Thực phẩm giả là nỗi ám ảnh đối với sức khoẻ, trí lực của mỗi chúng ta. Với một xã hội đang phát triển và người người tất bật trong công việc thì hoá ra ta đã quên mất sự hiện diện của thực phẩm giả trong bữa ăn hàng ngày. Chỉ khi báo đài đưa tin, hay một sự kiện ngộ độc hàng loạt con người ta mới bắt đầu thức tỉnh. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, 10Hay giới thiệu đến bạn đọc 10 cách nhận biết thực phẩm giả hiện nay, sẽ đưa cái nhìn cận cảnh về một vấn đề nóng hơn bao giờ hết trong xã hội mà chắc chắn bạn phải quan tâm.
1. Gạo nhựa
Cho gạo lên chảo rang dưới ngọn lửa to, nếu là gạo giả thì sẽ nóng chảy ra, còn gạo thật thì sẽ chín thơm. Hoặc lấy một chậu nước, cho gạo vào ngâm. Gạo thật sau 1 thời gian sẽ trương nở, còn gạo giả thì không mà nổi lên mặt nước.
Người tiêu dùng cũng có thể quan sát kỹ hình dáng hạt gạo để phân biệt. Gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo này dài tới 10mm, bề ngang gạo này nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường. Ngoài ra, không nên mua loại gạo trắng sạch và hạt đều vì bình thường, gạo xay xát xong có độ tấm là 5%.
Gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục. Ngoài ra khi bóp chặt nắm gạo, buông tay ra nhiều hạt gạo vẫn dính trong lòng bàn tay nhờ màng phủ. Còn gạo giả, do làm bằng nhựa nên nước vo gạo vẫn trong và ít dính trong lòng bàn tay.
2. Đậu phụ thạch cao
Nếu nhìn bằng mắt thường thì đậu phụ có chứa thạch cao hay không chứa thạch cao đều có màu trắng ngà. Tuy nhiên, đậu phụ chứa thạch cao thường chắc hơn đậu phụ không chứa thạch cao. Đậu phụ được làm khéo thường xốp, khi ấn vào miếng đậu phụ nước sẽ trào ra, khi chiên hay rán ăn miếng đậu phụ cảm giác mềm, ngon, có vị béo ngậy của đậu tương.
3. Bánh bao làm từ bìa các-tôn
Bánh bao bìa các tôn được sản xuất từ vỏ bìa các tông cắt vụn trộn cùng với hóa chất và hương liệu thịt lợn. Đầu tiên phần bìa các tôn được trộn với một loại hóa chất để sản xuất xà phòng, giấy. sau đó được cắt ra rồi trộn với thịt lợn và hương liệu.
4. Hạt trân châu làm từ lốp xe, đế giày
Trong hạt trân châu có chứa các hóa chất styrene và acetophenone cũng như các hợp chất gắn liền với brôm. Các chất này thuộc hợp chất được gọi là PCBs (polychlorinated biphenyls). Khi tiếp xúc với PCBs có thể gây ung thư ở động vật. Một số nghiên cứu trên công nhân tiếp xúc với PCBs cho thấy rằng PCBs có liên quan tới bệnh ung thư gan và u hắc tố ác tính.
5. Dầu ăn giả làm từ xác động vật chết
Nguyên liệu của loại dầu ăn giả này khiến ai nghe đến cũ phải cảm thấy rùng mình và kinh hãi. Dầu ăn giả được lấy từ rác rưởi, cống rãnh của các nhà hàng, khách sạn thậm chí là xác động vật chết.
Ban đầu những chất thải này được chứa vào các máng và thùng lớn để chế biến thành dầu ăn bẩn. Đa phần những nơi sản xuất dầu ăn bẩn đều không đảm bảo vệ sinh, sử dụng dụng cụ cáu bẩn, chứa đầy vi khuẩn.
6. Bạch tuộc cao su
7. Thịt lợn hoá thịt bò
8. Trứng gà non làm từ cao su
Khi chạm vào trứng giả, bạn sẽ thấy trứng gà non giả vô cùng mịn, mềm dẻo như thạch, lòng đỏ không xốp và bột như trứng thường mà dai hơn. Nếu người tiêu dùng vô tình ăn các loại thực phẩm làm giả từ cao su này một thời gian dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ, thần kinh không ổn định, và những vấn đề về não, hoặc gây đau dạ dày, ung thư, chảy máu dạ dày.
9. Chà bông làm từ bã sắn dây
Bã sắn dây được dùng cùng bột ngọt, hương liệu, chất tạo màu… biến hoá trở thành chà bông trông như thật nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Việc ăn bã sắn dây sẽ làm cản trở hấp thu dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa gây ngộ độc. Trẻ em khi ăn phải chất này sẽ giảm hấp thu canxi, kẽm… dẫn tới suy dinh dưỡng.
Chà bông giả làm từ bã sắn dây thường có màu nhờ nhờ, nhạt. Khi cho vào nước, chúng sẽ mềm nhũn nhanh chóng, chuyển dần từ vàng ươm về trắng bợt giống bã sắn dây. Chà bông giả sợi to, tròn hơn và không bông, tơi xốp như đồ thật.
Khi ăn, chà bông giả có vị chát hoặc ngọt lạ nhờ hương liệu, bột ngọt, foocmon ngâm tẩm chứ không có vị ngọt thơm của thịt. Đặc biệt, sợi chà bông sắn dây càng nhai càng thấy rất dai.
10. Sữa giả
Nhỏ một giọt sữa lên mặt phẳng nghiêng. Nếu giọt sữa để lại vệt màu trắng, đây là dấu hiệu của sữa nguyên chất. Nhưng nếu nó không để lại vệt màu nào, sữa này đã bị pha trộn.
Nếu sữa chuyển sang màu vàng khi đun nóng đồng thời để lại vị đắng và vị xà phòng sau khi uống thì chắc chắn đã có chất giả tạo được trộn vào.
“Hãy là người tiêu dùng sáng suốt và thông minh!”