Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian trong kinh tế vĩ mô và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên sẽ có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn.
Sau đây, chúng ta cùng điểm qua danh sách top 10 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới:
1. Nam Sudan
Lạm phát ở Nam Sudan tăng gấp đôi trong tháng 7, đạt tỷ lệ lạm phát hàng năm xấp xỉ 660%, Cục Thống kê Quốc gia Nam Sudan cho biết hôm 8/8, trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước 5 năm tuổi này vẫn đang phải tiếp tục vật lộn trong bối cảnh xung đột dân sự.
Được biết, quốc gia sản xuất dầu mỏ này giành được độc lập khỏi Sudan vào năm 2011 nhưng đã lâm vào một cuộc nội chiến từ tháng 12/2013 và kéo dài suốt 2 năm nay, sau khi Tổng thống Salva Kiir cáo buộc Phó Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chính, điều mà ông Machar bác bỏ và dẫn đến một vòng xoáy bạo lực đẫm máu bùng phát.
Kể từ đó, nền kinh tế của Nam Sudan bị ảnh hưởng nặng nề, đẩy giá lương thực và các loại mặt hàng khác lên cao hơn. Theo đó, Cục Thống kê Quốc gia Nam Sudan nói trong một tuyên bố rằng, lạm phát tăng từ 309,6% vào tháng 6 lên 661,3% trong tháng 7, do giá thực phẩm và đồ uống không chứa cồn tăng đến 77,7% vào tháng 7.
2. Venezuela
Trong những năm gần đây, Venezuela trở thành một một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Chưa đầy 1 năm sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, quốc gia Nam Mỹ Venezuela đang đối mặt với nguy cơ suy sụp kinh tế. Lạm phát tăng vọt, đồng nội tệ Bolivar mất giá chóng mặt trên thị trường “chợ đen”, và dự trữ ngoại hối lao dốc.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát ở Venezuela năm nay có thể lên tới 1.200%. Đồng tiền quốc gia mất giá kéo theo giá hàng hóa “cắt cổ”, quả trứng có giá 15 USD (gần 350.000 VND). Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính lạm phát ở Venezuela lên tới 720% trong năm nay. Tuy nhiên, đây vẫn là số liệu lạc quan bởi theo những nhà phân tích kinh tế, tỷ lệ này thậm chí sẽ cao tới mức 1.200%.
3. Suriname
Suriname tên chính thức được gọi là Cộng hòa Suriname là một nhà nước có chủ quyền trên vùng đông bắc Đại tây Dương bờ biển Nam Mỹ. Nó được bao bọc bởi Guiana thuộc Pháp về phía đông, Guyana về phía tây và Brazil về phía Nam. Tại chỉ dưới 165.000 km 2, nó là quốc gia nhỏ nhất ở Nam Mỹ. Suriname có dân số khoảng 566.000, phần lớn những người sống trên bờ biển phía bắc của đất nước. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Paramaribo.
Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 1998, với sự suy giảm trong khai thác mỏ, xây dựng và tiện ích ngành. Chi tiêu chính phủ tràn lan, thu thuế nghèo, một dịch vụ dân sự cồng kềnh và giảm viện trợ nước ngoài trong năm 1999 góp phần vào sự thâm hụt tài chính, ước tính khoảng 11% GDP. Chính phủ tìm cách để trang trải thâm hụt này thông qua việc mở rộng tiền tệ, dẫn đến một sự gia tăng đáng kể trong lạm phát.
Nông nghiệp chủ yếu là ngành trồng trọt (lúa, mía, chuối và cam), các nguồn lợi khác thu nhập từ đánh bắt cá và khai thác gỗ. Bauxit và nhôm được sản xuất tại chỗ nhờ các công trình thủy điện và cũng là hai mặt hàng xuất khẩu chính. Tình trạng tham nhũng, lạm phát và thiếu năng lực kìm hãm sự phát triển của đất nước.
4. CHDCND Triều Tiên
Năm 2012 nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un lên điều hành đất nước thay cho người cha, người ta cho rằng Triều Tiên đã có một số chuyển biến về kinh tế. Đã có một vài tiến bộ ở lĩnh vực nông nghiệp, nhưng các cải cách kinh tế cơ bản vẫn chưa xuất hiện, Triều Tiên tiếp tục trong tình trạng lạm phát cao và thiếu hụt nguồn cung hàng hóa các loại.
Một chuyên viên của Mỹ về các vấn đề Triều Tiên nói với VOA rằng kinh tế Triều Tiên hiện nay đang gặp nạn lạm phát 200% tính theo năm.
Ông Marcus Noland, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, trụ sở ở Washington, nói trước đây, lạm phát của Triều Tiên khoảng từ 130 đến 140% một năm. Năm ngoái, có những dấu hiệu cho thấy có chậm lại, tuy vẫn còn cao. Nhưng trong vòng từ 3 đến 6 tháng vừa qua, dường như lạm phát tăng mạnh và bây giờ độ 200% một năm.
5. Syria
- Chỉ số khốn khổ: 51,7
- Mức lạm phát giá tiêu dùng: 33,7%
- Tỷ lệ thất nghiệp: 18%
Nền kinh tế Syria vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2011. Trong năm 2012, GDP của Syria suy giảm vì các lệnh trừng phạt quốc tế cũng như sản xuất và tiêu dùng trong nước cùng đi xuống. Ngoài tỷ lệ thất nghiệp gia tăng với mức tăng hơn 3 điểm phần trăm vào năm ngoái, nước này còn đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao do tỷ giá đồng Pound Syria tiếp tục suy giảm.
6. Argentina
Ngày 14/01/2016, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Alfonso Prat Gay tuyên bố kiềm chế lạm phát và cân bằng ngân sách là những mối lo hàng đầu của chính phủ hiện nay trong lĩnh vực kinh tế. Phát biểu tại buổi họp báo, ông Prat Gay cho biết chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để kiềm chế lạm phát ở mức từ 20 đến 25% trong năm nay như mục tiêu đề ra, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách tương đương 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong bối cảnh đất nước đang tăng cường xuất khẩu. Cũng theo ông Prat Gay, kinh tế của Argentina sẽ đạt mức tăng trưởng từ 0,5 đến 1% trong năm nay và vào khoảng trung bình 4,5% trong ba năm tới.
7. Angola
Nền kinh tế Angola đang từng bước được tái thiết sau hơn 20 năm nội chiến, tốc độ tăng trưởng cao, và lạm phát được được kiểm soát (từ 325% năm 2000 xuống còn 7,84% năm 2013). Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao sau nội chiến nhưng Angola vẫn là 1 quốc gia nghèo và lạc hậu, đa số người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Tuổi thọ trung bình của người dân chưa đến 50 tuổi do đói nghèo, bệnh tật. Nền kinh tế đất nước dựa chủ yếu vào sản xuất dầu mỏ. Ngoài ra, Angola cũng sở hữu nhiều mỏ vàng, kim cương, sắt, phốt phát, boxít và uranium.
Các chỉ số kinh tế (năm 2013):
- GDP: 127 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 6500 USD
- Tăng trưởng GDP: 7,4%
- Tỷ lệ lạm phát: 7,84%
- Tỷ lệ thất nghiệp: 24,9%
8. Cộng hòa Trung Phi
Kinh tế Cộng hòa Trung Phi là một trong những kinh tế kém phát triển nhất thế giới. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (55%) trong tổng sản phẩm quốc nội và cơ bản là nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tỉ lệ thất nghiệp của nước này lên tới hơn 30%, tỉ lệ nghèo hơn 80%. Tỷ lệ lạm phát vẫn còn ở mức cao so với thế giới.
Một số thông tin kinh tế cơ bản (2013, theo CIA.gov) :
- GDP (PPP): 3,33 tỉ USD
- GDP đầu người (tính theo sức mua): 700 USD
- Tăng trưởng GDP: -14,5%
- Lạm phát: 7%
- Đối tác XK chính: Bỉ 31,7%, Trung Quốc 27,9%, CHDC Congo 7,8%, Indonesia 5,2%, Pháp 4,5% (2012).
- Nhập khẩu: 218,6 triệu USD, chủ yếu là lương thực, dệt may, sản phẩm dầu mỏ, máy móc, phương tiện vận tải, hoá chất…
- Đối tác NK chính: Hà Lan 20,3%, Pháp 9,7%, Cameroon 9,1%, Hàn Quốc 9,1% (2012).
9. Libya
Lo ngại về tình hình bạo động ở Libya gia tăng làm giá dầu lên cao và làm nhiều thị trường chứng khoán sụt giá trên khắp thế giới hôm Thứ Ba.
Một số công ty dầu hỏa lớn của nước ngoài đang di tản gia đình và nhân viên ra khỏi Libya, và một số xí nghiệp đang giảm bớt hoạt động. Cũng có tin trái ngược nhau về việc các cảng Libya sử dụng để xuất khẩu dầu hỏa có sẽ bị đóng cửa hay không.
Libya xuất khẩu khoảng 2% số dầu thế giới sử dụng mỗi ngày, và là một nguồn cung cấp dầu hỏa và khí đốt quan trọng cho nhiều nước Châu Âu. Các nhà đầu tư lo ngại rằng tình hình bất ổn tại Libya và các nước sản xuất dầu khác có thể khiến nguồn cung cấp năng lượng bị cắt giảm, và họ sẽ tăng mạnh giá dầu thô, làm cho tình hình lạm phát tại nước này tăng cao, bất ổn định.
10. Mozambique
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Mozambique vẫn đang trên đà đi xuống. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cộng với tình hình lạm phát diễn biến phức tạp đã đưa nền kinh tế nước này tuột dốc nghiêm trọng. Giá trị đồng tiền của quốc gia này sụt giảm nhiều so với đồng Đô la Mỹ. Số người tị nạn Mozambique chạy trốn khỏi đất nước này vẫn tăng lên không ngừng.
Khi lạm phát ở mức cao và kéo dài sẽ gây ra những hậu quả lớn trong trong đời sống xã hội và tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các quốc gia cần có những biện pháp để phòng ngừa và khắc phục lạm phát. Bao gồm:
1. Những biện pháp tình thế
- Giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền và lưu thông.
- Thực thi chính sách “Tài chính thắt chặt” như cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được.
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào.
- Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài.
- Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn.
2. Những biện pháp chiến lược
- Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa.
- Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà nước trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
- Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước.
Xem thêm: