Trầm cảm sau sinh là một thuật ngữ mà gần đây liên tục được nhắc đến trên các diễn đàn. Chúng ta nghe nhiều nhưng có lẽ không hiểu hết được những hậu quả của căn bệnh tâm lý này. Sau đây 10Hay sẽ tổng hợp giúp bạn 10 tác hại của trầm cảm sau sinh. Mời các bạn tham khảo.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Người mắc bệnh này thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và tuyệt vọng. Theo thống kê có khoảng 20% phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm, trong đó 15% xảy ra trong vòng 3 tháng đầu và 20% xảy ra trong năm đầu tiên.
Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh:
- Tâm trạng buồn chán, cảm thấy mọi việc đều không như ý
- Dễ bị kích động, dễ khóc, khóc không có lý do
- Lo lắng, sợ hãi trong mọi việc
- Mệt mỏi, chán nản
- Không muốn tiếp xúc với người thân, bạn bè
- Luôn cảm thấy mình không đủ tốt với con
- Có những suy nghĩ tiêu cực làm hại tới bản thân và con mình.
10 tác hại của trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh diễn ra âm thầm. Nó tàn phá sức khỏe cũng như tâm lý của người mắc phải. Chúng ta có thể “điểm danh” được những tác hại chính của trầm cảm sau sinh như sau:
Người mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về tim
Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã công bố những nghiên cứu về việc trầm cảm sau sinh gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim và các bệnh liên quan đến tim mạch. Người bị trầm cảm sẽ luôn lo âu, buồn phiền. Điều này sẽ là một áp lực lớn đối với tim. Theo nghiên cứu, những người bị trầm cảm sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 3 người bình thường.
Vì vậy, phụ nữ sau sinh nên cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Nếu đã có biểu hiện của trầm cảm sau sinh, dù là thể nhẹ, vẫn nên gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.
Người mẹ có hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch của con người có tác dụng sinh ra các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Để hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất, mỗi người còn phải duy trì cho mình một tâm lý vui vẻ, lạc quan.
Trầm cảm sau sinh khiến tâm trạng người mẹ luôn u ám. Những ám ảnh về việc sinh nở và nuôi con khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đây là một tác nhân khiến cho hệ miễn dịch của người mẹ suy yếu. Ngoài ra tâm trạng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ham muốn ăn uống. Tâm trạng không tốt, con người ta thường không có nhu cầu dinh dưỡng. Hai điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của người mẹ.
Người mẹ bị mất ngủ triền miên
Một trong top 10 tác hại của trầm cảm sau sinh phải kể đến là việc người mẹ bị mất ngủ. Giấc ngủ luôn là điều kiện tiên quyết để duy trì một cơ thể minh mẫn, khỏe mạnh. Việc lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khiến người mẹ không thể đi vào giấc ngủ.
Hậu quả của việc mất ngủ trước tiên là cơ thể suy yếu. Vừa phải chăm con, vừa kiệt sức sau sinh đồng thời cũng không ngủ được, sức khỏe người mẹ rất nhanh suy kiệt. Ngoài ra thiếu ngủ cũng gây nên tình trạng căng thẳng quá độ, dễ cáu gắt, mất bình tĩnh.
Người mẹ có suy nghĩ muốn tự tử
Suy nghĩ muốn tự tử là suy nghĩ phổ biến xảy ra đối với những người mẹ bị trầm cảm nặng. Họ cảm thấy quá mệt mỏi và bế tắc. Con đường ngắn nhất để giải thoát khỏi mọi sự đau khổ là tự tử. Đây là một trong những tác hại nguy hiểm nhất của trầm cảm sau sinh.
Nếu phát hiện thấy người thân trong gia đình có những biểu hiện tự làm hại bản thân mình, người thân nên đưa đến trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Người mẹ có tâm thần không ổn định
Theo thống kê, 85% phụ nữ sau sinh có biểu hiện trầm cảm. Tuy nhiên, thời gian chỉ kéo dài từ 2-3 ngày, tối đa là 2 tuần. Những trường hợp nặng, bệnh có thể diễn ra trong vài tháng.
Trầm cảm là dạng bệnh khó điều trị. Tình trạng bệnh kéo dài và âm thầm, sử dụng thuốc hướng thần thường xuyên sẽ khiến người mẹ có sức khỏe tâm thần không ổn định.
Người mẹ có suy nghĩ muốn sát hại con
Trầm cảm khiến người mẹ không chỉ có suy nghĩ muốn hại mình mà còn muốn hại cả con mình. Thời gian gần đây xảy ra rất nhiều các vụ việc mẹ giết con do trầm cảm sau sinh. Người mẹ bị trầm cảm sẽ luôn mang trong mình suy nghĩ tiêu cực: giết con để chấm dứt sự đau khổ cho mình hoặc giết con vì cảm thấy mình không đủ tốt với con.
Em bé không được chăm sóc tốt
Một người mẹ mệt mỏi về thể xác và kiệt quệ về tâm hồn sẽ không đủ khả năng nuôi dưỡng đứa con một cách hoàn hảo nhất. Trầm cảm khiến người mẹ mất ngủ, mất sữa, đứa bé bắt buộc phải tìm nguồn dinh dưỡng thay thế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Trầm cảm sau sinh khiến người mẹ không muốn gần con, không muốn chăm sóc con. Sự gắn kết giữa mẹ và bé sẽ không được chặt chẽ như đối với những bà mẹ có sức khỏe tâm thần tốt.
Người mẹ không muốn tiếp xúc với người khác
Một người mẹ bị trầm cảm sẽ thường xuyên suy nghĩ muốn trốn tránh người khác. Họ tự thu mình trong cái vỏ ốc do chính mình tạo ra. Những người thân cũng không tìm được sự tin tưởng của họ. Việc thiếu người sẻ chia, động viên khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Người mẹ khó tập trung, hay quên, do dự trong mọi quyết định
Việc không minh mẫn, tỉnh táo khiến người mẹ trở nên hay quên, khó tập trung để làm việc. Suy nghĩ của họ bị phân tán cho quá nhiều việc. Họ rối bời không biết làm việc nào trước, việc nào sau hoặc quyết định một việc như thế nào.
Người mẹ không còn yêu bản thân, không muốn chăm chút cho bản thân
Sau khi sinh con, mọi suy nghĩ của người mẹ đều hướng về sinh linh bé bỏng đó. Đặc biệt những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh, họ luôn nghĩ mình không đủ tốt cho con nên toàn tâm toàn ý hướng đến đứa con của mình.
Điều này khiến người mẹ bỏ bê không chăm sóc cho chính bản thân mình, coi nhẹ sức khỏe tâm lý cũng như sinh lý của bản thân. Nếu như có sự tư vấn, chia sẻ kịp thời, người mẹ chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân thì những tác hại của trầm cảm sau sinh sẽ được giảm bớt rất nhiều.
Xem thêm: 10 nguyên nhân bệnh trầm cảm ở con người ngày nay
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về 10 tác hại của trầm cảm sau sinh. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hãy thường xuyên ghé 10hay để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.