Trái đất của chúng ta là hành tinh trong hệ mặt trời, cũng là hành tinh duy nhất có sự sống. Có bao giờ bạn tự hỏi lý do tại sao lại như vậy? Xét trong Thái Dương Hệ thì còn có sự hiện diện của 7 hành tinh khác và rất nhiều điều đặc trưng thú vị. Hãy cùng 10Hay.com khám phá ngay sau đây:
1. Sao Thủy – Hành tinh trong hệ mặt trời có kích thước nhỏ nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 0,39 AU (57,9 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 87,96 ngày Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 58,7 ngày
- Khối lượng :3,3 x 1023 kg
- Đường kính: 4878 km
- Nhiệt độ bề mặt : -185oC đến 425oC
- Vệ tinh tự nhiên: không
https://www.youtube.com/watch?v=wURgxnpLK9c
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất gần mặt trời có chu kỳ quỹ đạo chỉ 88 ngày. Với khối lượng quá nhỏ, Sao Thủy không đủ sức bảo tồn bầu khí quyển của nó. Do không có bầu khí quyển để giữ nhiệt lượng nên sao Thủy có thời tiết rất khắc nghiệt. Nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng nhiệt độ là 425oC trong khi nửa kia xuống còn -185oC. Ngoài ra, sao Thủy còn hứng chịu những sự va chạm của thiên thạch với vận tốc khá lớn. Kết quả của những lần va chạm đó là những miệng hố rộng hàng ngàn km.
2. Sao Kim – Hành tinh trong hệ mặt trời có nhiệt độ bề mặt cao nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 0,723 AU (108,2 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 224,68 ngày Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 243 ngày
- Khối lượng : 4,87 x 1024 kg
- Đường kính: 12104 km
- Nhiệt độ bề mặt : 467oC
- Vệ tinh tự nhiên: không
Trong các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời thì Sao Kim có nhiều đặc điểm giống Trái Đất nhất. Cả hai đều có kích thước gần bằng nhau và cấu tạo của cũng gần giống nhau. Bề mặt hai hành tinh còn khá trẻ và đều có bầu khí quyển dày, nhiều mây. Các đám mây của Sao Kim là acid sulfuric độc và thành phần khí quyển là CO2. Khí quyển dày đặc tạo hiệu ứng nhà kính giữ lại hầu hết nhiệt lượng từ hành tinh này. Điều này lý giải tại sao nhiệt độ bề mặt trên hành tinh này có thể đạt trên 462OC. Áp suất bề mặt Sao Kim tương đương áp suất nước biển ở độ sâu 1km trên Trái Đất. Sức nóng khủng khiếp, áp suất và điều kiện khắc nghiệt, sao Kim không thể tồn tại sự sống.
3. Sao Hỏa – Hành tinh trong hệ mặt trời có ngọn núi cao nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 1,524 AU (227,9 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 686,98 ngày Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 24.6 giờ
- Khối lượng : 6,42 x 1023 kg
- Đường kính: 6787 km
- Nhiệt độ bề mặt : -123oC đến 37oC
- Vệ tinh tự nhiên: Phobos và Deimos
Nét đặc trưng trên hành tinh này là những trận bão cát lớn và một bầu khí quyển màu đỏ. Sao Hỏa chỉ bằng một nửa kích thước so với Trái Đất. Một hành tinh lạnh, khô, không oxy và có 2 vệ tinh tự nhiên là Phobos và Deimos. Bề mặt Sao Hỏa được bao phủ bởi Fe2O3 tạo nên màu sắc gỉ sét. Hành tinh này cần 687 ngày để quay quanh mặt trời và 24 tiếng 30 phút tự quay quanh trục. Nổi bật nhất là ngọn núi lửa Olympus Mons cao nhất trong hệ mặt trời 27km gấp 3 Everest. Có rất nhiều những dấu hiệu chỉ ra sự tồn tại của nước trên hành tinh đỏ. Tuy nhiên những thăm dò ngày nay cho thấy đây vẫn là một hành tinh không có sự sống.
4. Sao Mộc – Hành tinh trong hệ mặt trời có kích thước lớn nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 5,203 AU (778,3 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 11,86 năm Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 9,84 giờ
- Khối lượng : 1,9 x 1027 kg
- Đường kính: 142.796 km
- Nhiệt độ bề mặt : -153oC
- Vệ tinh tự nhiên: 67 vệ tinh
https://www.youtube.com/watch?v=kkCYOrw2pZk
Sao Mộc hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nắm giữ khá nhiều kỷ lục. Là một hành tinh thể khí với tốc độ tự quay nhanh nhất 9,84 giờ. Với tốc độ quay nhanh nên hành tinh có hình dạng hơi phình ra tại xích đạo. Sao Mộc cũng là hành tinh có số lượng vệ tinh tự nhiên nhiều nhất trong hệ mặt trời. Trong đó phải kể đến vệ tinh Gandymede với kích thước lớn hơn cả sao Thủy. Một đặc điểm dễ nhận biết nữa của sao Mộc đó là vết đỏ lớn. Đây là một cơn bão khổng lồ có kích thước lớn gấp 3 lần Trái Đất của chúng ta. Khí quyển của sao Mộc có nhiều dải mây mở rộng hơn 5000km ở độ cao khác nhau. Ngoài ra sao Mộc còn có hệ thống vành đai hành tinh mờ mà thành phần chủ yếu là bụi.
5. Sao Thổ – Hành tinh trong hệ mặt trời có vành đai lớn nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 9,536 AU (1.427 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 29,45 năm Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 10,2 giờ
- Khối lượng : 5,69 x 1026 kg
- Đường kính: 120.660 km
- Nhiệt độ bề mặt : -185oC
- Vệ tinh tự nhiên: 62 vệ tinh
Sao Thổ là hành tinh có khối lượng riêng trung bình nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Đây là hành tinh khí khổng lồ với thành phần chính là khí bao quanh một lõi đá cứng. Sao Thổ được biết đến với hệ thống vành đai hành tinh khiến nó có hình dạng nổi bật. Các vành đai này chưa vô số các hạt nhỏ tụ tập thành đám bụi quanh sao Thổ. Với vận tốc tự quay chỉ trong 10 giờ, hành tinh này có hình dạng hơi phình ra. Có khoảng 62 vệ tinh tự nhiên quanh sao Thổ. Titan là vệ tinh lớn nhất có bầu khí quyển và kích thước lớn hơn cả sao Thủy.
6. Sao Thiên Vương – Hành tinh trong hệ mặt trời có trục nghiêng lớn nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 19,18 AU (2871 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 84,07 năm Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 17,9 giờ
- Khối lượng : 8,68 x 1025 kg
- Đường kính: 51.118 km
- Nhiệt độ bề mặt : -214oC
- Vệ tinh tự nhiên: 27 vệ tinh
Sao Thiên Vương có trục nghiêng lớn nhất trong các hành tinh thuộc hệ mặt trời. Trục nghiêng này khiến hành tinh như đang lăn trên quỹ đạo của chính mình. Hệ quả của sự nghiêng trục quay là hai vùng cực nhận nhiều năng lượng mặt trời hơn xích đạo. Tuy nhiên, nhiệt độ tại xích đạo lại cao hơn do liên tục nhận bức xạ từ mặt trời. Mỗi cực của hành tinh này được mặt trời chiếu sáng liên tục trong 42 năm. Cấu trúc tầng mây của hành tinh cũng khá phức tạp. Những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước và khí mêtan lại ở những tầng mây phía trên. Trong khi cấu trúc bên trong hành tinh này là lõi băng và đá. Điểm nổi bật khác của hành tinh là tốc độ gió có thể đạt đến 900km/h.
7. Sao Hải Vương – Hành tinh trong hệ mặt trời có bầu khí quyển lạnh nhất
- Khoảng cánh từ mặt trời: 30,06 AU (4.497,1 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 164,81 năm Trái Đất
- Chu kỳ tự quay: 19,1 giờ
- Khối lượng : 1,02 x 1026 kg
- Đường kính: 48.600 km
- Nhiệt độ bề mặt : -225oC
- Vệ tinh tự nhiên: 14 vệ tinh
Sao Hải Vương đặc trưng bởi hệ thống các cơn bão cực mạnh với tốc độ gió đến 600m/s. Hầu hết gió trên Sao Hải Vương thổi theo hướng ngược với chiều quay của hành tinh. Đây cũng là hành tinh nằm xa nhất và có khí quyển lạnh nhất trong Thái Dương Hệ. Chu kỳ quỹ đạo bằng 164,79 năm Trái Đất nên các mùa trên hành tinh này diễn ra trong 40 năm. Hành tinh có một hệ thống vành đai và chúng mờ hơn nhiều so với vành đai Sao Thổ. Hành tinh có 14 vệ tinh tự nhiên và Triton là vệ tinh duy nhất có hình cầu.
8. Trái Đất – Hành tinh trong hệ mặt trời duy nhất có sự sống
- Khoảng cánh từ mặt trời: 1 AU (149,6 triệu km)
- Chu kỳ quỹ đạo: 365,26 ngày
- Chu kỳ tự quay: 24 giờ
- Khối lượng : 5,98 x 1024 kg
- Đường kính: 12.756 km
- Nhiệt độ bề mặt : -13oC đến 37oC
- Vệ tinh tự nhiên: mặt trăng
Trái Đất là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người. Trục quay của Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo mà nghiêng 1 góc 23,5o. Vì thế trong một chu kỳ quỹ đạo hai bán cầu sẽ lần lượt hướng về mặt trời. Điều này gây ra sự biến đổi thời tiết, đó là 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. Nước là thành phần chủ yếu khi chiếm 71% bề mặt Trái Đất, 29% là núi, đồng bằng, … Đây là hành tinh duy nhất có sự sống và khí quyển cũng như tầng ozon bảo vệ. Thành phần khí quyển bao gồm: 78% nitơ và 21% ôxy, còn lại là hơi nước, điôxít cacbon và các phân tử khí khác. Khí quyển là môi trường hô hấp cho các loài sinh vật. Ngoài ra nó còn giữ nhiệt cho Trái Đất đồng thời ngăn chặn tia tử ngoại từ mặt trời. Trái đất có 1 vệ tinh tự nhiên là mặt trăng.
9. Mặt trời – Ngôi sao trung tâm trong hệ mặt trời
- Khoảng cách tới Trái đất: 149.600.000 km
- Nhiệt độ bề mặt: 5.777 K
- Bán kính: 695.700 km
- Khối lượng: 1,989E30 kg
- Loại quang phổ: G2V
- Quỹ đạo: Trung tâm thiên hà
Mặt trời là ngôi sao trung tâm Trái Dương Hệ, cấu tạo chính bởi nguyên tố hidro và heli. Nhiệt độ bề mặt trên 5000oC trong khi ở lõi thì lên đến hơn 15 triệu độ. Năng lượng sinh ra từ lõi Mặt Trời giải phóng nhiệt và ánh sáng đến Trái Đất. Ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ một phần trên bầu khí quyển trước khi đến Trái Đất. Năng lượng từ Mặt Trời có thể dùng vào các quá trình tự nhiên hay nhân tạo như: Sự quang hợp của cây xanh, Pin mặt trời, Hệ thống nước nóng dùng năng lượng mặt trời,…
10. Sao Diêm Vương – Hành tinh lùn đặc biệt nhất trong hệ mặt trời
- Khoảng cánh từ mặt trời: 5,87 tỉ km
- Chu kỳ quỹ đạo: 248 năm
- Khối lượng : 12,5 × 1021 kg
- Đường kính: 2390 km
- Nhiệt độ bề mặt : -225oC
- Vệ tinh tự nhiên: Charon, Nix, Hydra và P4
https://www.youtube.com/watch?v=CMJYIsDigi4
Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nặng thứ hai trong Thái Dương Hệ quay quanh Mặt Trời. Nó chủ yếu gồm đá với băng và có kích thước nhỏ hơn mặt trăng của Trái Đất. Sao Diêm Vương có quỹ đạo ê-líp dẹt bất thường vì có lúc quỹ đạo của nó sẽ cắt sao Hải Vương. Dù vậy, 2 hành tinh này sẽ không bao giờ va vào nhau dù quỹ đạo hay trùng lặp. Vì quá xa mặt trời nên hành tinh này rất lạnh lẽo với nhiệt độ vào khoảng – 225oC. Bề mặt hành tinh luôn được bao phủ bởi lớp băng nitơ. Hành tinh lùn này tuy nhỏ nhưng vẫn giữ được cho mình một lớp khí quyển dày khoảng 3000 km. Sao Diêm vương có 4 vệ tinh tự nhiên: Charon, Nix, Hydra và P4 và Charon là vệ tinh có kích thước phân nửa hành tinh lùn này.
Xem thêm: Top 10 trận bão tuyết lớn gậy hậu quả tồi tệ nhất mọi thời đại