Việc làm nguy hiểm tính mạng, cuộc sống nhưng người Việt chúng ta vẫn bất chấp những nguy cơ gây tử vong, bất chấp những tai họa có thể lường trước này để xảy ra nhiều cái chết thương tâm cho bản thân và mọi người xung quanh. Tuy đã có nhiều bài báo viết về những trường hợp ngộ độc cá nóc, tai nạn giao thông vì vượt đèn đỏ hay ra tòa và bị mất công danh sự nghiệp vì sử dụng bằng giả nhưng những việc tương tự như thế vẫn tiếp diễn. Cho nên, bài viết hôm nay trên website 10Hay.com về 10 việc làm nguy hiểm nhưng người Việt vẫn bất chấp nhằm ‘gióng’ lên hồi chuông thức tỉnh chúng ta hãy học cách quý trọng bản thân và gia đình hơn, đừng liều mạng vì những việc như thế.
1. Vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông
Mặc dù nghị định năm 2013 đã ban hành quy định phạt tiền từ 800.000 đồng tới 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không ngừng lại trước vạch dừng nhưng hằng ngày trên các trang báo mạng hay báo tờ chúng ta không khỏi bàng hoàng, thương xót cho những nạn nhân hay chính người vượt đèn đỏ cũng tử vong hay bị thương tích. Điển hình như video phát tán trên các trang báo mạng ngày 10.06.2016 có ghi lại hình ảnh cô gái vì không thể đợi vài chục giây ngắn ngủi đã vượt đèn đỏ gây thương tích cho chính bản thân và những người đi xe xung quanh.
2. Chạy xe lấn tuyến hay đi trái làn xe dành cho ô tô, container
Theo người dân chứng kiến vụ tai nạn cho biết, thời điểm trên hai thanh niên lấn vào làn ô tô thì xảy ra va chạm với xe container lưu thông cùng chiều. Sau khi va chạm xe thùng chiếc xe máy lao vào dải phân cách làm 2 thanh niên ngã văng xuống đường. Hậu quả, anh Trọng ngã đập đầu xuống đường tử vong tại chỗ, còn anh Thành bị thương nhẹ. Tại hiện trường chiếc xe máy bị vỡ nát, xe thùng dừng lại cách xe máy gần 100m. Theo người dân sống ven Xa lộ Hà Nội, vào giờ cao điểm rất đông người đi xe máy cố tình chạy vào làn ô tô mặc dù dải phân cách rõ rệt. Đây chỉ là một ví dụ điển hình trong muôn vàn trường hợp chạy lấn tuyến hay đi vào làn xe khách, xe ô tô gây tai nạn chết người.
3. Đua xe là vấn nạn của xã hội
Không chỉ gây mất trật tự công cộng mà đua xe còn gây nhiều tai nạn kinh khủng cho chính những tay đua và người đi đường bởi tính khí tuổi trẻ xốc nổi, muốn chứng tỏ bản thân bằng các việc làm nguy hiểm tính mạng. Vào lúc 2h ngày 24/1 trên đường Võ Văn Kiệt (TP. HCM), khoảng 200 thanh niên nam nữ tổ chức đua xe trên đường Võ Văn Kiệt. Đến gần ngã tư Võ Văn Kiệt – Hồ Học Lãm (Q. Bình Tân) đoàn đua bị lực lượng chức năng chặn bắt. Khi thấy CSGT, các tay đua bỏ chạy đã đâm liên hoàn vào nhau khiến nhiều người bị thương. Một số nạn nhân bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu và nhiều xe máy trong tình trạng hư hỏng nặng.
4. Sản xuất thực phẩm giả, hàng kém chất lượng
Hằng năm, các cơ quan và lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ hàng trăm, hàng ngàn vụ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng chuẩn bị tung ra thị trường như sản xuất sữa Abbott của Hoa Kì bằng bao bì hàng thật nhưng đóng gói loại sữa trôi nổi trên thị trường lừa người tiêu dùng bán giá cao kiếm lời. Hoặc như trường hợp một gia đình ở Quãng Ngãi bị bắt vì sản xuất chả lụa cay dài có giá 3000đ/cây bằng cách trộn hóa chất làm dai thịt ôi thiu thành cây chả trắng ngon nhưng chứa chất gây ung thư ruột, ung thư nội tạng…cho người sau khi sử dụng.
5. Ăn cá nóc làm 1 người chết, 4 người nhập viện
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa thống kê hoàn chỉnh công bố các loài cá nóc độc tại vùng biển nước ta, nên việc ăn cá nóc nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người. Do đó, trước mắt phải có những lời cảnh báo, khuyến cáo rộng rãi về mức độ nguy hiểm của ngộ độc từ cá nóc mà còn về nhận dạng loài cá nóc độc nhằm giúp người dân tránh mua hay sử dụng nhầm cá nóc. Mong là chúng ta không còn chứng kiến những cái chết đáng thương vì ăn cá nóc như ở Thừa Thiên Huế vào tháng 06/2016 làm chết một bé gái và 4 người lớn nhập viện trong tình trạng ói mửa, tê đầu lưỡi, đau bụng, đau đầu, tăng tuyến nước bọt…do cả nhà dùng cơm trưa có món cá nóc đi biển mang về.
6. Phượt liều lĩnh vì sở thích liều luôn cả mạng sống
Nguy hiểm luôn rình rập trên những cung đường mà các bạn trẻ đam mê “phượt” không lường hết và thiếu cẩn trọng với chính tính mạng của mình. Người đi phượt thường di chuyển bằng xe gắn máy qua những cung đường khó, cheo leo, nguy hiểm nên chỉ nên phượt khi thực sự mạnh khỏe. Nhiều người không có thói quen kiểm tra sức khỏe trước những chuyến phượt . Không biết được thực trạng của mình, điều này khá nguy hiểm cho việc đi phượt.
7. Buôn bán động vật hoang dã
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, có tới 3 vụ vận chuyển ngà voi bị phát hiện, cá biệt, có vụ vận chuyển lên tới 2 tấn ngà. Có thể thấy chưa bao giờ tình trạng buôn lậu mặt hàng này đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Cho nên, các cơ quan chức năng cần sớm áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 với những chế tài xử lý nghiêm khắc các tội phạm về buôn bán động vật hoang dã để nhằm răn đe các đối tượng đã và đang có ý định tham gia vào mạng lưới buôn bán trái phép mặt hàng này. Về lâu về dài, chúng ta cần tuyên truyền cho người dân nhận thức được tiêu thụ sản phẩm từ ngà voi với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác là phạm pháp, đe dọa sự tồn tại của loài voi .
8. Bắt trộm chó là hành động vô nhân đạo
Đối với một số người, chó là người bạn trung thành nên họ yêu quý và chăm sóc chúng hằng ngày bằng tất cả tấm lòng thương yêu. Cho nên, bắt trộm chó là hành động thường bị lên án và trong những năm gần đây trên các trang mạng xã hội thường đăng tải các đoạn video clip về hình ảnh người dân bắt trói, đánh đập đến thương tích máu me khi bắt được người trộm chó. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những người săn bắt chó nhà giết thịt hay bán cho các lò mổ về hành vi vô nhân đạo nhưng vẫn chưa được các cơ quan pháp luật trừng phạt bằng biện pháp thích đáng trừng trị.
9. Mua và sử dụng bằng tốt nghiệp, đại học giả
Theo Bộ GD & ĐT, tính tới đầu năm 2001, đã phát hiện hơn 3.000 trường hợp sử dụng văn bằng bất hợp pháp, trong đó có hơn 1,000 công chức bị phát hiện dùng bằng giả. Theo số liệu của Sở GD-ĐT Sóc Trăng năm 2011, toàn tỉnh có đến 284 cán bộ sử dụng bằng giả, trong đó có 107 viên chức ngành giáo dục. Bằng giả trong lĩnh vực y tế rất nguy hiểm. Bởi để hành nghề trong lĩnh vực này, người làm cần được đào tạo bài bản từ lý thuyết tới thực tiễn. Sinh mạng người bệnh được gửi gắm nhiều khi chỉ là một bác sĩ, y sĩ. Nếu không có chuyên môn, hay chuyên môn yếu sẽ nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người khác. Do đó, phải có chế tài xử lý nghiêm cả người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mới làm giảm tình trạng mua bán bằng cấp như trên.
10. Buôn bán vô tư dưới các cột trụ điện
Riêng một số tuyến đường đã ngầm hóa hệ thống điện, trên lề đường có một số tủ điện, nhiều người dân lo ngại nguy cơ cháy nổ xảy ra. Tuy những tủ điện này lắp đặt có độ an toàn cao, vỏ tủ làm bằng nhựa nên cách điện… nên ở chế độ bình thường, các tủ phân phối điện an toàn nhưng nguy hiểm gây cháy nổ khi một người cố tình cậy nắp tủ, phá các thiết bị bên trong. Hiện nay trên trên các tủ điện đều ghi dòng chữ cảnh báo: “Có điện, cấm lại gần, nguy hiểm, chết người” để khuyến cáo người dân không nên tụ tập, phơi đồ đạc, treo đồ dùng … trên các tủ điện này.
Những việc làm nguy hiểm vừa kể trên chỉ là một phần trong số vô vàng điều nguy hiểm thường trực trong cuộc sống của chúng ta nhưng vì cuộc sống, vì những khó khăn mà người Việt đã mất ý thức, bất chấp và liều lĩnh dẫn đến nhiều tai nạn, cái chết thương tâm. Hy vọng bài viết như một nhắc nhở cho bạn hay người thân nên tuân thủ luật pháp để cuộc sống hoàn thiện và an lành hơn.