Máy bay là một trong những phương tiện giao thông, quân sự hiện đại nhất mà con người có thể chế tạo được. Việc sản xuất máy bay đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao cùng những nguồn nguyên liệu khá đắt đỏ để tạo nên một thành phẩm không những hoàn chỉnh mà phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, công nghệ sản xuất máy bay thường độc quyền bởi các nước phát triển và những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới thuộc quyền sở hữu của những quốc gia giàu mạnh nhất.
Những sản phẩm được hoàn chỉnh bao gồm các loại máy bay dân dụng như máy bay chở khách, máy bay chở hàng hóa, máy bay thương mại,…đến các loại máy bay quân sự như máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích, máy bay huấn luyện,…Hiện nay, Airbus và Boeing là 2 hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Tầm ảnh hưởng quá lớn của cả 2 tập đoàn này đôi khi khiến các khách hàng gặp khó khăn trong việc chọn lựa. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hãng sản xuất khác cũng có tầm ảnh hưởng không kém và đang trên đà phát triển nhanh.
Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua danh sách top 10 hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại:
1. Airbus – Châu Âu
Airbus S.A.S (của Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha) là một hãng chuyên sản xuất máy bay và là công ty con của EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company) – một công ty hàng không vũ trụ châu Âu. Có trụ sở tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp. Công ty sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu.
Airbus Industrie được các công ty hàng không châu Âu thành lập để cạnh tranh với các công ty Mỹ như Boeing, McDonnell Douglas và Lockheed. Airbus có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên – Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380.
2. Boeing – Mỹ
William E. Boeing và George Conrad Westervelt (kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ) đã thành lập công ty hàng không B&W vào ngày 15/7/1916 tại thành phố Seattle, Washington – Hoa Kỳ. Sau đó, hai ông đổi tên công ty thành Pacific Aero Products. Năm 1917, chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company.
Hiện nay, Boeing là hãng hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Cả Boeing và Airbus của châu Âu đều đang cạnh tranh khốc liệt trên các thị phần hàng không thế giới. Boeing cho biết, hãng đang nắm giữ gần 40% thị phần ở Trung Đông so với mức 60% thị phần mà đối thủ đang có được. Boeing hy vọng sẽ tăng thị phần tại khu vực này, nơi mà các chuyên gia dự đoán trong vòng 20 năm tới đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng mạnh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới với mức tăng trưởng lên tới 7,1%, cao hơn nhiều so với 4,7% ở những nơi khác. Boeing hiện nắm giữ chưa tới 30% thị trường máy bay tầm trung, nhưng lại chiếm ưu thế hơn so với Airbus trên thị trường máy bay tầm xa với 60% thị phần.
3. Antonov
Hãng được đặt theo tên Oleg Konstantinovich Antonov, người sáng lập và là nhà thiết kế các loại máy bay An-2, An-24, An-22 và nhiều loại máy bay nổi tiếng khác. Antonov có thể chế tạo những máy bay đặc biệt, được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Tổ hợp này chuyên sâu chế tạo máy bay chở khách và hàng hóa nhỏ gọn, trong phân khúc này hiện đang có một nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Các chuyên gia lưu ý rằng các máy bay của công ty giống SUV (thích ứng mọi địa hình): có thể bay bất cứ nơi nào và trong bất kỳ điều kiện nào.
4. Embraer
Một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đang có xu hướng cạnh tranh với Airbus và Boeing là hãng Embraer của Brazil. Hãng Embraer đang nhắm tới việc đưa ra một loại máy bay phản lực giống như C Series. “Thị trường sản xuất máy bay tầm dài đang trở nên sôi động. Nhưng không xác định được rõ rằng đây có phải là cơ hội lớn cho Embraer hay không”, Kern – phó chủ tịch Embraer cho biết.
Embraer sẽ phát triển một sản phẩm cải tiến thực sự và có tính chất đổi mới cuộc chơi với những công nghệ mới nhất và những chiếc máy mới nhất – để có thể đảm bảo dẫn đầu cuộc chơi trong đó có cả Boeing và Airbus. Hiện tại, Embraer có một số lựa chọn khác bao gồm xây dựng những khung máy bay mới dựa trên nền tảng các mẫu máy bay trực có sức chứa 70-110 chỗ, hoặc là sẽ đưa ra một mẫu máy bay dùng tua-bin phản lực cánh quạt.
5. Bombardier
Từng bị đe dọa nhưng giờ đây hai đại gia Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu mới thực sự lo ngại trước sự lớn mạnh của hãng sản xuất Bombardier sau khi dòng Cseries được ra đời và thu hút sự quan tâm rất lớn của các hàng hàng không trên thế giới.
Điểm mấu chốt của của vấn đề nằm ở chỗ hãng Bombardier đưa ra dòng Cseries đánh vào túi tiền của các hãng hàng không. Đó là vấn đề tiết kiệm chi phí trong thời buổi vận tải hàng không ngày càng khó khăn. Cseries là dòng máy bay phản lực tầm dài (100-150 chỗ) có nhiều điểm giống với hai mẫu nổi tiếng Airbus 320 và Boeing 737 nhưng lại có điểm nổi trội là tiết kiệm xăng tới 20%. Đây là điểm nổi bật của dòng máy bay này và được đánh giá có thể đem lại thành công to lớn cho Bombardier của Canada và giúp hãng sản xuất máy bay này có thể thâm nhập vào một thị trường mà dường như sự cạnh tranh chỉ là giữa hai nhà sản xuất là Boeing và Airbus.
6. Comac
Đối thủ tiềm năng lớn nhất đối với các nhà sản xuất máy bay phương Tây hiện đang thống trị thế giới đã lộ diện tại Triển lãm hàng không Singapore khai mạc cách đây vài ngày. Đối thủ đó có tên gọi Comac, tới từ Trung Quốc.
Câu trả lời của Trung Quốc đối với Boeing và Airbus là cho “trình làng” mẫu máy bay trắng xanh, “thon mảnh”, máy bay Comac C919. Đây là lần đầu tiên C919 được giới thiệu bên ngoài Đại lục. Chiếc máy bay đã được thiết kế và phát triển hoàn toàn tại Trung Quốc và là đối thủ trực tiếp của những “lực sỹ” A320 và Boeing 737 sau khi hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm trong 4 năm.
Comac sẽ phát triển hơn 2.000 chiếc C919 trong vòng 2 thập kỷ tới, với mục tiêu nắm giữ 10% thị phần toàn cầu đối với loại máy bay thân hẹp. Đó là bước tiến nhanh như chớp của Comac bởi hãng này vừa mới được thành lập một năm rưỡi trước đây.
Đặt trụ sở tại Thượng Hải, công ty được chính quyền Trung ương ủng hộ hoàn toàn, cũng như chính quyền địa phương và nhiều công ty nhà nước khác như Chinalco và Baosteel. Cho đến nay Comac đã bán được hơn 240 máy bay nội địa động cơ kép ARJ-21 cho các hãng hàng không Trung Quốc, cũng như cho một hãng vận tải Laotian và một chi nhánh của General Electric.
7. Titan Aerospace
Titan Aerospace là hãng sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới hoạt động bằng năng lượng mặt trời với mục đích mang truy cập Internet tới những vùng xa xôi hẻo lánh nhất của thế giới cũng như khắc phục các vấn đề liên quan khác mà hãng đang gặp phải.
Google đã thông báo rằng những chiếc vệ tinh khí quyển hiện đang được Titan phát triển sẽ được Google sử dụng cho các mục đích cứu trợ thảm họa cũng như truy nhập vào các vùng môi trường bị ô nhiễm. Hiện những chiếc vệ tinh loại này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa rõ bao giờ sẽ có thể được thương mại hóa. Chúng có khả năng tồn tại trên không tới 5 năm mà không cần phải sạc điện hay bảo dưỡng.
8. Ilyushin
Ilyushin hay Cục thiết kế Ilyushin là một hãng sản xuất và thiết kế máy bay của Nga (trước kia của Liên bang Xô viết) (văn phòng thiết kế với tiền tố Il), được thành lập bởi Sergey Vladimirovich Ilyushin. Cục thiết kế được thành lập vào ngày 13 tháng 1 năm 1933 theo sắc lệnh của Bộ trưởng dân ủy Công nghiệp nặng Liên Xô và là người đứng đầu của Ban công nghiệp hàng không là P.I.Baranov.
Công nghiệp Hàng không Ilyushin là công ty con được thành lập vào năm 1992 với vai trò cung cấp dịch vụ khách hàng và tiếp thị của Ilyushin. Ilyushin đã phát triển các máy bay với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các máy bay đáng chú ý của Ilyushin bao gồm: I21, DB-3, DB-4, Il2-Shturmovik, Il4-Bob, Il12-Coach,…
9. Lockheed Martin
Lockheed Martin (NYSE: LMT) là một hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa, vệ tinh và các kỹ thuật tân tiến quốc phòng. Công ty được thành lập năm 1995 bởi sự sáp nhập của Lockheed với Martin Marietta.
Trụ sở chính đặt tại Bethesda, Maryland, một cộng đồng dân cư ở hạt Montgomery, Maryland, có 135.000 nhân viên trên toàn thế giới. Chủ tịch và CEO hiện nay là ông Robert J. Stevens.
Lockheed Martin là công ty hợp đồng quốc phòng lớn nhất thế giới (theo doanh thu quốc phòng) (đứng ngay trên Boeing). Vào năm 2005, 95% doanh thu của Lockheed Martin là từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang khác của Hoa Kỳ, và các khách hàng quân đội nước ngoài.
10. Irkutsk
Irkutsk là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới thuộc chủ quyền của nước Nga. Hãng được thành lập vào năm 1932 tại khu vực Ngoại Baikal ở Liên bang Nga. Người ta biết đến công ty này như là nhà sản xuất loại Su-30 trong họ các máy bay đánh chặn máy bay tấn công mặt đất. Chính quyền Nga có kế hoạch hợp nhất Irkutsk với Ilyushin, Mikoyan, Sukhoi, Tupolev và Yakovlev như một công ty mới với tên gọi Tập đoàn chế tạo máy bay liên hợp.
Xem thêm: