Mẹo ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả giúp bạn bảo vệ chính mình và người thân khỏi những tác hại nguy hiểm của chứng bệnh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng. Trong dịp gần tết, nhu cầu mua sắm thực phẩm dự trữ ngày tết tăng nên chất lượng sản xuất giảm và không còn đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng nữa. Chính vì vậy, người nội trợ thông minh nên lưu ý top 10 mẹo ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết 2017 trên website 10Hay.com chia sẻ làm bí quyết nhỏ chăm sóc và bảo vệ các thành viên trong gia đình.
1. Ăn chín, uống sôi
Có lẽ điều cơ bản này bất kì người nội trợ nào cũng biết nhưng đôi khi lơ là trong những ngày nhộn nhịp cuối năm. Từ sự sơ ý này khiến cho chúng ta dễ vướng tình trạng ngộ độc thực phẩm bởi mùa nắng nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn kiết lị, tiêu chảy xâm lấn theo đường thực phẩm vào cơ thể chúng ta. Nhất là trẻ em và người bận rộn đi làm thường không có nhiều thời gian chăm lo bữa ăn cho nên cũng là đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm nhất. Ăn chín là tránh thực phẩm sống, chín tái như thịt bò tái, món shushi cá hồi sống, hải sản tươi chấm mù tạt…Riêng vấn đề uống sôi không phải là dùng nước nấu chín mà còn phải chọn lựa nước uống đóng chai có thương hiệu và còn hạn sử dụng trong vòng 3 tháng, an toàn cho sức khỏe.
2. Lựa chọn thực phẩm sạch
Thuốc trừ sâu hay dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều bám trên các loại rau cải cũng có thể gây ngộ độc nhẹ hay nặng khi chưa được rửa kĩ càng và sạch sẽ trước khi nấu. Thực phẩm bẩn như thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá …cũng mang nhiều nguy bội nhiễm từ khu vực chế biến, sản xuất dơ bẩn hay bị tiêm phooc môn, thuốc tăng trưởng quá mức gây hại cho sức khỏe con người. Trong những ngày tết, nhu cầu mua sắm cao nên bạn phải thật tỉnh táo khi chọn lựa thực phẩm cá thịt được chế biến sạch sẽ, rau củ nên tự trồng hay chọn mua các loại rau sạch. Trái cây nên chọn loại tươi mới, rửa sạch sẽ và để ráo nước trước khi dùng hay sau khi cúng xong.
3. Mua sắm thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng
Mùa tết là mùa xuất hiện nhiều mặt hàng giả, nhái, kém chất lượng nhất là các loại bánh mứt, giò chả, bánh chưng tét…do lợi nhuận cao nên người sản xuất bất chấp tất cả. Do đó, việc chọn lựa mua sắm thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bày bán trong các siêu thị, cửa hàng có uy tín giúp bạn tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe và niềm vui chào đón năm mới.
4. Tránh mua nem tré thịt chín tái
Món nem, tré được chế biến từ thịt sống, dùng men chua để làm chín thịt nhưng trong quá trình lên men chua sẽ có cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn gây ngộ độc cùng phát triển cho nên việc tránh dùng nem tré trong những ngày tết làm món nhậu ưa thích của bạn bè, người thân. Thay vào đó, bạn có thể chế biến những món nhậu chế biến nhanh, nóng sốt để bảo đảm những cuộc họp mặt đầu năm vui vẻ và an toàn sức khỏe mọi người.
5. Hạn chế dự trữ thức ăn dài ngày
Nếu có thể nên mua sắm thực phẩm cho 2-3 ngày tết khi siêu thị, chợ hay cửa hàng chưa khai trương vẫn còn nghỉ tết. Mùa tết cũng nằm trong mùa nắng nóng lại dự trữ thức ăn lâu ngày là bạn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ôi thiu thức ăn, nếu dùng sẽ gây ngộ độc thực phẩm cho con người. Những mặt hàng thực phẩm khô, chế biến sẵn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn và người thân khi dự trữ trong thời gian dài.
6. Chú trọng cách che đậy thức ăn
Cách che đậy thức ăn cũng góp phần bảo vệ bạn hay người thân khỏi tình trạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, ruồi nhặng là vật chủ trung gian mang mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lị khi đậu vào thức ăn. Bên cạnh việc dùng lồng bàn truyền thống che đậy thức ăn thì những món ăn đã nấu chín nên bọc màng thực phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh nhằm tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn sinh sôi trong môi trường lạnh.
7. Lưu ý hạn sử dụng bánh chưng tét nhân thịt
Các loại bánh chưng bánh tét nhân thịt thường có hạn sử dụng ngắn hơn các loại bánh tét, bánh chưng nhân đậu xanh không thịt. Cho nên, bạn cần lưu ý sắp xếp sử dụng một cách hợp lý để không bỏ thừa thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng trong mùa tết 2017. Tốt nhất là có ghi chú rõ ràng thực phẩm nào nên dùng trước, thực phẩm nào nên dùng lâu hơn.
8. Mua thực phẩm của thương hiệu uy tín, lâu năm
Thực phẩm của các thương hiệu uy tín, lâu năm thường có kế hoạch sản xuất tết khá chuẩn và tiết chế số lượng để đảm bảo danh tiếng của thương hiệu nên chúng ta thoải mái sử dụng sản phẩm của họ trong những dịp tết mà không lo ngại hàng kém chất lượng hay hết hạn sử dụng. Nhất là thực phẩm bánh trái, mứt các loại, thực phẩm khô…được sản xuất và bày bán đại trà trong mùa tết nên người nội trợ phải luôn cảnh giác.
9. Xem hạn sử dụng không bao giờ thừa
Đôi khi chúng ta ngại săm soi món hàng nhất là hàng hóa đa dạng vào mùa tết được bày bán trong cửa hàng hay siêu thị lớn. Nên xem kĩ hãn sử dụng trước khi mua, thực phẩm thì thường có hạn sử dụng ngắn cho nên chúng ta xem kĩ và lưu ý thì không bao giờ thừa. Bởi thực phẩm hết hạn sử dụng sẽ sản sinh một số độc dược mà người tiêu dùng khó nhận biết trước khi ăn uống vào cơ thể gây ngộ độc nặng thậm chí là tử vong.
10. Phân chia dụng cụ nhà bếp dùng cho thực phẩm sống và chín
Có lẽ đây là nguyên tắc người nội trợ nào cũng nên nằm lòng và thực hiện một cách thuần thục nhất. Tuy nhiên, ngoài dụng cụ nhà bếp dành cho thực phẩm sống và chín thì khu vực chế biến trong nhà bếp cần có không gian thông thoáng, tốt nhất là có ánh sáng tự nhiên, ánh nắng rọi chiếu sẽ giảm thiểu khả năng sinh sôi của vi khuẩn trong khu vực thường ẩm ướt được sạch sẽ, diệt khuẩn tốt. Không để thùng rác trong khu vực nấu nướng, chế biến thức ăn, nên để thùng rác ở sân sau có cửa đóng kín.
Những mẹo ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết 2017 khá đơn giản chỉ cần chút lưu ý nho nhỏ của các bà nội trợ là bảo vệ an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Hy vọng bài viết đã gửi tới bạn đọc những thông tin cần thiết trong vấn đề an toàn thực phẩm mùa tết cũng như thông điệp năm mới chúc bạn và gia đình một năm an khang, mạnh khỏe cùng 10Hay nhé.