Tiêu chí hàng đầu để được đánh giá là nước giàu nhất châu Mỹ? Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia là gì? Chính là thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó. Quốc gia giàu nhất thế giới hiện tại đang là Qatar chứ không phải là Hoa Kỳ như nhiều người thường nghĩ. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước giàu nhất Châu Mỹ hiện nay. Vậy 9 nước còn lại là những nước nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.
1. Hoa Kỳ là nước giàu nhất châu Mỹ
https://www.youtube.com/watch?v=6yG9W_4Uy-4
Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ, là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Mỹ, đứng thứ 3 thế giới cả về diện tích lẫn quy mô dân số. Thủ đô của Mỹ là Washington DC, đây là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất thế giới. Nếu tính theo chỉ số thu nhập bình quân đầu người, Mỹ chỉ đứng thứ 9 thế giới tuy nhiên nếu xét theo tổng thu nhập quốc dân thì Mỹ lại đứng đầu thế giới cũng như châu Mỹ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này không chỉ là một cường quốc về kinh tế, Mỹ còn là thế lực quân sự hùng mạnh nhất nhì thế giới hiện nay.
2. Canada đứng thứ 2 là nước giàu nhất châu Mỹ
Canada, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc.
Canada là quốc gia có diện tích lớn lớn thứ 2 trên thế giới nằm ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp giáp về Hoa Kỳ về phía Nam. Canada không chỉ là nền kinh tế lớn thứ 2 châu Mỹ, đây còn là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 8 toàn cầu. Không chỉ có nền kinh tế phát triển, Canada còn là “miền đất hứa” với các du học sinh khi có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Canada hiện tại đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như G8, G20, NATO…
3. Brazil là nước giàu nhất châu Mỹ chỉ xếp sau Mỹ và Canada
https://www.youtube.com/watch?v=AdtxiBICcV0
Brasil, tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil, là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 190 triệu người.
Brazil đứng thứ 3 trong danh sách những quốc gia giàu nhất châu Mỹ hiện nay, sau Mỹ và Canada. Đây là quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn thứ 5 thế giới, ngôn ngữ chính của Brazil là tiếng Bồ Đào Nha. Trong các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển, Brazil thuộc top đầu và được xem là một ví dụ tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên trong những năm gần đây nền kinh tế Brazil đang rơi vào khủng hoảng, nền chính trị bất ổn là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này chậm lại.
4. Mexico phát triển kinh tế chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên phong phú
https://www.youtube.com/watch?v=OD2JTcaAMZs
Mê-hi-cô, còn gọi là Mê-xi-cô, Mễ Tây Cơ, tên chính thức là Hợp chúng quốc Mê-hi-cô, là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ.
Mexico là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Mỹ với dân số khoảng 106 triệu người, xếp thứ 11 thế giới. Quốc gia này có một nền văn hóa rất đặc sắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa truyền thống của Tây Ban Nha. Nền kinh tế quốc gia này phát triển chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên nguy cơ các mỏ dầu của Mexico cạn kiệt đang hiện hữu rất rõ bởi vậy quốc gia này đang nỗ lực phát triển nhiều lĩnh vực khác như cảng biển, đường sắt, viễn thông…
5. Argentina là nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực Mỹ Latin
Argentina, tên chính thức là Cộng hòa Argentina. Là quốc gia lớn thứ hai ở Nam Mỹ theo diện tích đất, sau Brasil. Quốc gia này theo thể liên bang, hình thành với 23 tỉnh và một thành phố tự trị là thủ đô Buenos Aires.
Argentina hiện là một trong những nước giàu nhất châu Mỹ. Có nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực châu Mỹ Latin và xếp thứ 5 nếu xét cả châu Mỹ. Nếu so về diện tích thì quốc gia này rộng thứ 2 Nam Mỹ, chỉ xếp sau Brazil. Argentina được công nhận là một cường quốc bậc trung với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tuy nhiên năm 2012, tăng trưởng của nền kinh tế đứng thứ 5 châu Mỹ này đã có sự giảm mạnh.
6. Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới
Venezuela là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông; Với Brasil về phía nam; Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela.
Venezuela là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất khu vực Mỹ Latin. Quốc gia này thường được nhắc tới như một cường quốc sắc đẹp của thế giới. Khi người đẹp của nước này thường đạt giải cao tại các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới, Venezuela lấy việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ là ngành kinh tế mũi nhọn. Nền chính trị của quốc gia Nam Mỹ này đang gặp nhiều biến động khi thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình, nổi loạn.
7. Colombia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thần tốc trong những năm gần đây
Cộng hoà Colombia là một quốc gia tại Nam Mỹ. Colombia giáp Venezuela và Brasil về phía đông; Giáp Ecuador và Peru về phía nam; Giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua Biển Caribe; Và phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, các quốc gia Nam Mỹ đang nổi lên như là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của khu vực châu Mỹ. Nền kinh tế của Colombia dựa chủ yếu vào hoạt động khai khoáng, lĩnh vực công nghệ và các ngành công nghiệp mới cũng đang được chính phủ Colombia chú trọng.
8. Chile có mức tăng trưởng trung bình 3,5 %
Chile tên chính thức là Cộng hòa Chile là một quốc gia tại Nam Mỹ. Có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương.
Với mức tăng trưởng trung bình là 3,5 % trong suốt 2 thập kỷ qua. Chile là một trong những nước giàu nhất khu vực châu Mỹ. Một trong những thành công nổi bật của quốc gia này đó là trở thành nước đầu tiên của Nam Mỹ được làm thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
9. Peru phát triển kinh tế nhờ vào khai khoáng là chủ yếu
https://www.youtube.com/watch?v=G8Jc3n1OeCA
Peru, tên chính thức là nước Cộng hòa Peru. Là một quốc gia tại tây bộ Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia. Về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia. Ở phía nam là Chile, và phía tây Peru là Thái Bình Dương.
Peru là nơi khởi nguồn của nhiều nền văn minh cổ đại. Nổi tiếng bởi rất nhiều di tích lịch sử cũng như cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Kinh tế Peru phát triển chủ yếu nhờ vào hoạt động khái khoáng trong đó vàng và kin loại đồng là chủ đạo.
10. Puerto Rico có nền kinh tế khá cạnh tranh
Puerto Rico, tên gọi chính thức là Thịnh vượng chung Puerto Rico. Là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ nhưng chưa được hợp nhất vào Hoa Kỳ.
Được biết đến là “nền kinh tế cạnh tranh” nhất khu vực châu Mỹ Latin. Puerto Rico có nền kinh tế tương đối phát triển. Ngành dược và dệt may, điện tử là những ngành kinh tế phát triển nhất ở quốc gia Nam Mỹ này.