Khi nói về nơi nóng nhất trên thế giới, người ta thường nghĩ ngay đến những sa mạc, hoang mạc, những cồn cát hoặc những nơi gần núi lửa hoạt động. Ở những nơi đó, nhiệt độ có thể đến hàng trăm độ C và không ai có thể sinh sống được. Trên thực tế, theo ghi nhận của các tổ chức khí tượng quốc tế, những nơi nóng nhất trên thế giới vẫn có sự tồn tại của con người, và nhiệt độ cũng không quá nóng đến nỗi thiêu sống một sinh vật, cây cối.
Với bản năng sinh tồn, sự sáng tạo cùng nỗ lực chinh phục tự nhiên, loài người đã cải thiện được môi trường sống và rèn luyện khả năng thích ứng với những hoàn cảnh sống, những kiểu khí hậu khắc nghiệt nhất để tồn tại. Kết quả là con người đã sống được ở những sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên khô cằn. thậm chí là ở những nơi núi lửa vẫn còn hoạt động. Mặc dù vậy, vẫn còn một vài nơi nhiệt độ rất cao, con người không thể sinh sống được, chỉ có sự sống của một số loài động vật chịu nhiệt hoặc một vài loài thực vật.
Sau đây là 10 nơi nóng nhất trên thế giới theo sự ghi nhận của tổ chức khí tượng quốc tế, tổng kết và thống kê vào năm 2015:
1. Thung lũng Chết, Hoa Kỳ
Thung lũng Chết hay Death Valley là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa hai bang California và Nevada của Hoa Kỳ. Thung lũng có diện tích khoảng 1400 km2. Điều kiện tự nhiên tại nơi đây rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè thường trên 49 độ C, có khi lên đến nhiệt độ cao kỷ lục là 56,7 độ C. Lượng mưa tại nơi đây rất thấp, khoảng 42 mm/năm. Dường như không có sự sống của con người tại đây. Thực vật chỉ lác đác một vài loài cỏ yanzi, cỏ bấc. Động vật cũng chỉ có chuột, cáo, thỏ, sơn dương với số lượng rất ít.
2. Ghadames, Libya
Ghadames là một thị trấn ốc đảo nằm ở phía tây Libya, là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới có sự sống của con người. Thành phố có tổng số dân là 7000 người, chủ yếu là người Berber. Thành phố Ghadames nằm phía tây nam của thủ đô Tripoli, cách thủ đô 549 km. Thời tiết nơi đây cũng khá khắc nghiệt với mùa hè oi bức, nhiệt độ trên 45 độ C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại nơi đây là 55 độ C. Nguồn nước tại ốc đảo này khá khan hiếm và hầu như mọi người đều thiếu nước sử dụng vào mùa hè. Phương tiện di chuyển chủ yếu ở thành phố này là lạc đà.
3. Kebili, Tunisia
Thành phố Kebili của Tunisia là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới và là một trong những thành phố nóng nhất châu Phi. Nơi đây là một ốc đảo và cũng là một điểm du lịch với nền văn hóa đặc trưng và những khách sạn đẹp. Tuy nhiên vào mùa hè, nhiệt độ nơi đây khá cao ở mức trên 45 độ C. Mức nhiệt 55 độ C là nhiệt độ cao nhất đo được tại thành phố này.
4. Timbuktu, Mali
Timbuktu là một thành phố ở vùng Tombouctou thuộc đất nước Mali. Nơi đây là quê hương của các trường tôn giáo, cũng là thủ đô tinh thần và tri thức, nơi truyền bá tôn giáo Hồi giáo ra khắp châu Phi. Mức nhiệt độ tại nơi đây ít khi nào dưới 40 độ C và nhiệt độ cao nhất là 54,5 độ C. Vì sự khắc nghiệt như thế nên rất ít khách du lịch đến nơi đây. Lượng mưa trung bình tại Timbuktu khá thấp, khoảng 40mm/năm.
5. Araouane, Mali
Thêm một địa điểm thuộc đất nước Mali nằm trong top những nơi nóng nhất trên thế giới, đó là Araouane. Đây là một tỉnh ở vùng xa, một khu định cư nhỏ với dân số dưới 500 người. Lượng nước tại nơi đây rất khan hiếm, thậm chí không đủ để trồng cây. Nhiệt độ khá oi bức với mức nhiệt thường xuyên trên 39 độ C. Nhiệt độ cao nhất tại nơi đây là 54,4 độ C.
6. Tirat Tsvi, Irael
Đứng thứ 6 trong những nơi nóng nhất trên thế giới là một thành phố nhỏ thuộc đất nước Israel. Tirat Tsvi là một thành phố trồng cây chà là lớn nhất Israel. Dân số nơi đây dưới 1000 người. Khí hậu khá khắc nghiệt nhưng một điều may mắn là nguồn nước không đến nỗi quá khan hiếm. Lượng mưa trung bình tại thành phố vào khoảng 50 mm/năm. Nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận tại nơi đây là 53,8 độ C.
7. Sulaibya, Kuwait
Sulaibya là một thành phố nhỏ nằm ở phía tây nam đất nước Kuwait. Đây là thành phố nóng nhất và có diện tích đất hoang mạc lớn nhất Kuwait. Nguồn nước của thành phố rất khan hiếm và người dân chủ yếu trông chờ vào lượng nước mưa hàng năm. Nhiệt độ nơi đây không quá khắc nghiệt đối với sự sống của con người nhưng vẫn ở mức cao. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 53,6 độ C.
8. Ahwaz, Iran
Xếp thứ 8 trong số 10 nơi nóng nhất trên thế giới là thành phố Ahwaz thuộc Iran. Đây là thủ phủ của tỉnh Khuzestan. Thành phố nằm ở độ cao trung bình 20m so với mực nước biển, có dân số hơn 1 triệu người. Thành phố nổi tiếng bởi cây cầu Trăng lung linh ánh đèn về đêm và những tòa nhà với lối kiến trúc cổ kính đặc trưng cho nền văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, mùa hè ở thành phố rất nóng với mức nhiệt cao nhất là 53,3 độ C.
9. Wadi Halfa, Sudan
Thêm một thành phố thuộc một quốc gia châu Phi nằm trong top 10 nơi nóng nhất trên thế giới, đó là thành phố Wadi Halfa thuộc Sudan (quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi). Thành phố nằm ở phía bắc Sudan trên bờ hồ Nubia. Tổng dân số của thành phố xấp xỉ 16000 người. Thành phố là nơi trưng bày rất nhiều đồ cổ của người Nubian cổ đại và là trung tâm của các hoạt động khảo cổ. Nhiệt độ cao nhất tại nơi đây từng được ghi nhận là 53 độ C.
10. Jeddah, Saudi Arabia
Jeddah là một đô thị lớn nằm bên bờ biển Đỏ, phía tây Saudi Arabia. Jeddah được mệnh danh là thủ đô thương mại của đất nước Saudi Arabia với tổng dân số khoảng 3,4 triệu người. Đồng thời, Jeddah cũng là thành phố linh thiêng nhất của Hồi giáo, nơi mà những người theo đạo Hồi phải đến thăm ít nhất một lần trong đời. Thời điểm nóng nhất tại thành phố này là vào tháng 5, tháng 6 với mức nhiệt kỷ lục là 52 độ C.
Xem thêm: