Vì sao vẫn còn những nước nghèo nhất châu Mỹ? Khi đây là châu lục có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh những nước giàu mạnh như Mỹ và Canada thì tại châu lục này cũng có không ít quốc gia kém phát triển. Dưới đây chính là 10 nước nghèo nhất châu Mỹ với mức tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Cùng 10Hay tìm hiểu nguyên nhân nhé.
1. Haiti là nước nghèo nhất châu Mỹ với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp
Haiti nằm ở vùng biển Ca-ri-be được biết đến là nước nghèo nhất châu Mỹ với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Đây là quốc gia giành được độc lập đầu tiên ở khu vực Mỹ Latin, ngôn ngữ chính là tiếng Pháp và tiếng Creole Hati. GDP bình quân đầu người của nước này là 790 USD, thuộc hàng thấp nhất thế giới. Hầu hết người dân Haiti chỉ kiếm được khoảng 2 USD mỗi ngày. 50% dân số Haiti mù chữ và hơn 80% sinh viên tốt nghiệp đại học của quốc gia này đều đã di cư. Trận động đất kinh hoàng vào năm 2010 đã khiến cho quốc gia này càng thêm khốn đốn, nền kinh tế vốn đã kém phát triển nay càng trở nên lạc hậu hơn.
2. Belize là nước nghèo nhất châu Mỹ với nền kinh tế không ổn định
Belize là một quốc gia nằm ở khu vực Trung Mỹ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở quốc gia này. Belize có diện tích rừng khá lớn do đó lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ yếu của quốc gia này. Từ năm 1900 trở lại đây, Belize chuyển từ lâm nghiệp sang nông nghiệp với các đồn điền trái cây, chuối và mía là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Nhìn chung, nền kinh tế Belize phát triển không ổn định và cân đối dù đầu năm 1999, nền kinh tế nước này đã đạt mức tăng trưởng 4 % nhờ sự phát triển của kỹ nghệ du lịch và xây cất nên hiện nay nước này vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Mỹ.
3. Bolivia là một trong những nước nghèo nhất châu Mỹ
Bolivia là một quốc gia nằm kín trong khu vực Nam Mỹ, không có đường bờ biển. Quốc gia này là một trong những nước nghèo nhất châu Mỹ vì nhiều nguyên nhân. Trong đó tình trạng tham nhũng cao là nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của kinh tế và xã hội. Nước này rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa biết tận dụng tối đa nguồn lực này do đó từng bị gọi là “chú lừa ngồi trên mỏ vàng”.
4. Guyanas với nền kinh tế trì trệ
Guyanas là quốc gia duy nhất nằm trong Khối thịnh vượng chung Anh thuộc lục địa Nam Mỹ. Đây là một trong những nước nghèo nhất châu Mỹ khi phải trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng cùng với đó là những biến động chính trị phức tạp. Những năm thập niên 80, tốc độ tăng trưởng của nước này còn giảm xuống mức -1,8%. Đến năm 1999, kinh tế nước này bắt đầu có sự tăng trưởng nhẹ nhờ mở rộng lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ.
5. Antigua và Barbuda là 1 quốc đảo nằm ở Trung Mỹ
Antigua và Barbuda từ trước những năm 1960, nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc trồng mía. Những năm gần đây, du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc đảo này. Du lịch chiếm hơn một nửa GDP của Antigua và Barbuda, rất nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng được xây dựng trong những năm gần đây. Thế nhưng đây vẫn là một trong những nước nghèo nhất khu vực châu Mỹ hiện nay.
6. Ecuador có đến 70% dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Ecuador có nguồn tài nguyên dầu mỏ đáng kể cùng với đó là nguồn đất đai màu mỡ phù hợp với hoạt động canh tác. Trong những năm 1997-1998, nền kinh tế Ecuador rơi vào khủng hoảng khi GDP nước này giảm sút 7,3%, lạm phát tăng tới 52,2%. Những năm gần đây, kinh tế nước này bắt đầu phục hồi tuy nhiên ước tính có khoảng 70% dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ.
7. El Salvador dựa chủ yếu vào kiều hối và nông nghiệp
El Salvador nằm ở vùng Trung Mỹ, là quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Hiện nay nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào kiều hối từ Mỹ và nền nông nghiệp. Dù Chính phủ nước này đã áp dụng nhiều biện pháp kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cũng được kiểm soát. Tuy nhiên vẫn không tạo được niềm tin với giới đầu tư nước ngoài.
8. Grenada đã đạt được một số tiến bộ đáng kể
Quốc gia này nằm ở vùng biển Ca-ri-be, có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp trông trọt là chính. Đánh bắt cá và du lịch cũng là một trong những ngành kinh tế khá phát triển ở quốc gia này. Chính sách cải cách thuế và quản lý kinh tế của Chính phủ Grenada đã giúp cho nước này đạt được một số tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên nhìn chung đây vẫn là một trong những nước kém phát triển nhất châu Mỹ hiện nay.
9. Kinh tế Guatemala có đóng góp không nhỏ từ lượng kiều hối
Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm một phần tư GDP của nước này. Trong đó cà phê, đường, chuối là những mặt hàng chính. Lượng kiều hối của nước ngoài cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Guatemala. Hiện tại, Guatemala vẫn là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất khu vực châu Mỹ.
10. Saint Lucia đang chú trọng phát triển ngư nghiệp và du lịch
Các đồn điền chuối, ca cao và dừa là động lực phát triển chủ yếu của quốc gia Trung Mỹ này. Hiện nay, ngư nghiệp và du lịch cũng đang được Chính phủ Saint Lucia chú trọng phát triển. Chính phủ Saint Lucia đang nỗ lực tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế nhằm giúp nền kinh tế nước này phát triển nhanh hơn.