Làng công nghệ 2016 có rất nhiều biến động, rất nhiều xu hướng phát triển khác nhau, có nhiều thành công cũng như đổi mới vượt bậc. Ngoài sự ra đời đình đám của những sản phẩm công nghệ của các công ty danh tiếng thì năm 2016 là năm của những công ty công nghệ danh tiếng thâu tóm lẫn nhau để phát triển mạnh mẽ hơn. 10Hay tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc 10 thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ 2016.
1. Beme về tay CNN
CNN là hãng tin tức nổi tiếng muốn lấn sân sang lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, CNN không muốn phát triển theo cách truyền thông hoặc quảng bá trên mạng xã hội nên CNN mua lại Beme – ứng dụng chia sẻ video của Casey Neistat, để anh hỗ trợ CNN trong quá trình lên sóng.
Sau thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ, Beme sẽ đóng cửa và tất cả 11 nhân viên của công ty khởi nghiệp này sẽ gia nhập CNN. Mục đích là để thành lập một đơn vị công nghệ độc lập tập trung vào việc phát triển những kênh truyền thông và những nỗ lực video di động quy mô lớn hơn của CNN.
Tất nhiên Neistat vẫn sẽ được nắm giữ các kênh truyền thông xã hội và tài khoản cá nhân của mình, ví dụ như kênh YouTube với 5,8 triệu lượt theo dõi. CNN cho biết dù thương vụ này không phải là hợp đồng với một ngôi sao truyền hình nhưng họ vẫn đang tìm cách để Neistat kết nối với nhiều khán giả mới hơn nữa.
2. Uber mua lại OTTO
Ngày 18/8/2016, Uber thông báo mua lại Otto – Otto là một startup công nghệ, hiện có hơn 90 nhân viên, được hình thành bởi 4 cựu nhân viên Google, gồm Anthony Levandowski, Lior Ron, Don Burnette, và Claire Delaunay. Đồng thời hợp tác cùng Volvo để xây dựng dòng xe hơi tự lái.
Trên trang tin của Uber, Travis Kalanick, CEO của Uber, viết: “Tôi rất vui thông báo rằng Uber đã có được Otto, một startup công nghệ với hơn 90 nhân viên được hình thành nhằm tư duy lại ngành vận tải, bắt đầu bằng dòng xe tải tự lái.”
Qua thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ này Uber thể hiện sự háo hức của mình với công nghệ xe hơi tự lái và có ý định mở rộng hoạt động trong ngành công nghiệp vận tải (trucking industry), nơi có độ lớn thị trường năm 2015 vào khoảng 726 tỉ đô la Mỹ.
3. Snapchat mua lại Bitstrips với thương vụ 100 triệu USD
Bitstrips được thành lập vào năm 2012, chuyên phát triển các ứng dụng internet. Tuy nhiên công ty này chỉ bắt đầu nổi lên nhờ ứng dụng Bitmoji. Ứng dụng này đa từng tạo ra một trào lưu mới trên mạng xã hội như Facebook, đó là để avatar là những biểu tượng emoji đã được biến đổi từ chính khuôn mặt của mình.
Năm 2014, Bitstrips nhận được tài trợ 8 triệu USD từ Horizon Ventures và Kleiner Perkins. Sau đó, công ty này bắt đầu phát triển ứng dụng Bitmoji cho di động và ra mắt thêm vài ứng dụng mới.
Snapchat vừa chính thức mua lại công ty Bitstrips, được biết đến với ứng dụng Bitmoji cho phép bạn biến khuôn mặt mình thành một biểu tượng emoji độc đáo. Giá trị của thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ này được tiết lộ có thể là 100 triệu USD.
4. Tesla chi 2,6 tỷ USD thâu tóm Solar City
SolarCity được thành lập bởi hai người anh em họ của Elon Musk là Giám đốc điều hành Lyndon Rive và Peter Rive. Một điều khá đặc biệt là Elon Musk đang là Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của cả hai công ty trên.
Elon Musk đã đề xuất mua lại SolarCity vào tháng 6/2016, thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ này gây ra không ít tranh cãi từ các nhà đầu tư và phân tích.
Công ty sau sáp nhập sẽ kinh doanh những tấm pin mặt trời, pin Powerwall để lưu trữ năng lượng và tất nhiên là cả ô tô điện. Đây là một giải pháp năng lượng sạch được Elon Musk hứa hẹn trong kế hoạch “Master Plan Part Deux” bền vững cho nhân loại. Ngoài ra, SolarCity cũng tiết lộ sẽ giới thiệu một “giải pháp tích hợp và lưu trữ năng lượng mặt trời”, cùng một sản phẩm năng lượng mặt trời “tập trung vào mục tiêu sẽ có 5 triệu mái nhà mới được lắp đặt mỗi năm ở Mỹ”.
5. Microsoft mua lại LinkedIn
Linked là dịch vụ mạng xã hội hướng đến mảng nhân sự – việc làm. Thành lập vào năm 2002 và ra mắt 1 năm sau đó, LinkedIn đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Năm 2015, doanh thu của mạng xã hội này chủ yếu đến từ việc bán quyền truy cập thông tin người dùng cho các nhà tuyển dụng.
Microsoft mua Linked với mức giá 26,2 tỷ USD tương đương 196 USD cho mỗi cổ phiếu của mạng xã hội nhân sự lớn nhất thế giới, theo Business Insider. Cổ phiếu của LinkedIn tăng vọt 48% sau thông tin này. Ngược lại, cổ phiếu của Microsoft giảm 5,2%. Thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ này dự kiến hoàn thành trong năm nay.
6. Walmart bỏ hàng tỷ USD mua Jet.com
Đây là thương vụ mua lại đắt đỏ nhất từ trước đến nay đối với một startup thương mại điện tử Mỹ và là dấu hiệu cho thấy McMillon đang lo ngại trước sự bành trướng mạnh mẽ của Amazon.com. Đó cũng là sự thừa nhận rằng mặc cho đầu tư rất lớn vào mảng thương mại điện tử, nhưng website riêng Walmart.com của Công ty vẫn không đủ sức cạnh tranh với Amazon trên mặt trận trực tuyến.
7. Yahoo về tay Verizon
Verizon Communications Inc sẽ công bố chính thức thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ mua lại tài sản cốt lõi của Yahoo! Inc với giá 4,8 tỷ USD trong ngày 25/7/2016. Việc Verizon tiếp quản Yahoo dự kiến sẽ được thông báo khi thị trường chứng khoán mở cửa vào sáng 25/7/2016. Thỏa thuận mua lại này bao gồm các bất động sản của Yahoo và phần kinh doanh Internet cốt lõi. Trong khi đó, phần tài sản trí tuệ của Yahoo sẽ được bán riêng. Ngoài ra, Yahoo còn thu về khoảng 40 tỷ USD từ cổ phần của họ ở Alibaba Group Holding Ltd và Yahoo Japan Corp.
Cổ phiếu của Yahoo đã tăng 1,4% sau khi hãng tin Bloomberg News đưa tin công ty đã đạt được thỏa thuận chính thức với Verizon. Cùng thời điểm, cổ phiếu của Verizon cũng tăng 1,3% với giá trị 1 cổ phiếu đạt 56,1 USD.
8. Samsung chi 8 tỷ USD mua lại Harman
Như các bạn biết, Harman là tập đoàn chuyên sản xuất linh kiện ô tô điện và cũng là công ty mẹ của rất nhiều thương hiệu âm thanh cao cấp như Harman Kardon, AKG, JBL. Theo thống kê, 65% tổng doanh số 7 tỷ USD của Harman trong 12 tháng, kết thúc ngày 30/9/2016 đến từ các sản phẩm liên quan đến xe hơi. Ngoài, số đơn đặt hàng của Harman đối với thị trường này được tính đến ngày 30/06/2016 đạt xấp xỉ 24 tỷ USD.
Samsung sẽ thực hiện thương vụ mua lại Harman bằng tiền mặt. Giá trị của thương vụ tương đương với 28% giá trị cổ phiếu của Harman sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 11/11/2016 và 37% giá trị khối lượng cổ phiếu trung bình trong 30 ngày giao dịch, kết thúc vào ngày ngày 11/11/2016. Thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ Samsung mua lại Harman International Industries dự kiến được hoàn tất vào giữa năm 2017.
9. Mattel mua Sproutling
Mattel, Inc là một công ty sản xuất đồ chơi của Mỹ được thành lập năm 1945 có trụ sở tại El Segundo, California. Năm 2008, công ty xếp hạng 413 trong Fortune 500. Các sản phẩm và thương hiệu bao gồm Fisher-Price, búp bê Barbie, búp bê Monster High, Hot Wheels, Matchbox, Masters of the Universe, búp bê American Girl, board games, WWE Toys, và các máy chơi game console đầu thập niên 1980.
Những tưởng công ty không bao giờ có liên quan đến lĩnh vực công nghệ. Vậy mà công ty đã mua lại Sproutling, một công ty thiết bị đeo theo dõi sức khỏe. Mục đích của công ty đồ chơi này này là tích hợp công nghệ mới cho các sản phẩm đồ chơi dành cho mục đích học tập để phục vụ người dùng.
10. Fitbit chiếm lĩnh Pebble
Pebble đã nổi tiếng với mẫu đồng hồ thông minh Pebble từng kêu gọi được số vốn kỷ lục 10 triệu USD trên Kickstarter. Hãng sản xuất thiết bị đeo Fitbit đã thực hiện thương vụ thâu tóm nổi bật nhất làng công nghệ là công bố mua lại Pebble để sở hữu ít nhất là đội ngũ nhân sự và các tài sản trí tuệ của công ty này. Fitbitcho cho biết đã sở hữu “các tài sản nhất định” của Pebble, bao gồm các thành viên chính của công ty, phần mềm và firmware do Pebble phát triển.
Trong quá trình phát triển, một công ty công nghệ muốn thành công và vượt được các đối thủ khác thì tất nhiên phải có sự thâu tóm công ty khác làm tài sản của mình. Những công ty bị thâu tóm không hề mất đi bản sắc của mình mà còn có thêm nhiều cơ hội phát triển nhờ sự lớn mạnh của công ty mẹ. Chắc rằng, năm 2017 sẽ chứng kiến sự phát triển chóng mặt trong lĩnh vực công nghệ, các bạn chờ xem nhé!
Xem thêm: