Đồng hồ sinh học trong cơ thể hay còn gọi là nhịp điệu sinh lý ngày đêm, tập hợp một chùm nhỏ các tế bào thần kinh. Các tế bào này có chức năng là kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và nhiệt độ của cơ thể. Chúng sẽ đồng bộ hóa chu trình thức và ngủ với vòng tuần hoàn ngày và đêm thông qua cơ quan cảm nhận ánh sáng ở hai mắt. Đồng hồ sinh học sẽ điều khiển chu kỳ ngủ và thức của bạn trong 24 giờ.
Hoạt động của đồng hồ sinh học được thể hiện như sau:
- Từ 5h đến 7h: là khoảng thời gian ruột già bài độc. Vì vậy, chúng ta thường phải đi Toilet vào khoảng thời gian này
- Từ 7h đến 9h: là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Đây là lý do vì sao chúng ta nhất thiết phải ăn bữa sáng.
- Từ 10h đến 12h: là khoảng thời gian não bộ hoạt động tốt nhất, sự tư duy của bạn đạt mức tối đa trong ngày. Vì vậy, bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để làm những việc quan trọng
- Từ 12h đến 13h: trong khoảng thời gian này tư duy của bạn sẽ bị chậm lại. Vì vậy, bạn nên dành nó để nghỉ ngơi
- Từ 13h đến 15h: Theo các nhà khoa học thì đây là khoảng thời gian chịu đau tốt nhất. Bạn có thể tận dụng nó để làm những việc ví dụ như đi gặp bác sĩ.
- Từ 16h đến 18h: là thời gian sức mạnh cơ bắp, dung tích phổi, sự kết hợp tai và mắt, sự linh hoạt các khớp cơ đều được đẩy mạnh nhất. Chính vì vậy, vận động trong thời gian này là hiệu quả nhất.
- Buổi tối là khoảng thời gian trí nhớ của bạn hoạt động tốt nhất. Rất phù hợp để thu nạp kiến thức
- Từ 21h đến 23h: là khoảng thời gian mà hệ miễn dịch bài độc. Lúc này cơ thể nên được ở trong trạng thái yên tĩnh
- Từ 23h đến 1h: là khoảng thời gian bài độc của gan. Quá trình này cần được thực hiện trong giấc ngủ. Chính vì vậy, dù với bất cứ lý do gì bạn cũng nên đi ngủ trong khoảng thời gian này
- Từ 1h đến 3h sáng: là khoảng thời gian bài độc của mật, cũng cần được thực hiện khi ngủ sa
- Từ 3h đến 5h sáng: là khoảng thời gian bài độc của phổ Đây là lý do vì sao những người mắc bệnh ho hay ho dữ dội vào tầm trời gần sáng này.
Vì chu trình hoạt động của đồng hồ sinh học gắn bó mật thiết với sức khỏe của con người nên chúng ta cần phải biết sắp xếp thời gian làm việc phù hợp để nâng cao sức khỏe và đạt hiệu quả công việc tốt nhất.
Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận của giới trẻ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của đồng hồ sinh học. Cũng như do đặc thù của một số công việc nhất định. Dẫn đến hình thành thói quen thức khuya – một thói quen xấu rất có hại cho sức khỏe. Sau đây 10Hay.com xin nêu ra 10 tác hại của thức khuya dậy trễ bạn nên biết để hạn chế.
1. Mệt mỏi, lo âu
Thức khuya là thói quen đi ngược lại với đồng hồ sinh học khiến chúng ta luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo âu. Đầu óc luôn căng thẳng, không thể tập trung để làm tốt công việc. Đồng thời, dễ nóng nảy, cáu bẳn mà không thể kiểm soát.
2. Giảm trí nhớ
Đây là hệ quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Sau một ngày lao động tích cực, não bộ chúng ta cần được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó thông qua giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn lại có thói quen thức khuya, làm giảm thời gian được thư giãn của não bộ và tăng thông tin cần phải ghi nhớ. Lâu dần, hoạt động của não bị suy giảm, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
3. Giảm khả năng miễn dịch
Khi bạn thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, tinh thần không thoải mái dẫn đến suy giảm miễn dịch. Và gây ra một số bệnh như cảm cúm, dị ứng…
4. Ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn
Tế bào da được tái tạo nhanh hơn vào ban đêm. Thói quen thức khuya làm rối loạn hoạt động điều tiết của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Đồng thời việc thức khuya làm đảo lộn hoạt động của hệ điều tiết, khiến mặt nổi mụn nhiều hơn.
5. Làm giảm thị lực
Cũng giống như các cơ quan khác, mắt của bạn cần được nghỉ ngơi và điều tiết sau một ngày làm việc liên tục thông qua giấc ngủ. Thói quen thức khuya không những làm giảm thời gian được nghỉ ngơi của mắt mà còn ép buộc mắt làm việc nhiều hơn trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Dẫn đến suy giảm thị lực.
6. Ảnh hưởng đến thích giác
Việc mất ngủ sẽ khiến tai trong của bạn không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính giác.
Đồng thời bạn thường có thói quen nghe nhạc, chơi game khi thức khuya. Điều này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thích giác
7. Nguy cơ tăng cân
Ban đêm là khoảng thời gian thích hợp để tiêu hóa hết lượng thức ăn bữa tối. Việc thức khuya không những làm thức ăn không được tiêu hóa hết mà còn thêm nhu cầu ăn bổ sung. Lâu dần, năng lượng dư thừa làm mô mỡ dày trong cơ thể.
Đồng thời thói quen ăn đêm làm giảm độ ngon miệng vào bữa sáng. Làm mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến béo phì.
8. Nguy cơ mắc bệnh tim
Thức khuya gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nội tạng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Đồng thời việc thức khuya làm tính tình của bạn trở bạn cáu bẳn, khó kiểm soát. Dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn.
9. Nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa
Khi ngủ, các tế bào niêm mạc dạ dày được tái tạo và phục hồi. Việc thức khuya khiến các tế bào này không được nghỉ ngơi. Đồng thời việc thức khuya dẫn đến dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm ăn mòn dạ dày. Dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa
Ngoài ra bạn thường có nhu cầu ăn bổ sung khi thức khuya, làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
Thêm vào đó, theo các nhà khoa học, cơ chế hoạt động của dạ dày chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thần kinh. Vì vậy, việc bạn thường xuyên thức khuya trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày.
10. Nguy cơ mắc các bệnh ở phụ nữ
Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh ung thư ở các phụ nữ thường xuyên thức khuya là rất cao. Cụ thể là các bệnh u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú…
Ngoài ra, việc thức khuya dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết, làm gián đoạn chu kì rụng trứng. Gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.
Bởi những tác hại khủng khiếp của việc thức khuya nêu trên, dù với bất kì lý do gì bạn cũng nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để có được một sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: