Có không ít đề tài khoa học đã nghiên cứu về stress, căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân gây nên là do áp lực công việc, học tập, thi cử,…Nhưng đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nhắc đến những tác hại của nó một cách rõ ràng. 10Hay mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về Top 10 tác hại của stress và hướng khắc phục hiệu quả ngay sau đây!
Stress là gì?
Khi bạn gặp trạng thái thần kinh căng thẳng, đó có thể bao gồm: yếu tố vật lý, hóa học, phản ứng. Đó là lúc bạn đang cố gắng thích nghi với sự thay đổi, một áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Các tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể bạn tiết ra hormone. Nó giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho nhịp thở, các cơ nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.
Stress phần nào có thể mang tới những hoạt động tích cực, kích thích độ tập trung. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, liên tục sẽ dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe tâm lý và thể chất. Một số biểu hiện rõ rệt như là: chán nản, mệt mỏi, miễn dịch suy giảm, tiêu hóa kém. Thậm chí có thể tạo ra căn bệnh trầm cảm.
Những người thường có yếu tố nguy cơ cao mắc stress như:
- Cơ thể yếu: thường bệnh, suy dinh dưỡng,…
- Môi trường sống thiếu lành mạnh
- Làm việc quá sức
- Ít có mối quan hệ xã hội, thiếu tự tin
- Ảnh hưởng stress từ tập thể, nhóm và những người xung quanh.
Top 10 tác hại của stress và hướng khắc phục hiệu quả
Nếu để bản thân bị stress quá lâu sẽ dẫn đến nhưng tác hại nguy hiểm như sau:
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Khi bị stress, cơ thể con người thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol. Hóc môn này góp phần gây nên các bệnh cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường. Bên cạnh đó, stress còn là nguyên nhân làm cho tinh thần ủ rũ, lười vận động. Nếu như bạn có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật, nguy cơ mắc các bệnh càng cao.
Hướng khắc phục: Stress, bạn nên tăng cường và thường xuyên luyện tập mỗi ngày. Việc này giúp tim mạch khỏe và giải phóng được áp lực cho tinh thần.
Ảnh hưởng đến phổi
Stress còn kích thích tuyến thượng thận, làm giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone tăng cao, hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu. Người bị stress một khi đã mắc bệnh suyễn, hoặc các bệnh khác về đường hô hấp sẽ dễ trở nên tồi tệ hơn.
Hướng khắc phục: Nên tập dưỡng sinh, yoga, thiền. Ba môn này có khả năng giúp cơ thể điều hòa hơi thở. Khi bạn hít thở sâu và đều đặn, lượng oxy vào phổi sẽ tăng lên đáng kể. Mối khi tập hít thở như vậy sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
Ảnh hưởng mắt
Khi quá căng thẳng, lo âu bạn sẽ dễ bị mệt mỏi. Stress luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, thần sắc kém tươi tỉnh, suy nhược cơ thể và da thô ráp, cơ thể suy nhược…Tình trạng mắt quầng thâm, mệt mỏi hoặc sưng đỏ cũng dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày có thể làm giảm thị lực và thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.
Hướng khắc phục: Tạo thói quen nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần. Nên tăng hấp thu nhiều tỏi, Vitamin B nhằm giúp hệ miễn dịch khỏe hơn.
Ảnh hưởng đến làn da
Các nhà khoa học của Trường Đại học Freedom ở Berlin. Một trong các tác hại chính của stress ở làn da. Chúng kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, da sẽ kém mịn màng, nhanh lão hóa. Thậm chí là còn gây ra mụn, thậm chí các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến…
Hướng khắc phục: Tăng cường việc hấp thu thực phẩm giàu kẽm như hải sản (sò, nghêu, sò, hến…). Hoặc các loại thịt đỏ (bò, trâu, heo…), ngũ cốc nguyên chất để ổn định quá trình tiết chất nhờn của cơ thể.
Ảnh hưởng đến xương lưng, cổ
Không chỉ làm cho hơi thở trở nên gấp gáp, Adrenaline còn khiến cơ bắp người bị stress dễ căng cứng, mệt mỏi. Đó là lý do mỗi khi stress thì lưng, cổ dễ bị đơ, đau nhức.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, stress khiến cho lười vận động, có khuynh hướng nằm, ngồi, đi và đứng…bất hợp lý.
Hướng khắc phục: Kết hợp việc mát xa và việc hấp thu nhiều dưỡng chất có magie. Nhằm giúp cơ bắp thư giãn, hạn chế nhức mỏi và giải phóng mọi áp lực. Cố gắng giữ cho tư thế ngồi và nằm hợp lý khi căng thẳng.
Tác hại của stress – ảnh hưởng dạ dày
Khi bị stress, hormone tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể thuyên giảm rõ rệt. Hậu quả là sức vận động, sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi. Đồng thời, cả dạ dày cũng bị ảnh hưởng và đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi,…
Hướng khắc phục: Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế những món ăn “nặng” như thịt và mỡ động vật. Tăng cường những món ăn “nhẹ”, dễ tiêu hóa như cháo, súp rau các loại, hoa quả xanh…
Ảnh hưởng răng miệng
Khi tinh thần suy sụp, họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả. Phát sinh dần các nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) nhất là ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi…
Hướng khắc phục: Tăng cường bổ sung vitamin B, C nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
Ảnh hưởng đến não bộ
Stress là một trong các nguyên nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi. Nó cũng tạo ra chứng đau đầu kinh niên.
Hướng khắc phục: Kết hợp bổ sung nhiều magie, dùng các loại thảo dược được chế biến từ cây nữ lang, hoa lạc tiên. Chúng sẽ giúp nhằm thư giãn và giảm thiểu mọi áp lực cho cơ bắp.
Làm ảnh hưởng chất lượng sống
Tác hại dai dẳng nhất của chứng stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có can thiệp kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng não. Trong đó, giảm sút về tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…Đồng thời, còn làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, mất nghị lực, ý chí vươn lên.
Hướng khắc phục: Duy trì cuộc sống theo hướng tích cực, tận dụng tối đa thời gian để thư giãn có thể có. Sống vui tươi, tham gia hoạt động lành mạnh và cởi mở với mọi người xung quanh.
Top 10 tác hại của stress và hướng khắc phục hiệu quả. Chúng tôi hy vọng sau khi tham khảo nội dung này bạn đọc sẽ cải thiện được tâm trạng tốt hơn. Cảm ơn bạn đã ghé thăm 10Hay, chia sẻ cũng như góp ý cho bài viết nhé!