Thế giới của chúng ta đang ngày càng bất ổn vói những vấn đề chính trị mới mẻ trong những năm gần đây như khủng bố, khủng hoảng kinh tế ở các nước châu Âu, châu Á…Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lo ngại vì những vấn đề kinh tế, chính trị…bởi những khó khăn này sẽ vượt qua khi chúng ta bắt tay nhau cùng giải quyết vấn đề chung. Website 10Hay.com chia sẻ bài viết 10 điều thế giới phải đối mặt trong năm mới 2017 trong chuyên trang chào đón năm mới nhiều niềm hy vọng và tin tưởng một tương lai tươi sáng của thế giới.
1. ‘Bóng ma’ khủng bố vây quanh các nước Âu Mỹ, Châu Á
Các vụ tấn công khủng bố liên tiếp vào thời điểm cuối năm ở châu Âu một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo thế giới vẫn chưa thật sự kết thúc cuộc chiến chống khủng bố. Sự xuất hiện của các hình thức tấn công mới, vấn nạn “sói cô đơn” (chỉ những kẻ tự cực đoan hóa và không thuộc tổ chức nào) là mối đe dọa thường trực đối với mỗi quốc gia. Không chỉ làm bất an trong lòng dân mà những nhà lãnh đạo của các nước có quân IS chiếm đóng cũng ‘đứng ngồi không yên’.
2. Tổng thư ký Liên hiệp quốc mới mang niềm hy vọng của dân chúng toàn cầu
Năm 2017 cũng là năm bản lề của tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Với kinh nghiệm nhiều năm là người đứng đầu cơ quan cứu trợ người tị nạn cùng bản lĩnh ngoại giao dày dạn, hi vọng trên cương vị mới ông Guterres sẽ là trung gian hòa giải các vấn đề nóng của thế giới, giải quyết dứt điểm vấn đề tị nạn – di dân và dần kết thúc điểm nóng xung đột toàn cầu.
Bất chấp những hục hặc cuối cùng của năm 2016, đã có những chỉ dấu cho thấy quan hệ Nga – Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ nồng ấm và bớt gay gắt. Tương tự là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đang xích lại gần nhau, bất chấp các tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.
3. Tổng thống thứ 45 của Mỹ nhậm chức vào tháng 1
Báo New York Times cho hay, hơn 30 cơ quan hành pháp, tình báo và quân đội đã được giao nhiệm vụ phải đảm bảo an ninh cho Tổng thống mới cũng như hàng nghìn quan khách tham dự sự kiện. Số tiền nước Mỹ phải chi ra để bảo đảm an ninh cho lễ nhậm chức sẽ lên tới hơn 100 triệu USD.
Hơn 3.000 cảnh sát và khoảng 8.000 cảnh vệ quốc gia sẽ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đám đông và kiểm soát giao thông ở thủ đô của Mỹ khi sự kiện trên diễn ra. Ngoài ra, 5.000 quân nhân đang làm nhiệm vụ cũng sẽ được triển khai để đảm bảo an ninh.
4. Kinh tế khủng hoảng toàn cầu
“Vết thương kinh tế càng kéo dài, phản ứng chính trị càng mạnh mẽ. Tổn thương kinh tế sẽ gây ra tác động trầm trọng nhất với châu Âu và Mỹ”, Stratfor cảnh báo. Kinh tế khó khăn cùng các chính sách thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chính sách tiền tệ chắc chắn sẽ gây ra một số biến động trong lòng xã hội châu Âu và thế giới, kích thích chủ nghĩa dân tộc gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu.
Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ chắc chắn làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu trong đầu năm 2017. Thị trường thế giới nhiều khả năng phải trải qua một thời kỳ biến động khi Eurozone đứng trước nguy cơ sụp đổ vì Brexit và những tranh chấp về thương mại có khả năng khiến các nhà đầu tư hoang mang, dễ dẫn tới các phản ứng quá khích.
5. Trung Quốc tiếp tục ‘bành trướng’ biển Đông
Trung Quốc vẫn là một “ông lớn” ở châu Á – Thái Bình Dương dù nền kinh tế nước này sẽ bắt đầu chững lại sau ba thập kỷ tăng trưởng ổn định, động lực tăng trưởng kinh tế yếu đi. Mặt khác, mức nợ công lớn cũng là vấn đề cần quan tâm. Stratfor cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ chủ động hơn trong việc thúc đẩy kinh tế trong nước, tập trung tự sản xuất các mặt hàng mà họ từng phải nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.
Tổ chức Straffor dự đoán Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược bành trướng nhằm tuyên bố chủ quyền phi lý tại Biển Đông nhưng với một cách tiếp cận thận trọng hơn, nhằm dò xét phản ứng quốc tế, đặc biệt là từ chính quyền Mỹ mới. Trung Quốc “đang thay thế chiến lược mở rộng hung hăng bằng chiến lược tạo không gian cho hợp tác, đi kèm với gây sức ép”.
6. Nga gia tăng ảnh hưởng trên thế giới
Chính quyền Mỹ dưới thời Trump có thể sẽ giảm nhẹ những lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga và phối hợp chặt chẽ hơn với Moscow nhằm xử lý các xung đột ở Syria. Kịch bản trên hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đều có quan điểm tích cực về nhau. “Một giải pháp hòa bình cho Syria vẫn rất khó thành hình và Moscow sẽ tiếp tục xích lại gần hơn với Tehran khi mối quan hệ Mỹ – Iran xấu đi”, Stratfor đánh giá.
Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Mỹ và Nga cũng có giới hạn nhất định. Nga muốn gia tăng tối đa lợi thế, đặc biệt ở vùng Trung Đông và trên không gian mạng. Song Washington không mong muốn điều này và sẽ phải tìm mọi cách để kiềm chế Moscow.
7. Bầu cử ở Pháp, Iran tháng 4, tháng 5
Sau Brexit, bầu cử Tổng thống Mỹ và trưng cầu dân ý ở Italy khiến Thủ tướng Matteo Renzi phải từ chức là một loạt cuộc bầu cử có ý nghĩa sống còn với châu Âu. Chính trường Pháp đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Marine Le Pen, ứng viên Tổng thống đến từ đảng Mặt trận dân tộc đi theo chủ nghĩa dân túy. Nếu bà Le Pen thắng, đó có thể là cuộc khủng hoảng lớn hơn cả Brexit.
Giờ đây, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump của nước Mỹ đôi lúc còn đe dọa sẽ xóa bỏ thoat thuận này, Tổng thống Iran còn phải đối mặt với thách thức phải tái đắc cử. Tương lai của ông Rouhani, hay con đường phía trước của Iran, sẽ ảnh hưởng lớn đến khu vực Trung Đông và cả thế giới.
8. FED tăng lãi suất trong năm 2017
Lãi suất Mỹ, cùng với giá dầu, là những chỉ số kinh tế có thể khiến thế giới rung lắc chỉ với những thay đổi nhỏ. Đối với nhiều người, câu hỏi chủ chốt của năm 2017 là hai chỉ số này có thể tăng lên mức nào.
Cục dự trữ liên bang Mỹ dự báo lãi suất sẽ tăng 3 lần trong năm 2017. Thị trường thì không tin vào điều đó, trong khi Chủ tịch Janet Yellen (vẫn chưa tính đến những tác động từ ông Trump) thú thực rằng lãi suất có thể tăng cao hơn nữa nếu Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch kích thích tài khóa khổng lồ.
9. IS nhắm tầm khủng bố nước ngoài
Tình hình tại Syria sẽ ổn định hơn, với việc các cường quốc phương Tây ngừng hỗ trợ phe đối lập, tăng cường chiến dịch oanh kích, trong khi hỗ trợ các lực lượng mặt đất. IS vẫn hoạt động ở phía bắc châu Phi và châu Á, nhưng thiếu sự hỗ trợ từ trung ương và các nguồn tài trợ.
Cuối năm 2017, phần lớn lãnh thổ Iraq và Syria sẽ được giải thoát khỏi sự chiếm đóng của nhóm khủng bố. Sự hiện diện đáng chú ý nhất của IS có thể chỉ còn trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhóm phiến quân sẽ tiếp tục thu hút các phần tử cực đoan, người Hồi giáo bảo thủ và kẻ thù của phương Tây qua kênh này.
10. Châu Âu đối mặt với nhiều khủng hoảng nhất trong năm 2017
Nhà bình luận John Henley trong bài viết trên nhật báo The Guardian của Anh đã nhận định rằng, năm 2017 châu Âu sẽ phải đối diện với “ngày tận thế” về mặt chính trị. Sự sụp đổ của tầng lớp cầm quyền, những cuộc tấn công khủng bố chết chóc, và một làn sóng di cư mới sẽ khiến EU rơi vào một cuộc khủng hoảng khó có thể vượt qua.
Nhà báo Henley nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh khủng hoảng an ninh châu Âu, thì đường lối cứng rắn liên quan đến chính sách nhập cư của ông Wilders có thể giúp ông nắm trong tay nền chính trị Hà Lan và củng cố vị thế của “Đảng Tự do”. Ông bày tỏ hy vọng rằng “kịch bản ngày tận thế” sẽ không trở thành sự thật và năm tới sẽ là một năm yên bình cho cả châu Âu và thế giới.
Những điều thế giới phải đối mặt trong năm mới 2017 vừa kể trên có chiều hướng tiêu cực đem lại những mặt u ám trong kinh tế, chính trị của các quốc gia Trung Đông, Âu Mỹ hay Châu Á nhưng chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng vào đường lối, chính sách của các nhà lãnh đạo tài ba giúp thế giới bình ổn và phát triển mạnh mẽ hơn.