Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam đặt trên các dòng sông lớn của nước ta với các nhiệm vụ chính là phát điện, chống lũ, tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp và giao thông thủy. Trong đó, hoạt động của những nhà mày thủy điện lớn này góp phần cải tạo mạng lưới điện quốc gia ngày càng ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của hàng trăm ngàn căn hộ trên các tỉnh thành nước ta. Trong bài viết chuyên trang tuần này, 10Hay.com chia sẻ và tổng hợp danh sách top 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam ngụ ý một niềm tự hào về sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà.
1. Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam Sơn La- Mộc Châu
Năm 2012, công trình Thủy điện Sơn La có tầm quy mô lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á chính thức khánh thành trở thành đập thủy điện có cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện có cường độ công suất hoạt động mạnh mẽ của mạng lưới điện quốc gia. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kW, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.
2. Nhà máy thủy điện Hoà Bình
Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW, sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh) do nước bạn Liên Xô giúp đỡ hoàn thành công trình. Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam- Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc – Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam.
3. Nhà máy thủy điện Lai Châu- Lai Châu
Tập đoàn Điện lực EVN sẽ là chủ đầu tư dự án xây dựng Thủy điện Lai Châu; đường giao thông tránh ngập tỉnh lộ 127 và đường tránh ngập đoạn Mường Tè – Pắc Ma; lập quy hoạch tổng thể bồi thường di dân, tái định cư. Nhà máy thủy điện Lai Châu công suất 1.200 MW là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ kWh điện và đem lại giá trị sản lượng điện khoảng 1,2 – 1,3 tỷ USD mỗi năm. Đơn vị tư vấn giám sát và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ công trình đó là Phòng chuẩn bị sản xuất Lai châu -Công ty thủy điện Sơn La.
4. Nhà máy thủy điện Đông Phù Yên- Sơn La
Đông Phù Yên là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được áp dụng, xây dựng tại Việt Nam do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành làm chủ đầu tư, đã được Văn phòng Chính phủ đồng ý bằng văn bản vào ngày 9/6. Ưu điểm của thủy điện này là thân thiện với môi trường, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, tích lũy được năng lượng thừa để sử dụng khi cần thiết. Với số vốn đầu tư ước tính gần 1 tỷ USD, dự án thủy điện tích năng Đông Phù Yên (Sơn La) công suất 1.500 MW dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Dự án đã được Tập đoàn điện lực Việt Nam nghiên cứu tiền khả thi, do tổ chức tư vấn thuộc cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.
5. Nhà máy thủy điện Bác Ái- Ninh Thuận
Đây là dự án đầu tiên của nuớc ta về loại hình tích năng do EVN làm chủ đầu tư, bao gồm các hạng mục chính như hồ trên, hồ dưới và tuyến năng lượng…; địa điểm xây dựng nằm trên địa phận xã Phước Hòa và xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cách huyện lỵ Bác Ái khoảng 20km về phía Tây – Bắc và cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 65km về phía Tây – Tây Bắc. Dự kiến, hồ trên sẽ xây dựng trên đỉnh núi Đá Đen ở xã Phước Hòa và một phần xã Phước Tân (huyện Bác Ái); hồ dưới sử dụng nước từ hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có công suất lắp máy là 1.200MW (4 tổ máy x 300 MW); sản lượng điện phát hàng năm 1.759 GWh; tổng vốn đầu tư 16.109.000 triệu VNĐ tương đương 850 triệu USD.
6. Nhà máy thủy điện Yali- Gia Lai
Năm 2003, nhà máy thủy điện Yaly đã được khởi công xây dựng nhà máy chính đặt tại xã Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và khu vực lòng hồ thủy điện phần lớn trên địa phận huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kontum, trên cơ sở tiềm năng thủy điện của thác Yaly – một thác nước có độ cao 42m được xếp vào hàng lớn nhất Việt Nam. Nhà máy thủy điện Yaly là một hệ thống công trình hiện đại và đồ sộ, vừa lộ thiên vừa ẩn mình trong lòng núi. Đây là công trình thủy điện lớn thứ ba tại Việt Nam đồng thời là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, với công suất thiết kế 720MW và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68 tỉ KWh. Du khách cũng có thể tiếp xúc với đội ngũ kỹ sư, chuyên viên để tìm hiểu về cách vận hành, cách thức biến thủy năng thành điện năng và thăm hỏi động viên những người đã hy sinh lợi riêng để đảm bảo nguồn sáng cho khu vực Tây nguyên…
7. Nhà máy thủy điện Huội Quảng- Sơn La
Thủy điện Huội Quảng được đặt tên theo địa danh và là công trình thủy điện xây dựng trên dòng Nậm Mu tại xã Khoen On huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, và xã Chiềng Lao huyện Mường La tỉnh Sơn La, ở vùng tây bắc Việt Nam. Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam có công suất thiết kế 520 MW là một trong những công trình lớn thuộc quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên hệ thống sông Đà. Hồ chứa nước có diện tích lưu vực 2.824 km2, lưu lượng trung bình năm 158,1 m3/s, mực nước dâng bình thường 370 m, mực nước hạ lưu 215 m, diện tích mặt thoáng hồ 870 ha, dung tích ở MNDBT 184,2 triệu m3.
8. Nhà máy thủy điện Trị An- Đồng Nai
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ… Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991 có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Hồ thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63,9 m. Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là 18.450 m3/s.
9. Nhà máy thủy điện Tuyên Quang- Tuyên Quang
Đây là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn thứ tư của miền Bắc sau nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình. Thủy điện Tuyên Quang có công suất 342 MW với 3 tổ máy, khởi công ngày 22/12/2002 hoàn thành năm 2007. Công trình thủy điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng vào ngày 22/12/2002 và sau 5 năm được khánh thành, năm 2007. Công trình được thiết kế có 3 tổ máy, phát điện lên lưới điện quốc gia với công suất là 342 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 1,295 tỷ kwh. Tổng diện tích mặt nước trên hồ thuỷ điện hơn 8.000ha, dung tích 2 tỉ m3 nước. Hồ Na Hang là vùng hồ chứa nước của nhà máy, được tạo ra do đập chắn giữ nước, dung tích hồ chứa nước từ 1.000 triệu đến 1.500 triệu m3. Hồ Na Hang đảm bảo phòng chống lũ cho thị xã Tuyên Quang và tham gia giảm lũ đồng bằng sông Hồng, tạo nguồn cấp nước mùa kiệt cho đồng bằng sông Hồng.
10. Nhà máy thủy điện Sesan 4- Gia Lai
Thủy điện Sê San 4 là công trình thủy điện xây dựng trên sông Sê San, tại vùng đất xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Sau này thủy điện Sê San 4A được xây dựng thêm quanh các tỉnh thành phố lân cận: thị xã Sông Cầu, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cam Ranh. Thủy điện Sê San 4 có công suất 360 MW với 3 tổ máy, khởi công tháng 11/2004, hoàn thành tháng 3/2010, và nghiệm thu tổng thể công trình tháng 12/2012. Công trình thủy điện Sesan 4 gồm 3 tổ máy, có tổng công suất là 360 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm là 1,45 tỷ KWh do EVN làm chủ đầu tư, với tổng vốn là 5.564 tỷ đồng.
Các nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam đã và đang hoạt động cung ứng nguồn điện phục vụ thắp sáng, sinh hoạt và sản xuất cho toàn quốc được đầu tư kinh phí nhiều nhằm cải thiện việc thiếu hụt điện năng trước đây. Bởi vì điện năng là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt.