Giải phẫu thẩm mỹ trong ý nghĩ của mọi người là đắt đỏ, chỉ dành cho người giàu với mục đích làm đẹp hoàn hảo hơn. Tất nhiên, sự thật là phần lớn phương pháp thực hiện ngày nay vẫn là nâng mũi và tăng kích thước vòng một. Tuy nhiên, kĩ thuật tiên phong của giải phẫu thẩm mỹ có một lịch sử lâu dài và các chuyên gia đã làm việc và nghiên cứu cần mẫn, nghiêm túc để phát triển nghành công nghiệp này.
Như chúng ta được biết, giải phẫu thẩm mỹ đã tiên phong bằng các phương pháp cải thiện trong cuộc sống hơn cả chức năng thẩm mỹ thông thường. Nhưng trước hết, hãy trả lời các câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc nhé.
1. Giải phẫu thẩm mỹ không liên quan gì đến ‘Nhựa’
Giải phẫu thẩm mỹ bắt đầu vào thế kỉ thứ 16, bác sĩ Gaspare Tagliacozzi đã sao chép kĩ thuật từ cuốn sách viết tay của người Ấn độ khoảng 1000 năm trước đó. Ông đã tái cấu trúc mũi của một bệnh nhân từ mô của cánh tay thành công. Nhưng thuật ngữ Nhựa lại được sử dụng vào các kĩ thuật này năm 1837, cách đó 18 năm trước khi phát minh ra hợp chất nhựa. Khái niệm ‘nhựa’ là của người Hy lạp, nó có nghĩa là hình dạng hay khuôn. Ban đầu, các chuyên gia kĩ thuật chỉ tập trung vào việc tái cấu trúc các cơ quan trong cơ thể bị dị dạng hay hư hỏng hơn là giải phẫu thẩm mỹ. Vào giữa thế kỉ 19, sự phát triển của khử trùng và gây mê đã tạo ra phương pháp táo bạo hơn như là giải phẫu mũi.
2. Giải phẫu thẩm mỹ ngực có lịch sử lâu dài
Việc giải phẫu thẫm mỹ ngực thành công đầu tiên giống như việc tái tạo cấu trúc hơn là thẫm mỹ. Khi bệnh nhân có một khối u lớn và phải cắt một phần vú phải. Bác sĩ thẩm mỹ người Đức Vincenz Czerny đã sử dụng một khối mô mỡ lành tính ở phần lưng của bệnh nhân để tái cấu trúc vú vào năm 1895. Hơn 70 năm sau, các bác sĩ thẩm mỹ mới tìm ra vật liệu thích hợp trong việc cấy ghép vú. Paraffins, bọt biển ngâm rượu, sáp ong đều không được. May mắn thay vào năm 1960, Gerow nhận thức việc cấy ghép silicon tương tự như vú của phụ nữ.
3. Giải phẫu thẩm mỹ hiện đại trong Thế chiến thứ I
Trong chiến tranh, toàn bộ chất nổ và vũ khí được triển khai trên chiến trường và hàng ngàn binh lính trở về với các loại chấn thương bên trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự cải tiến mạnh mẽ nhờ vào nỗ lực của bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ Harold Gillies, được xem là cha đẻ của ngành giải phẫu thẩm mỹ hiện đại. Gần đây phát hiện hồ sơ chi tiết về 11.000 ca phẫu thuật thành công trên 3000 binh lính trong vòng 8 năm từ 1917-1925. Bao gồm kĩ thuật cấy ghép da và cơ chưa bao giờ sử dụng. Vì chưa có kháng sinh nên nhiễm trùng nên bác sĩ Gillies đã phát minh ra kĩ thuật nuôi cấy. Sau khi chiến tranh kết thúc, Gillies và đồng nghiệp của ông không được chào đón trong cộng đồng y tế cho đến năm 1931 Hội phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ được thành lập.
4. Giải phẫu thẩm mỹ giúp cho xe hơi an toàn hơn
Trong cuộc tranh cãi về an toàn tự động, bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ bang Detroit Claire Straith đã đưa ra kết luận ý nghĩa ‘Sự tối ưu hóa các chiếc xe trong thực tế sẽ rất hữu ích’, sau nhiều năm tái tạo khuôn mặt cho những người bị tai nạn xe hơi. Năm 1937, năm mẫu xe của hãng Chrysler được trang bị các tính năng an toàn như nút cao su thay vì thép, tay nắm cửa tròn và tay nắm lõm.
5. Bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ thực hiện cấy ghép nội tạng
Cấy ghép nội tạng và giải phẫu thẩm mỹ liên quan nhiều đến các kĩ thuật nhỏ như tái cấu trúc, liên kết các dây thần kinh và đào thải. Thật vậy, cuộc cấy ghép thận thành công đầu tiên do bác sĩ Joseph E. Murray năm 1954. Murray được đánh giá cao khi thúc đẩy việc điều trị cho các bệnh nhân phỏng và những ai cần tái tạo khuôn mặt. Năm 1990, Murray nhận giải Nobel Sinh lý học và Y học cho những công trình đầu tiên của mình.
6. Bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ là người cấy ghép tay thành công
Năm 1999, bác sĩ Warren Briedenbach là bác sĩ thẩm mỹ đầu tiên cấy ghép cánh tay thành công cho Matthew Scott người bị mất cánh tay trong tai nạn pháo hoa cách đây 14 năm. Từ đó hơn 85 người trên toàn thế giới bao gồm trẻ em, người tàn tật và nạn nhân các vụ nổ đã được cấy ghép bàn tay hay cánh tay. Tính đến năm 2016, bác sĩ Warren đã thực hiện nhiều ca ghép tay hơn bất kì bác sĩ thẩm mỹ nào và được huấn luyện để có đủ điều kiện phẫu thuật tại Mỹ.
7. ‘Du lịch chữa bệnh’ dành cho giải phẫu thẩm mỹ bùng nổ
Brazil và Mexico đang chia sẻ thị trường ‘du lịch chữa bệnh’, các nước mới như Dubai và Thái lan có thể cung cấp công nghệ cao, chất lượng chăm sóc tốt buộc các nước phương Tây phải có kế hoạch chiêu trò hơn khi cạnh tranh. Thái lan đã dẫn đầu thế giới về ‘du lịch chữa bệnh’ với trang thiết bị tiên tiến, bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ được đào tạo quốc tế và bệnh viện như một khách sạn sang trọng. Chỉ tính riêng năm 2013, đất nước này đã thu về 4,3 tỉ đô từ việc chữa bệnh của người nước ngoài.
8. Các kĩ thuật mới hầu như không liên quan đến giải phẫu thẩm mỹ
Bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ Doug Steinbrech cung cấp dịch vụ phẫu thuật nâng mặt từ từ kéo giãn da trong vòng 3 giờ trong khi gây mê toàn thân. Mặc dù cũng có vết khâu, thời gian lành vết thương 5 ngày và chi phí toàn bộ là 35000 đô dường như lí tưởng cho những ai ‘ngủ trên đống tiền’ và ghét dao kéo. Tiến sĩ Doris Day đã minh chứng cho kĩ thuật không dao kéo như sử dụng sóng siêu âm thay thế việc hút mỡ truyền thống, botox và phương pháp laser.
9. Đàn ông thích giải phẫu thẩm mỹ hơn phụ nữ
Theo Hiệp hội giải phẫu thẩm mỹ Mỹ, từ năm 1997 đến năm 2014 gia tăng 273% số lượng đàn ông tìm đến giải phẫu thẩm mỹ và hơn 43% trong vòng 5 năm gần đây. Họ tìm đến giải phẫu thẩm mỹ khi mong muốn đầu tư cho sự nghiệp, họ lo lắng khi nhìn thấy mình già và mất tự tin bằng cách xóa nếp nhăn và nâng cơ mặt.
10. Cấy ghép đầy đủ khuôn mặt đang ngày càng khả thi
Tiến sĩ giải phẫu thẩm mỹ Eduardo Rodriguez nhận xét ‘Y học ngày càng tiến bộ về cải tiến và kĩ thuật cho phép chúng ta thực hiện các cuộc giải phẫu khuôn mặt ngày nay. Mặc dù có 3 người chết do biến chứng trong 30 trường hợp cấy ghép một nửa hay toàn khuôn mặt thành công tính đến giữa năm 2016’. Năm 2012, bác sĩ Rodriguez đã giải phẫu thành công cho Richard Norris, người đã tự tử bằng cách bắn súng vào mặt. Năm 2015, ông lại thành công khi giải phẫu cho lính cứu hỏa Patrick Hardison bị mất dạng toàn bộ khuôn mặt trong một vụ cháy.