Không chỉ giúp làm xanh cho không gian ngôi nhà của bạn, hay được sử dụng để bổ sung thêm hương vị cho các món ăn, những loại cây trồng trong nhà ‘thần kỳ’ sau còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe cho gia đình bạn . Hãy cùng 10Hay khám phá các cây thuốc quý có nhiều công dụng hay.
1. Cây gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt, chẳng hạn như món gà kho gừng, thịt bò kho gừng… mà nó còn đóng vai trò là một vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều thể bệnh bởi khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
Tác dụng tuyệt vời của gừng :
là cân bằng quá trình tiêu hóa; cải thiện tuần hoàn máu; giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn; đồng thời chữa các chứng đau khớp, buồn nôn, tiểu đường, hen suyễn, thậm chí là hỗ trợ cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
2. Cây lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae). Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Công dụng tuyệt vời của cây lá lốt :
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau răng, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
3. Cây tỏi
Thuộc họ hành tây, tỏi là một loại gia vị góp mặt trong hầu hết các món ăn của người Việt. Không những thế, theo tín ngưỡng, tỏi còn giúp xua đuổi yêu ma, rắn, côn trùng và là một loại thảo dược tự nhiên tuyệt vời với lượng dinh dưỡng dồi dào (gồm vitamin C, B6, mangan, chất xơ…) nhưng lại chứa rất ít calo.
Công dụng tuyệt vời của cây tỏi :
Một số tác dụng tốt đối với sức khỏe và khả năng điều trị bệnh của tỏi phải kể đến đó là tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng; căn bằng hệ tiêu hóa, hệ tim mạch (đặc biệt là huyết áp); cải thiện trao đổi sắt; thanh lọc, giải độc cho cơ thể; thậm chí là chữa đau răng, chữa các bệnh về tim mạch, chống dị ứng và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư nữa.
4 . Diếp cá
Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu.
Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Công dụng tuyệt vời của diếp cá :
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được thuốc tân dược.
Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Một số công dụng khác bạn nên biết :
Chữa mụn nhọt sưng đỏ :
Lấy vài lá diếp cá rửa sạch, giã nát, khi đi ngủ rịt vào mụn nhọt băng lại, sáng dậy bỏ ra – làm vài lần sẽ mau khỏi.
Chữa vú sưng tắc sữa :
Dùng 20g cây diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều 3 lần uống trong ngày.
Chữa đau mắt đỏ :
Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn – dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ khỏi.
Chữa viêm tuyến sữa :
Lá diếp cá 30g, lá cải trời 30g (cải trời tức hạ khô thảo nam), giã nát, thêm chút nước sôi để nguội vắt lấy nước cốt uống – còn bã chưng nóng với giấm rịt vào nơi sưng đau vài lần là khỏi.
Chữa đái buốt đái dắt :
Rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống nhiều ngày sẽ khỏi.
Chữa trẻ lên sởi :
Rau diếp cá một nắm sao sơ, sắc uống sẽ tiệt nọc – không tái phát.
Chữa viêm phổi do sởi :
Rau diếp cá, rau dền đỏ, lá đậu săng, cam thảo đất mỗi thứ 15 – 20g. Đổ 3 bát sắc còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.
5. Cây dương xỉ
Cây dương xỉ, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ là một loại cỏ mọc dại, thực ra lại là một loài cây có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Dương xỉ được dùng để trang trí, dùng trong nghệ thuật cắm hoa, và còn là nguyên liệu trong một số món ăn. Không những thế, rễ và thân cây dương xỉ còn được y học đánh giá cao về giá trị dược chất
Công dụng tuyệt vời của cây dương xỉ :
giúp điều trị một số thể bệnh như sốt, ho, vết thương trên da, vết cháy nắng, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, đồng thời nó còn có khả năng giúp cân bằng hệ tiêu hóa và phòng chống sâu hại hiệu quả.
6. Cây tí tô
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Công dụng tuyệt vời của tí tô :
Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… tía tô rất tốt cho phổi và phế quản.
Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
Các bài thuốc từ tía tô:
- Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
- Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
- Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
- Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
- Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao.
7. Cây bồ công anh
cây bồ công anh được tận dụng cả thân, cành và lá cho các mục đích y tế. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, loài cây này giúp thanh lọc, giải độc, cân bằng đường và cholesterol, từ đó giảm thiểu các thể bệnh liên quan đến gan, thận và tuyến tụy hiệu quả.
Công dụng tuyệt vời của bồ công anh :
chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu.
8. Cây sả
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình.
Công dụng tuyệt vời của Sả :
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
9 . Cây xạ hương
cây xạ hương, một loài cây thơm có hoa, lá và tinh dầu rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ có tác dụng chống nấm, ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn, virut và các loài vật ký sinh mà loài cây với cái tên mỹ miều này .
Công dụng tuyệt vời của cây xạ hương :
giúp cân bằng huyết áp, làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và là giải pháp tuyệt vời cho các vấn đề như tấy đỏ, sưng, khô da, cảm lạnh, ho hay thậm chí là ung thư ruột kết.
10 . Cây húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực.
Công dụng tuyệt vời của cây húng quế :
Chữa bệnh ngoài da
Tinh dầu húng quế còn được sử dụng như là một liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm tóc. Sử dụng tinh dầu húng quế còn rất hiệu quả trong điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.
Giảm cholesterol
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa rau quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Rau quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
Tốt cho hệ tiêu hoá
Tinh dầu của húng quế có tác dụng kích thích tiêu hóa. Cho húng quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. rau quế rất hiệu quả trong việc trị chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Rau quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hoá.
Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống.
Xem Thêm :