Việt Nam với đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo của mình, khắp đất nước của chúng ta có rất nhiều đền chùa, công trình tôn giáo và chính những kiến trúc độc đáo này đã tạo nên tiếng tăm trong du lịch thế giới. Tuy nhiên, chắc hẳn trong chúng ta chưa biết hết những điều kiêng kỵ khi viếng thăm đền chùa. Đặc biệt nhất là trong những dịp năm mới, người Việt thường viếng đền chùa nhằm cầu nguyện một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, con cháu hạnh phúc và gia đạo bình an. Chính vì thế, trong bất kì chuyến hành hương hay vãng cảnh chùa nào, khi ghé thăm các đền chùa, bạn cần tuân theo quy định và ghi nhớ những điều cấm kỵ tại đây.
bài viết nên xem:
- 10 nguyên tắc lịch sử khi ở ngoài đường của người Việt Nam
- 10 nguyên tắc vàng để chung sống hòa thuận với bố mẹ chồng
1. Đặt giày dép ngoài bệ cửa chánh điện
Phải cởi giày dép khi vào tham quan đền chùa, tu viện là quy định quan trọng của tất cả các khu vực tôn giáo ở Châu Á. Quy định này không chỉ với mục đích giữ gìn vệ sinh mà còn là sự tôn kính của người dân đối với đức tin. Khi viếng đền chùa, bạn có thể để giày dép của mình ở cửa chùa đền. Tuy nhiên, tốt hơn hết là mang theo túi đựng giày dép, để tránh mất cắp.
2. Diện trang phục lịch sự khi vào đền chùa
Đây có lẽ là quy định phổ biến nhất khi bạn viếng thăm đền chùa trên khắp thế giới. Bạn là Phật tử hay người dân viếng cảnh chùa ngày Tết nên tuân thủ nghiêm khắc vấn đề trang phục nên mặc những bộ quần áo kín đáo, lịch sự. Tuyệt đối không mặc quần đùi, áo không tay, đặc biệt với phụ nữ thì có quy định cụ thể không được mặc: váy ngắn quá đầu gối, quần legging, đồ xuyên thấu hay hở vai.
3. Mất trật tự là điều kiêng kỵ khi viếng thăm đền chùa
Khi vào chùa, không chỉ có mình bạn vãng cảnh chúa mà còn có những người đi viếng lễ chùa, cúng bái. Do đó, yêu cầu giữ trật tự không la hét, đùa giỡn, xô đẩy trong khu vực tôn nghiêm này là điều dễ hiểu. Đặc biệt, khu vực chánh điện của các chùa còn có quy định khách viếng chùa không được mở nhạc và đem các nhạc cụ lên chân bảo tháp. Bạn nên nhẹ nhàng bước bên hông chánh điện và quỳ lạy cầu nguyện mọi việc nhưng tuyệt nhiên đừng chọn vị trí chính giữa chánh điện chỉ dành cho vị trù trì của chùa lễ bái, hành lễ hằng ngày.
4. Hạn chế làm phiền người khác khi chụp ảnh
Chụp ảnh ở chùa đền nên tương đối hạn chế vì hầu hết các chùa đều có quy định khu vực được chụp ảnh và bạn cần lưu ý đến vấn đề phong thủy khi chụp ảnh trong chùa. Ngoài ra, khi chụp ảnh trong chùa, bạn hay người thân cần lưu ý cách tạo dáng phải nghiêm túc, không nên dựa hay dùng tượng Phật làm đạo cụ, cũng như chụp ảnh nhà sư nếu họ chưa cho phép vì đó là thái độ bất kính đối với tôn giáo.
5. Không thể hiện tình cảm thái quá
Vốn là một nước châu Á, người dân Việt theo Nho giáo thường không thích thể hiện tình cảm cá nhân qua những cử chỉ thân mật nơi công cộng. Và đền chùa, tu viện lại càng là nơi cấm kỵ, ngay cả việc nắm tay cũng nên tránh, tốt nhất là chắp hai bàn tay và miệng thường niệm Nam mô A di đà Phật. Có việc gì cần bàn bạc thì bạn nên để dành đến khi về nhà hay ra ngoài khu vực chùa hẳn nói, không nên to nhỏ, lầm rầm trong chùa đền khi đang tham gia các buổi lễ trang nghiêm.
6. Không tự tiện lấy bất kì vật chất nào của chùa
Bạn không nên cầm nắm hay chiếm lấy bất kì vật dụng, thực phẩm hay vật dụng trong chùa nếu chưa được phép của thầy trụ trì. Nếu thầy hoan hỉ cho phép chúng sanh tùy hỉ dùng những bữa cơm chay, phát lộc hay trì chú thì chúng ta được phép dùng. Không nên lén lút lấy nước cúng dường, trái cây, bánh kẹo bỏ vào túi vì xung quanh đền chùa vẫn có camera quan sát bạn đấy.
7. Không nên dâng nhiều hương nơi khu vực tượng đài
Chúng ta nghĩ rằng càng dâng nhiều hương thì càng thể hiện tấm lòng thành cầu nguyện đến các vị thánh thần nhưng đây là điều kiêng kỵ thường được các vị sư nhắc nhở mỗi khi bạn viếng chùa. Mỗi người một cây nhang cũng đủ lòng thành, bạn thắp quá nhiều chỉ làm phiền người khác bởi khói hương bay ngào ngạt làm cho họ ngạt thở, riêng nhà chùa phải thường xuyên dập bớt hương bởi lo sợ hỏa hoạn.
8. Không nên tự tiện đặt lễ mặn ở khu vực chính điện
Dâng lễ mặn ở khu vực chính điện (Phật điện) là nơi thờ tự chính của ngôi chùa là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Bạn không được phép đặt lễ mặn ở đây, trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh hay trái cây, hương hoa. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.
9. Không Lấy lộc để bàn thờ tại nhà
Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ. Nếu có lấy giấy công đức cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công. Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình vì chúng chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia. Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.
10. Cách cúng dường công đức
Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi “rải” tiền trên tất cả bàn thờ, đặt vào tay tượng Phật. Nếu cẩn thận hơn, hòm công đức nào nằm lệch, không chính giữa ban thờ thì bạn hãy đặt tiền công đức vào hòm này. Thực tế đo đạc bằng máy móc cho thấy hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại bàn thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.
Những điều kiêng kỵ khi viếng thăm đền chùa vừa kể trên hy vọng giúp cho bạn hay người thân gìn giữ hình tượng đẹp trong lòng mọi người xung quanh bởi những người có văn minh, hiểu biết về nghi thức cũng như giáo lý đạo Phật. Bài viết 10 điều kiêng kỵ khi viếng thăm đền chùa trong chuyên bài tuần này nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho chúng ta tránh các điều không hay trong cuộc sống.
Hãy cùng 10Hay chia sẻ những thông tin bổ ích, kinh nghiệm thiết thực cho cuộc sống bằng cách share bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé. Ngoài ra các bạn có thể comment ý kiến mình phía dưới để giúp 10Hay hoàn thiện hơn.
Xem thêm: