Trong suốt hành trình phát triển của thơ ca Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, thì giai đoạn 1930 – 1945 được coi là phồn thịnh nhất với sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới. Không bị bó hẹp trong những nề nếp, quy luật cũ, cái tôi lên ngôi, hàng loạt kiệt tác thi ca đã ra đời trong phong trào này. Không chỉ có vậy, phong trào này cũng là cái nôi sản sinh và khẳng định tài năng của rất nhiều nhà thơ. Hãy cùng 10Hay quay ngược lại thời gian, nhìn về một giai đoạn thi ca hào hùng và điểm mặt 10 nhà thơ nổi tiếng nhất của phong trào Thơ Mới hay các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam trước năm 1975 !
1. Nhà thơ Xuân Diệu(1916-1985)
Xuân Diệu sinh ngày 2 – 2 – 1916. Quê ở Bình Định. Ông là một nhà thơ nổi lên từ phong trào Thơ Mới, và được mệnh danh là “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ Mới”. Ngoài ra, ông còn được biết đến với danh hiệu “Ông hoàng thơ tình”, bởi chủ đề chính trong các sáng tác của ông là tình yêu, những triết lý, bi quan lẫn lạc quan và tiềm ẩn sức sống tiềm tàng trong từng câu từng chữ.
Hai tập thơ nổi tiếng nhất của ông là Thơ thơ và Gửi hương cho gió.Xuân Diệu mất ngày 18 – 12 – 1985 tại Hà Nội, để lại nhiều nỗi tiếc nuối trong lòng các đọc giả yêu thơ.
2. Nhà thơ Lưu Trọng Lư (1911-1991)
Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 -6 – 1911. Quê ở Quảng Bình, có dòng dõi nho giáo. Ông vừa là nhà thơ, vừa là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và hoạt động tích cực trong phong trào Thơ Mới. Các bài thơ nổi bật của ông là Tiếng thu, Trăng lên. Lưu Trọng Lư đã được đưa vào Thi nhân Việt Nam do Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn.
Nhà thơ tài năng mất vào tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội.
3. Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1930)
Hàn Mặc Tử còn có tên gọi khác là Hàn Mạc Tử, tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí. Quê ở Quảng Bình. Ông sinh ngày 22 – 9 – 1912. Ông có một cuộc đời đau khổ, lắm truân chuyên và phải chịu đựng căn bệnh nan y. Dù là vậy, với tài năng của mình, ông vẫn trở thành một nhà thơ nổi tiếng, mang hồn thơ uất, nhưng không kém lãng mạn. Ông đã đóng góp rất nhiều bài thơ hay cho phong trào Thơ Mới. Các tập thơ nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Thơ Điên, Gái quê,…
Ông cũng là người đầu tiên khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Năm 28 tuổi, Hàn Mặc Tử mất do bệnh phong.
4. Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989)
Thế Lữ sinh ngày 6 – 10 – 1907, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ. Quê ở Hà Nội. Ông làm nhiều việc như nhà văn, nhà soạn kịch, dịch giả, nhà báo,… nhưng nổi tiếng nhất với vai trò một nhà thơ. Ông hoạt động sáng tác sôi nổi nhất vào những năm 30 của thế kỉ XX, là thành viên của Tự lực văn đoàn. Hồn thơ của ông được Hoài Thanh ví như “chốn bồng lai”. Trong tất cả những tác phẩm, Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng nhất, đã được đưa vào giảng dạy và học tập trong nhà trường.
Tháng 6 năm 1989, ông ra đi khi vừa tròn 81 tuổi.
5. Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966)
Nguyễn Bính sinh năm 1918, tên đầy đủ là Nguyễn Trọng Bính. Quê ở Nam Định. Ông là một nhà thơ theo trường phái lãng mạn nổi tiếng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như Xuân Diệu hướng đến tình yêu hiện đại, “Tây hóa”, thì thơ Nguyễn Bính lại quay về với tình yêu giản dị, mộc mạc, chân chất ở thôn quê. Vì vậy, ông được coi là nhà thơ của làng quê. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Bính đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay, và nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ phổ nhạc, như Chân Quê, Người hàng xóm,…
Nhà thơ mất vào năm 1966.
6. Nhà thơ Anh Thơ (1921-2005)
Anh Thơ sinh vào tháng 1 năm 1921, quê ở Hải Dương. Tên thật là Vương Kiều Ân. Bà là nhà một trong số ít nhà thơ nữ nổi tiếng trong những năm diễn ra cuộc cách tân thơ – phong trào Thơ Mới. Là một thi nhân tài năng, sáng tác từ năm bà 17 tuổi. Và ngay tác phẩm đầu tay – Bức tranh quê, bà đã được nhận giải thưởng khuyến khích do Tự lực văn đoàn trao tặng. Ngoài vai trò 1 nhà thơ, nữ thi sĩ còn đảm nhận nhiều chức vụ khác như bí thư, ủy viên thường vụ,…
Bà mất cách đây 11 năm (2005), là một trong những nhà thơ sống trong hai thế kỉ.
7. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989)
Chế Lan Viên sinh ngày 20 – 10 – 1920, tên thật là Phan Ngọc Hoan. Quê ở Quảng Trị. Cũng giống như nữ thi sĩ Anh Thơ, năm 17 tuổi, ông ra mắt đọc giả tập thơ đầu tay mang tên Điêu tàn và ngay lập tức tạo dựng được tên tuổi cho mình. Thơ ông đi theo Trường Thơ Loạn, trường phái thơ của Hàn Mặc Tử. Thơ của Chế Lan Viên đậm chất trữ tình triết luận, với những triết lý, những siêu hình, bí ẩn. Còn từ khi tham gia Việt Minh, hoạt động Cách mạng, ông chuyển sang làm thơ về kháng chiến. Các tác phẩm tiêu biểu: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường – Chim báo bão,… Ông có nhiều tác phẩm được đã được đưa vào giáo dục trong nhà trường.
Chế Lan Viên mất năm 1989 tại Sài Gòn.
8. Nhà thơ Vũ Đình Liên (1913-1996)
Vũ Đình Liên sinh ngày 12 – 11 – 1913 tại Hà Nội. Quê gốc ở Hải Dương. Ông là nhà thơ, cũng là một nhà giáo được nhiều người biết đến. Tuy vậy, ông sáng tác không nhiều. Tác phẩm nổi tiếng nhất của thi sĩ là bài thơ Ông đồ, đây cũng là một trong những bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ Mới. Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn làm văn, viết báo, nhà phê bình văn học và là một trong những thành viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam hoạt động cho đến tận bây giờ.
Nhà thơ mất vào năm 1996.
9. Nhà thơ Huy Cận (1917-2005)
Huy Cận sinh ngày 22 – 1 – 1917, tên đầy đủ là Cù Huy Cận. Quê ở Hà Tĩnh. Tuy không thuộc con nhà nho, nhưng ông vẫn có một niềm đam mê mãnh liệt với sáng tác, đặc biệt là thi ca. Ông là bạn thân của nhà thơ Xuân Diệu, và cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Vì là người con của Cách mạng, nên hầu hết các tác phẩm của ông đều mang những trăn trở về quê hương, đất nước. Các tập thơ nổi bật là Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Ngày hằng sống ngày hằng thơ,…
Ông mất vào năm 2005.
10. Nhà thơ T.T.Kh
T.T.Kh là bút danh của một nhà thơ bí ẩn nhất phong trào Thơ Mới. Cho dù không công khai thông tin về mình, nhưng nữ thi sĩ vẫn được biết đến và yêu thích với bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” vô cùng nổi tiếng. Ngay sau khi bài thơ được đăng tải trên Tạp chí thứ bảy năm 1937, hàng loạt giả thiết về lai lịch của tác giả đã được đưa ra, nhưng không có gì để chắc chắn. Và cho đến tận bây giờ, T.T.Kh vẫn là một câu hỏi không được trả lời.
Ngoài Hai sắc hoa Ti-gôn, nhà thơ này còn có thêm 2 bài thơ khác là Bài thơ đan áo và Bài thơ cuối cùng nhưng không nổi tiếng bằng.