Từ lâu, báo giấy đã là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống của con người khắp nơi trên thế giới. Nó đã trở thành một nét văn hóa đẹp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu tiếp cận thông tin cũng vì thế mà đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Thay vì mua một vài tờ báo giấy, người ta có thể truy cập vào các trang báo mạng mọi lúc, mọi nơi một cách vô cùng thuận tiện.
Thế nhưng, cho đến tận bây giờ, báo giấy vẫn đang hiện diện trong đời sống như một minh chứng cho sức sống của một giá trị văn hóa. Hãy cùng 10Hay.com tìm hiểu những tờ báo đó để góp phần duy trì nét đẹp văn hóa này.
1. BÁO NHÂN DÂN
Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tờ báo nhận là “Cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”.
Báo Nhân dân cùng với tạp chí Cộng sản là hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị 11 yêu cầu các chi bộ đảng phải mua, đọc và làm theo báo đảng này đã được đưa vào thực hiện được 15 năm (tính tới năm 2012). Việc chỉ thị này do chính Bộ chính trị ban hành chứng tỏ đảng Cộng sản rất đề cao vai trò của báo Nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Do vị thế là tiếng nói của Đảng, Nhà nước…, nên vai trò của nhật báo này rất quan trọng trong chính thể Việt Nam hiện nay. Nhiều chính khách nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm việc tại báo Nhân dân hoặc tham gia viết bài. Trường Chinh và Tố Hữu đã từng làm chủ bút của báo này. Các đời Tổng biên tập đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung ương Đảng trở lên, đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác trong Đảng.
Báo là một trong bốn phương tiện tuyên truyền cốt yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm có báo Nhân dân, đài truyền hình, đài phát thanh và thông tấn xã của chính quyền.
2. BÁO HÀ NỘI MỚI
Hà nội mới là một báo viết và báo điện tử của Việt Nam, cơ quan chủ quản là Thành ủy Hà Nội, trụ sở 1 tại số 44 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; trụ sở 2 số 178 Quang Trung, Phường Hà Cầu, Hà Đông. Tổng biên tập đương nhiệm của báo là ông Nguyễn Hoàng Long.
Báo Hà nội mới ra hàng ngày và có một số đặc biệt cuối tuần. Báo cập nhật tin tức, hình ảnh, Clip thời sự trong nước, quốc tế mới và nóng nhất về thủ đô cũng như cả nước.
3. BÁO AN NINH THỦ ĐÔ
Báo An ninh Thủ đô thành lập năm 1976, tòa soạn tọa lạc ở số 82 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong suốt chặng đường xây dựng, khẳng định uy tín và thương hiệu của mình, An ninh Thủ đô đã không ngừng lớn mạnh và trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện được nhiều bạn đọc yêu mến.
Nhiều năm nay báo An ninh Thủ đô đã đồng hành cùng các gia đình trong nhiều lĩnh vực, trong đó, không thể thiếu mảng thông tin quan trọng về giáo dục. Dõi theo tờ báo, bạn sẽ nhận thấy mức độ cập nhật nhanh chóng về thông tin qua các bài thời sự của phóng viên về chính sách, chế độ của thành phố nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Không chỉ vậy, báo An ninh Thủ đô còn làm tốt vai trò phản biện, hỗ trợ cho mọi người khi đề cập, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong trường học… Đáng ghi nhận nữa là vai trò làm cầu nối của tờ báo khi nhiều năm nay đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dành cho học sinh Thủ đô.
4. BÁO CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Công an thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận của Công an Nhân dân Việt Nam, trực thuộc Bộ Công an. Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tiền thân của Công an Thành phố Hồ Chí Minh là Ban An ninh T4 hoạt động trong thời kỳ 1954 – 1975. Giám đốc đương nhiệm là Trung tướng Lê Đông Phong, Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy.
5. BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT
Báo đời sống và pháp luật cơ quan ngôn luận của hội Luật gia Việt Nam. Tổng biên tập hiện thời là Nguyễn Tiến Thanh. Địa chỉ tòa soạn: Tầng 4, Tòa tháp Ngôi Sao – Star Tower, Dương Đình Nghệ – Cầu Giấy – Hà Nội.
Báo cập nhật liên tục thông tin về đời sống pháp luật, tin về các luật mới áp dụng trong đời sống xã hội, các tin tức về các vấn đề đời sống xã hội, tuổi trẻ đời sống
-
6. BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Báo Người Lao động là nhật báo thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 1975. Ngoài nhật báo, Người Lao động còn có phụ trương Thế giới @ chuyên về công nghệ thông tin phát hành thứ Năm hàng tuần.
-
- Ngày 29-7-2012, Báo Người Lao động đã khánh thành trụ sở mới tại số 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3-Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở Báo Người Lao động được xây dựng trên diện tích 1.039 m². Khởi công từ ngày 14-9-2010, sau gần 2 năm thi công, tòa nhà được hoàn tất với quy mô 11 tầng và 2 tầng hầm, là nơi làm việc, sinh hoạt của gần 200 cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Người Lao động.
-
7. BÁO LAO ĐỘNG
Báo Lao động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những nhật báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại. Đương kim Tổng Biên tập báo Lao động là ông Trần Duy Phương.
Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội dung, Báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật… Đối tượng báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi.
Về phát hành, đây là tờ báo duy nhất trong cả nước có trang địa phương miễn phí tặng độc giả. Với năng suất phát hành 7 kỳ/tuần, 230.000 bản/kỳ, Báo Lao động là một trong những báo lớn nhất ở Việt Nam.
8. BÁO THANH NIÊN
Báo Thanh Niên là một tờ báo Việt Nam phát hành hàng ngày có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản một ngày (có thời điểm phát hành hơn 400.000 bản).
Ngày 3/1/1986, báo ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo là ông Huỳnh Tấn Mẫm, người từng là Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh. Trước đó, ngày 21/6/1925, cũng có một tờ báo mang tên Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập nhưng không phải là tiền thân của tờ Thanh Niên ngày nay.
Ban đầu, tờ báo đặt trụ sở tại hành lang văn phòng Câu lạc bộ Hội Liên hiệp Thanh Niên số 145, đường Pasteur, phường 6, Quận 3, TP.HCM. Sau đó, qua 5 lần chuyển đổi trụ sở, tòa soạn mới chuyển về trụ sở hiện nay, số 268 – 270 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM vào tháng 10/2015.
Ngoài tòa soạn chính tại TP.HCM, báo Thanh Niên còn có trụ sở tại 218 Tây Sơn, Hà Nội.
Ngoài hoạt động báo chí, báo Thanh Niên còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa xã hội như chương trình ca nhạc Duyên Dáng Việt Nam, Khát vọng trẻ, giải vô địch bóng đá U21 Việt Nam, quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình…, chương trình Tư vấn Mùa thi, Tiếp sức mùa thi…
9. BÁO TUỔI TRẺ
Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ Online và báo điện tử tiếng Anh Tuoi Tre News.
Tháng 6/2008, nhật báo Tuổi Trẻ phát hành trên cả nước Việt Nam với số lượng gần 500.000 bản/ngày, số lượng ấn bản lớn nhất đất nước này của một nhật báo. Về sau số lượng phát hành sụt giảm dần, còn khoảng 220.000 bản/ngày (năm 2015) do sự cạnh tranh từ báo điện tử.
Các ấn phẩm của báo tuổi trẻ gồm có: Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối tuần, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online, Tuoitrenews, Áo trắng, Tuổi Trẻ Mobile và Tuổi Trẻ Media Online.
10. BÁO TIỀN PHONG
Tiền Phong là một nhật báo hàng đầu nước ta. Nó được thành lập trong Chiến tranh Đông Dương là một trong những tờ báo cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, cùng khoảng thời gian như người tiền nhiệm của Quân Đội Nhân Dân và Nhân Dân.
Ra đời tại Bản Dõn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cách đây 55 năm (ngày 16/11/1953) giữa thời điểm cuộc kháng chiến chín năm đang bước vào giai đoạn cao trào, ngay từ những ngày đầu, báo Tiền phong đã trở thành ngọn cờ tập hợp lý tưởng, ý chí, sức trẻ của tuổi trẻ chiến khu Việt Bắc và cả nước, chiến đấu hy sinh vì giải phóng dân tộc.
Từ một tờ báo ra hàng tuần, đến nay Tiền phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có 6 ấn phẩm gồm: Tiền phong hàng ngày, Tiền phong điện tử, Tiền phong cuối tuần, Tiền phong cuối tháng, Người đẹp Việt Nam và Tri thức trẻ.
Tiền phong còn rất tích cực làm công tác xã hội, đã khởi xướng và tổ chức thành công nhiều cuộc thi, nhiều phong trào lớn, nhiều hoạt động xã hội rộng khắp, nhiều diễn đàn thiết thực được hàng triệu bạn trẻ hưởng ứng tham gia.
Ngoài 10 nhật báo trên, nước ra còn rất nhiều nhật báo thông dụng khác: công an nhân dân, quân đội nhân dân, báo pháp luật, báo sài gòn giải phóng, báo thời đại , báo đại đoàn kết, báo ngày nay, báo bóng đá,…và rất nhiều trang báo địa phương khác.
Cầm đọc một tờ báo in, ta sẽ có những cảm giác riêng có rất đặc biệt mà báo mạng không thể có. Đó là cái cảm giác được “sống chậm”, được nghiền ngẫm và suy tưởng để nhìn chính mình rõ hơn. Chính vì vậy, hãy rèn luyện cho mình thói quen đọc báo ngay từ hôm nay nhé!