Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 sắp đến, cả thế giới lại tiếp tục hướng sự quan tâm về những người phụ nữ, một nửa kia của nhân loại. Toàn xã hội tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến vị trí và vai trò của người phụ nữ cùng những đóng góp to lớn của họ. Sự thành công của người phụ nữ trong xã hội hiện đại không dừng lại ở việc họ xây dựng một tổ ấm hoàn hảo mà còn được dư luận đánh giá cao những người bằng tài năng và tâm huyết đã góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của người dân,…
Hiện nay, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá: “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”.
Trong bài viết này, 10hay sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 10 người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam từ trước đến nay.
Bài viết liên quan:
- 10 phát minh hữu ích nhất cho phụ nữ năm 2016
- 10 điều phụ nữ nên làm trước tuổi 30 bạn đã nghĩ tới chưa?
- 10 điều quyến rũ trên cơ thể phụ nữ khó cưỡng lại nhất
1. Hai Bà Trưng – người phụ nữ quyền lực
Khi nói về những người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam thì đầu tiên phải kể đến là hai Bà Trưng. Hai Bà đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán và lên ngôi lấy hiệu là Trưng Vương. Theo sử gia Lê Văn Hưu: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.
2. Lý Chiêu Hoàng
Một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam được sử sách ghi lại chính là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Lý Phế Hậu, là vị vua cuối cùng của triều Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất, đặc biệt hơn là được chính Phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, hiện đang nắm quyền lực trong triều.
3. Trương Mỹ Hoa
Bà Trương Mỹ Hoa (sinh ngày 18/8/1945) nguyên là Phó Chủ tịch nước Việt Nam, sinh tại xã Bình Ân thuộc tỉnh Gò Công (ngày nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21 tháng 5 năm 1963, hiện sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà đã từng giữ các chức vụ Bí thư Quận ủy Quận 10 (Thành phố Hồ Chí Minh), Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khóa 2002 – 2007).
4. Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong những người nhận được sự quan tâm và chú ý của người dân trong các hoạt động của ngành Y. Bà cũng là một Tiến sĩ Y khoa, học hàm Phó Giáo sư, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế. Bà sinh ngày 01 tháng 8 năm 1959, quê quán tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi đảm nhận vị trí trong chính phủ, bà từng giữ chức Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
5. Mai Kiều Liên
Nữ tướng Mai Kiều Liên hiện là Chủ tịch kiêm CEO Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà nhận được nhiều lời khen ngợi từ tạp chí Forbes về tài năng, sự lãnh đạo và đức độ của bà đã đưa thương hiệu sữa Vinamilk Việt Nam vươn tầm thế giới, đồng thời mang về cho công ty doanh thu hàng năm đạt gần 1 tỷ USD. Ước tính tài sản của bà hiện nay trên 300 tỷ đồng.
6. Nguyễn Thị Mai Thanh
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh hiện là Chủ tịch kiêm CEO công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE). Bà được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh danh sách những nữ doanh nhân thành công nhất châu Á. Bà được truyền thông trong nước và giới kinh doanh gọi với biệt danh “nữ chủ soái” hay “người đi tiên phong”. Bà tốt nghiệp kỹ sư điện lạnh tại đại học Kỹ thuật Karl – Marx – Stadt (Đức). Năm 30 tuổi, bà được bổ nhiệm làm giám đốc xí nghiệp và sau vài năm trở thành người dẫn dắt REE phát triển từ một xí nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp lớn mạnh như ngày nay.
7. Nguyễn Thị Nga
Bà Nguyễn Thị Nga hiện giữ chức vụ Phó Chủ tịch của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Từ 2005 – 2006, bà Nga làm chủ tịch Techcombank. Năm 2007, bà giữ chức chủ tịch của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank). Ngoài công việc tại SeABank, bà Nga còn là người đứng đầu của BRG Group, một tập đoàn chuyên về đầu tư bất động sản, sân golf. Tập đoàn BRG do bà Nguyễn Thị Nga đứng đầu bao gồm các thành viên: SeABank, sân Golf quốc tế Đảo Vua – Kings’ Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội); khu nghỉ dưỡng ven biển và sân Golf Quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng),… Không dừng lại ở đó, người phụ nữ quyền lực này còn là Chủ tịch CTCP Intimex Việt Nam từ năm 2009.
8. Thái Hương
Bà Thái Hương hiện đang giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị TH Group, Tổng Giám đốc ngân hàng Bắc Á là một trong 50 nữ doanh nhân châu Á quyền lực nhất hiện nay. Mặc dù bước chân vào ngành sữa không lâu nhưng nhanh chóng bà Hương đã đưa thương hiệu sữa TH True Milk trở thành thương hiệu sữa tươi chất lượng, giàu giá trị và được nhiều người tin dùng.
9. Cao Thị Ngọc Dung
Cao Thị Ngọc Dung được tôn là “Nữ hoàng trang sức”. Thuộc lớp doanh nhân đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước và đang bước vào tuổi lục tuần, bà vẫn hết lòng với kinh doanh, với PNJ. Không chỉ điều hành PNJ, bà Dung còn kiêm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo, quản trị ở nhiều doanh nghiệp mà PNJ có cổ đông lớn như Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Đông Á, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á, Công ty Năng lượng Đại Việt,… Với sự dẫn dắt của bà, PNJ từng được tổ chức Plimsoll (Anh) đánh giá và xếp hạng thứ 16 trong 500 công ty trang sức lớn nhất khu vực châu Á. Năm 2012, bà Cao Thị Ngọc Dung được Ernst & Young xếp vào Top 5 CEO quyền lực, Top 5 doanh nhân xuất sắc nhất Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Kim Ngân người phụ nữ quyền lực hiện nay của Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh 1954) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII và khóa XIV. Bà là nữ chính khách đầu tiên giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia trong lịch sử Việt Nam.
Xem thêm: