm cơm cúng và biếu mã cho tổ tiên. Ngoài ra còn tới chùa cầu an, cầu bình. Với những người con còn mẹ thì họ sẽ tặng mẹ một bông hồng để tỏ lòng hiếu thảo.
8. Tết Trung Thu – 15/8
Đây là ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam dành cho thiếu nhi. Người Việt ăn tết Trung Thu vào 15/8 với tất cả mọi thứ hầu hết mọi thứ để trẻ phá cỗ đêm rằm. Cỗ mừng trung thu bao gồm bánh trung thu, kẹo, mía, hoa quả, đèn lồng, đèn ông sao cho trẻ. Dịp này con cái sẽ hiểu được cách chăm sóc yêu thương của cha mẹ một cách cụ thể. Và đó cũng là dịp người ta mua bánh, trà, rượu cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, cô bác tỏ lòng biết ơn. Đặc biệt ngày này có rất nhiều nơi tổ chức múa lân, rước đèn, phá cỗ tập thể cho thiếu nhi.
9. Tết Táo Quân – 23/12
Tết Táo Quân – một cái Tết mang đậm truyền thống tâm linh không thể thiếu của Việt Nam. Tết Táo Quân – Tết ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23/12 hàng năm. Theo truyền thuyết thì vào ngày này, ông Công ông Táo của mỗi gia đình sẽ trở về thiên đình báo cáo mọi việc một năm qua. Vì thế nên vào ngày này, mọi nhà ai cũng làm cơm cúng và biếu mã Táo Quân. Đây là lòng cảm tạ và cũng là sự sám hối sai trái của người dân với thần linh cho cả một năm. Vào ngày này, mọi người thường mua cá chép về phóng sinh.
10. Lễ Tất Niên – 29/12 hoặc 30/12
Ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam cuối cùng và cũng là tận cùng của năm là lễ Tất Niên. Nếu tháng đủ thì lễ này sẽ được diễn ra vào 30/12, còn không đủ là vào 29/12. Nhà cửa lúc này đã trang hoàng lộng lẫy với đèn nháy và hoa tươi, cây cảnh để chuẩn bị đón Tết. Ngày này, cái ngày tận cùng của năm là cái ngày người ta làm cơm cúng hết năm. Và cũng là cái ngày hàng triệu triệu con dân Viêt háo hức, mong chờ cái giây phút giao thừa năm mới đến.
Với sự phát triển hiện đại và nhanh chóng như ngày nay. Con người Việt đã lãng quên không còn nhớ tới những ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch nữa. Sẽ thật đáng tiếc biết bao khi những phong tục truyền thống tốt đẹp ấy bị mai một. Mong rằng những con người Việt hãy luôn đặt tay lên trái tim mình mà nhớ về cội nguồn. Đừng quên top 10 ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng.
Xem thêm: