Top 10 nước có hệ thống giao thông tốt nhất thế giới được 10Hay giới thiệu đến bạn đọc nhân những ngày đầu năm mới Đinh Dậu với mong muốn hệ thống giao thông nước ta cũng được cải tạo hiện đại để tránh tình trạng kẹt xe thường xảy ra. Kẹt xe là nỗi ám ảnh đối với mọi người mỗi khi ra ngoài đường vào giờ tan tầm của công sở trùng với giờ tan tầm của các em học sinh. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông dễ dàng của các loại xe nhưng chính cơ cấu quản lý trực tuyến của hệ thống giao thông internet đã làm cho giao thông của các nước sau trở nên tuyệt vời và đáng mơ ước.
Bài viết liên quan:
- Top 10 nước giàu nhất Châu Âu bạn đã biết chưa ?
- Top 10 nước giàu nhất châu Á hiện nay
- Top 10 nước hạnh phúc nhất trên thế giới khiến ai cũng muốn sống
1. Hàn quốc (nước có hệ thống giao thông tốt nhất)
Niềm tự hào lớn nhất của hệ thống giao thông công cộng Seoul là hệ thống vận hành và thông tin giao thông Seoul (TOPIS). TOPIS tập hợp đầy đủ các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: dịch vụ quản lý xe buýt, hệ thống thẻ giao thông công cộng, hệ thống thu vé tự động, hệ thống phát thanh truyền hình giao thông, cảnh sát và ủy ban giao thông đường bộ (KoRoad) để giám sát và quản lý tất cả tình hình giao thông ở Seoul. Bằng cách truy cập website TOPIS, người ta có thể kiểm tra tình trạng giao thông hiện tại, vị trí tắc đường, vị trí các bãi đỗ xe gần đó cũng như các tình huống khẩn cấp trên đường như: công trường đang thi công, tai nạn giao thông… Website TOPIS cũng cung cấp thông tin về các tuyến xe buýt, tàu điện ngầm và xe đạp cùng bản đồ trực quan dành cho người tham gia giao thông.
2. Pháp
Hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và phân bố rộng khắp các vùng lãnh thổ tại nước Pháp là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nước này. Paris xinh đẹp có 16 tuyến tàu và 300 nhà ga trải khắp thành phố nên tàu điện ngầm là phương tiện kết nối nhanh chóng và tin cậy trong thành phố. Thủ đô nước Pháp còn có mạng lưới kết hợp xe buýt (347 làn xe) và xe điện. Ngoài ra, mạng lưới tàu cao tốc cả trên mặt đất và trong lòng đất, luôn sẵn sàng kết nối Paris tới tận những vùng ngoại ô xa xôi.
3. Đài Loan
Đài Bắc nắm giữ hệ thống phương tiện công cộng phức hợp, hiện đại và chuẩn xác tuyệt đối. Được sử dụng bởi 34% dân cư địa phương, hệ thống tàu điện ngầm của Đài Bắc gồm 5 tuyến và được chia theo 3 cách: màu sắc, số, và tên của nhà ga. Còn có hệ thống điểm trung chuyển nhanh như cáp treo Maokong Gondola, các trung tâm ngầm phục vụ mua sắm, bãi đỗ xe, và các quảng trường. Do đó, việc di chuyển ở Đài Bắc hết sức dễ dàng.
4. Trung quốc
Đường sắt đô thị của Trung Quốc tiếp tục trải qua việc mở rộng nhanh chóng trong năm 2013 tại Trung Quốc, nơi mà hệ thống đường sắt đô thị được coi là chuẩn mực cho một thành phố dễ sống hiện đại. Tính đến hôm nay, hơn 30 thành phố đang xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Trung Quốc có kế hoạch thêm 2.500 km đường xe điện ngầm trong kế hoạch 5 năm hiện tại (2010-2015 ), trong khi đó tổng chiều dài đường sắt đô thị của các thành phố lớn đang hoạt động vào năm 2010 chỉ là 1.471 km .
5. Nhật Bản
Phương tiện công cộng tại Tokyo đặc trưng bởi mạng lưới rộng lớn các tàu điện ngầm và tàu hỏa hiện đại, đứng thứ hai là xe buýt, xe điện, monorails. Với 3,2 tỷ lượt khách mỗi năm, hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo là hệ thống bận rộn nhất, chỉ sau Bắc Kinh. Giá vé một chiều cho đoạn đường ngắn nhất là 1,4 USD Mỹ (khoảng 30 nghìn VND).
6. Anh
Tàu điện ngầm là đặc trưng nổi tiếng của London, đây là hệ thống lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không chỉ có tàu điện ngầm mà ở xứ sương mù cũng có các phương tiện khác như xe buýt, xe điện, tàu hỏa và phà. Trên thực tế, hệ thống phương tiện công cộng của London phục vụ từ trung tâm thành phố đến toàn Vương quốc Anh.
7. Các tiểu vương quốc Ả rập
Phương tiện công cộng ở Dubai không xuất hiện sớm như các thành phố khác trong danh sách này. Tuy nhiên, hệ thống tàu điện ngầm nơi đây lại rất hiệu quả và giá cả khá hợp lý (vé một chiều chỉ 0,68 đô, khoảng 15 nghìn). Tàu điện ngầm ở Dubai chỉ có 2 tuyến (Xanh và Đỏ), nhưng rất quan trọng. Bên cạnh đó, thành phố giàu bậc nhất trên thế giới còn đặc trưng bởi hệ thống xe lửa hiện đại, không người lái, dựa trên sự điều hướng tự động.
8. Mỹ
Cục vận tải thành phố Washington điều hành hệ thống tàu điện ngầm, các điểm trung chuyển và hệ thống xe buýt nhanh. Tàu điện ngầm Washington là hệ thống bận rộn thứ hai ở Mỹ chỉ sau New York. Năm 2010, có 37% người sử dụng phương tiện công cộng để đi lại, và đây là con số lớn thứ 2 trên toàn quốc.
9. Úc
Sydney là thành phố duy nhất trong danh sách này không có tàu điện ngầm. Tuy nhiên, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố cũng đang thi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Hiện tại, ở Sydney việc di chuyển nhờ vào mạng lưới rộng lớn các phương tiện như tàu hỏa, xe buýt và phà. Năm 2006, 80% các chuyến vận tải trong tuần đi và đến thành phố là sử dụng phương tiện công cộng.
10. Canada
Giống như các thành phố lớn, Montreal cũng gặp vấn đề về tắc nghẽn giao thông, do đó phương tiện công cộng được coi là giải pháp hữu ích. Để di chuyển trong thành phố và ra các vùng phụ cận, người ta sử dụng các phương tiện công cộng như: xe buýt, tàu điện ngầm và tàu hỏa. Tàu điện ngầm ở Montreal là hệ thống bận rộn nhất Canada, trung bình phục vụ hơn 1 triệu khách/tuần.
Những nước có hệ thống giao thông tốt nhất thế giới đã và đang phát triển nhanh chóng và hiện đại giúp cho việc di chuyển dễ dàng và thuận tiện trong các thành phố. Một hệ thống giao thông phát triển đa dạng về phương thức di chuyển như tàu điện ngầm, xe buýt… giúp giảm tải các trường hợp tai nạn giao thông và tình trạng kẹt xe gây khó gây khó chịu và mất thời gian cho người dân.
Xem thêm: