Giải đấu Tennis là một trong những loại hình thể thao phổ biến và rất được yêu thích trên thế giới. Cũng giống như bóng đá, tennis có những giải đấu chuyên nghiệp với quy mô lớn. Nhằm tạo cơ hội cho các vận động viên tranh tài cũng như thu hút khán giả. Hãy cùng 10Hay điểm qua 10 giải đấu tennis hàng đầu thế giới hiện nay.
1. Giải đấu Tennis Grand Slam – Úc mở rộng
Giải Úc mở rộng hay còn gọi là Australian Open. Là 1 trong 4 giải Grand Slam quan trọng nhất của làng quần vợt. Giải đấu này diễn vào nửa cuối tháng 1 hàng năm. Tại thành phố Melbourne của Australia. Hai tay vợt đang giữ kỷ lục giành nhiều chức vô địch đơn nam nhất chính là: Roy Emerson người Úc và Novak Djokovic người Serbia.
Giải được tổ chức bởi Tennis Australia. Tổ chức thường được biết với cái tên Lawn Tennis Association of Australia (LTAA). Giải đấu này thi đấu theo thể thức: 5 set thắng 3 (đối với nội dung đơn nam) và 3 set thắng 2 (đối với nội dung đơn nữ). Không có loạt tie-break (tie-breaker) ở set cuối cùng. Ngoài ra còn có các nội dung đánh: Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp và còn có nội dung cho các cựu danh thủ.
2. Giải đấu Tennis Grand Slam – Pháp mở rộng
Pháp mở rộng là giải Grand Slam thứ hai trong năm sau giải Úc mở rộng. Giải được tổ chức tại Paris, Pháp vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 hàng năm. Pháp mở rộng còn có tên gọi khác là Roland Garros – Đặt tên theo người anh hùng phi công của Pháp.
Đây là giải đấu trên mặt sân đất nện lớn nhất thế giới. Luật thi đấu tại Roland Garros theo thể thức: 5 set thắng 3 (đối với nội dung đơn nam) và theo thể thức 3 set thắng 2 (đối với nội dung đơn nữ). Không có ván giải hòa (tie-breaker) ở hiệp cuối cùng (trừ Mỹ Mở rộng). Ngoài ra còn có nội dung đánh: Đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ phối hợp. Roland-Garros được coi là giải đấu đòi hỏi nền tảng thể lực khắc nghiệt nhất.
3. Giải đấu Tennis Grand Slam – Wimbledon
Wimblendon diễn ra tại London, Anh và được xem là giải đấu tennis lâu đời nhất thế giới. Bắt đầu được tổ chức từ năm 1877. Đây là giải Grand Slam thứ 3 trong năm và cũng là giải đấu lớn duy nhất tổ chức trên mặt sân cỏ.
Giải diễn ra trong hơn hai tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Tâm điểm của sự chú ý là các trận chung kết đơn nữ và đơn nam. Lần lượt được tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật thứ hai của tháng 7. Năm nội dung dành cho các tay vợt trưởng thành. Cùng các nội dung trẻ và nội dung khách mời được tổ chức đều đặn hàng năm. Wimbledon được chú ý nhờ truyền thống về trang phục. Cũng như việc không đặt các biển quảng cáo quanh sân.
Có 3 cái tên đang cùng giữ kỷ lục vô địch đơn nam nhiều nhất tại giải này là: William Renshaw, Pete Sampras và Roger Federer.
4. Giải đấu Tennis Grand Slam – Mỹ mở rộng
Mỹ mở rộng hay còn gọi là US Open là giải Grand Slam cuối cùng trong năm. Thường diễn ra vào cuối tháng 8 ở New York, Mỹ. Mặt sân ở giải đấu này là loại sân cứng Deco Turf. Cho nên rất thích hợp với các tay vợt có khả năng giao bóng mạnh và thích lên lưới. Mỹ đang là quốc gia giữ kỷ lục khi có đến 19 lần các tay vợt người Mỹ giành được chức vô địch US Open.
5. Giải quần vợt ATP – World Tour Finals
ATP World Tour chính là một trong những hệ thống giải thể thao hàng đầu thế giới. Với sự tham dự của những tay vợt xuất sắc nhất như: Novak Djokovic, Andy Murray, Roger Federer, Rafael Nadal, …
Giải quần vợt ATP World Tour Finals là giải đấu giành cho các tay vợt nam xuất sắc nhất. 8 gương mặt tham dự giải đấu cũng chính là 8 cái tên xếp hạng cao nhất trên bảng xếp hạng thế giới.
6. Giải đấu Tennis ATP – World Tour Masters 1000
Đây được xem là giải đấu tennis uy tín chi xếp sau 4 giải Grand Slam và giải ATP World Tour Finals. Giải đấu này có 9 giải nhỏ được tổ chức tại: Châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Hiện tại, Novak Djokovic đang là kỷ lục gia của giải đấu khi có đến 30 lần vô địch.
Hệ thống giải bắt đầu từ năm 1990 với tên gọi ATP Tour. Kết quả thi đấu của từng vận động viên sẽ được chấm điểm theo luật của giải.
Năm 2009 giải có sự thay đổi về địa điểm thi đấu. Giải ATP Master Series được đổi tên thành ATP World Tour Masters 1000. Với số 1000 tương ứng với số điểm mà người vô địch giành được. Giải Monte Carlo Master được duy trì theo hệ thống của giải. Nhưng không giống các địa điểm thi đấu khác. Nó không có tính bắt buộc tham dự đối với các vận động viên. Giải Hamburg Master chuyển thành một giải thuộc ATP World Tour 500 series.
7. Giải đấu Tennis ATP – World Tour 500
ATP World Tour 500 có 11 giải đấu trên khắp thế giới và ngày càng thu hút được nhiều tay vợt nổi tiếng tham gia thi đấu.
ATP World Tour 500 là hệ thống giải đấu do Hiệp hội quần vợt nhà nghề tổ chức. Nó xếp sau Grand Slam và ATP World Tour Masters 1000 về độ danh giá và tiền thưởng. Nhà vô địch giải đấu sẽ được cộng 500 điểm thưởng vào bảng xếp hạng thế giới.
8. Giải đấu Tennis ATP – World Tour 250
ATP World Tour 250 chỉ mới bắt đầu tổ chức từ năm 2009. là giải đấu bậc thấp nhất trong hệ thống các giải đấu tennis của ATP.
World Tour 250 là sự tiếp nối của hệ thống giải ATP International Series trước đây. Nó bao gồm 40 giải đấu trên toàn thế giới. Người vô địch được nhận 250 điểm thưởng trên bảng xếp hạng.
9. Giải đấu Tennis ATP – Challenger Tour
ATP Challenger Tour là giải đấu mới có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các giải Grand Slam. Nếu xét về “vai vế”, hệ thống Challenger chỉ đứng sau 4 giải thuộc hệ thống Grand Slam và các giải thuộc ATP Tour.
Đúng như tên gọi (Challenger – người thách thức), hệ thống Challenger là sân chơi dành cho các tay vợt trẻ. Các tay vợt chưa thành danh cũng như cho tất cả các tay vợt có thành tích trong quá khứ muốn tìm lại chính mình. Các giải thuộc hệ thống Challenger được tổ chức quanh năm và thường ở những thời điểm trùng với các giải ATP Tour.
10. Giải cup Davis
Cúp Davis là một giải đấu quần vợt quốc tế cho các tay vợt nam. Thi đấu theo đội tuyển Quốc gia do Liên đoàn quần vợt Quốc tế tổ chức hàng năm theo thể thức loại trực tiếp.
Giải Davis được sáng lập bởi Dwight Davis, một sinh viên đại học Harvard, Hoa Kỳ năm 1899. Ông đã đặt ra luật lệ tranh đấu và bỏ tiền riêng của mình để đặt làm cái Cúp Davis rất to, bằng bạc. Giải Davis đầu tiên diễn ra năm 1900 tại Longwood Cricket Club ở Boston, Hoa Kỳ giữa hai đội Hoa Kỳ và Anh.
Một trăm năm sau (2000), giải Davis có tới 129 quốc gia tham dự. Cho đến nay, Mỹ thắng giải Davis nhiều nhất (32 lần), sau đó đến Úc (28 lần), rồi đến Anh và Pháp (mỗi nước 9 lần).
Xem thêm: