Nếu bạn đã dành tối thiểu 8 tiếng mỗi đêm để ngủ mà vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau, thì rất có thể giấc ngủ của bạn đã không đạt chất lượng. Cuộc sống hằng ngày nhiều áp lực, căng thẳng, cộng thêm sự tiến bộ của các thiết bị công nghệ, đã khiến cho giấc ngủ của con người bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe. Có rất nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng này. Hôm nay, 10Hay.com sẽ hướng dẫn bạn 10 cách để có giấc ngủ chất lượng. Đảm bảo nếu thực hiện nghiêm túc theo những lời khuyên dưới đây, bạn sẽ ngủ ngon hơn và đảm bảo phục hồi cơ thể, tinh thần thoải mái sau khi thức dậy.
Bài viết liên quan:
- Top 10 cách trị mất ngủ hiệu quả nhất giữ gìn sức khỏe
- 10 nguyên nhân ảnh hưởng sức khỏe con người một cách âm thầm
- 10 lợi ích tuyệt vời của việc tập yoga đối với sức khỏe
1. Tập ngủ ngay sau ít nhất 30 phút để có giấc ngủ chất lượng
Khi đi ngủ, nếu bạn phải mất hơn 30 phút mới có thể chìm vào giấc ngủ thì chắc chắn giấc ngủ của bạn sẽ không đạt chất lượng. Trên thực tế, các cơ quan trong cơ thể chỉ cần từ 15 đến 30 phút để thư giản và chuẩn bị cho giấc ngủ. Rất có thể những lo lắng về công việc, học tập, cuộc sống trong ngày đã khiến bạn không thể ngừng suy nghĩ và khó ngủ. Hãy cố gắng thả lỏng bản thân và tập ngủ ngay khi lên giường, chậm nhất là sau 30 phút.
2. Tắt tất cả các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi ngủ để có giấc ngủ chất lượng
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cần phải tắt tất cả các thiết bị điện tử như smartphone, máy vi tính hay tivi ít nhất 1 tiếng trước giờ ngủ. Lý do? Đơn giản bởi vì ánh sáng màn hình của các thiết bị này ngăn cản quá trình tiết melatonine, một loại hoocmon đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sống bình thường của một số chức năng sinh lý, trong đó có việc ngủ. Hậu quả là não bộ không hiểu được rằng đã đến giờ ngủ và vẫn cứ hoạt động như lúc thức. Như vậy thì làm sao cơ thể bạn có thể nghỉ ngơi để phục hồi cho được?
3. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng vừa phải để có giấc ngủ chất lượng
Nhiệt độ trong phòng là một tiêu chí cốt lõi để có được giấc ngủ ngon và giúp phục hồi cơ thể. Khi thời tiết nóng, rất nhiều người muốn mát mẻ thoải mái nên không ngại bật điều hòa ở nhiệt độ dưới 20℃. Lúc này, cơ thể rất dễ bị cảm và còn có thể làm bạn ngủ không ngon giấc.
Trên thực tế, nhiệt độ duy trì từ 20℃-23℃ là thích hợp nhất để cơ thể cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ.
4. Chỉ ăn nhẹ trước khi ngủ để có giấc ngủ chất lượng
Khoan tính đến việc ăn càng trễ thì bạn lại càng dễ tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ăn quá khuya và ăn quá nhiều làm hệ thống tiêu hóa đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể và làm rối loạn giấc ngủ. Tốt nhất là chỉ nên ăn nhẹ vào buổi tối, ít nhất là trước khi đi ngủ 2 giờ. Đảm bảo giấc ngủ của bạn sẽ phát huy được công dụng phục hồi cơ thể, làm bạn cảm thấy dễ chịu khi thức dậy vào sáng hôm sau.
5. Giữ cho không gian ngủ yên tĩnh để có giấc ngủ chất lượng
Bạn cảm thấy thật khó ngủ khi không gian xung quanh quá ồn ào, nhiều tiếng động. Điều này rất bình thường bởi lúc này, não bộ vẫn tiếp tục phân tích luồn thông tin truyền đến nó. Cho nên, muốn có giấc ngủ ngon, bạn phải cố gắng đảm bảo không gian yên tĩnh hoặc hạn chế tiếng ồn tối đa có thể.
6. Không “cố ý” thức giấc trong đêm quá 1 lần để có giấc ngủ chất lượng
Nếu bạn chỉ thức dậy duy nhất một lần trong đêm để đi toilet và bạn có thể ngủ lại ngay một cách nhanh chóng thì chẳng có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc xem đồng hồ (trên điện thoại chẳng hạn) khi thức dậy vì điều này dễ khiến bạn có ý định lướt facebook hay chơi một ván game dang dở. Kết quả là sẽ không dễ để vỗ lại giấc ngủ đâu đấy nhé.
7. Không mang bất kì vật dụng gì lên giường ngủ để có giấc ngủ chất lượng
Thông thường, giường ngủ, ngoài mục đích sử dụng chính của nó, còn là nơi để bạn thực hiện hàng loạt việc khác như đọc truyện, xem phim, chơi điện thoại… Điều này không tốt cho sức khỏe chút nào. Giường ngủ chỉ nên dùng để phục vụ cho giấc ngủ của mỗi người. Hãy tập cho mình thói quen không mang theo bất kì vật dụng, thiết bị nào lên giường khi ngủ để não bộ hiểu rằng đã đến lúc cơ thể cần nghỉ ngơi. Và thế là bạn sẽ chìm vào giấc mơ đẹp một cách nhanh chóng.
8. Ngủ nhanh sau khi thức giấc để có giấc ngủ chất lượng
Khi thức giấc trong đêm, nếu bạn không ngủ lại ngay sẽ ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Thông thường, bạn hay có thói quen làm một việc gì đó vừa mới sựt nhớ ra và rất có thể việc đó sẽ ngốn hết 30 phút quý giá của bạn. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên thức không quá 20 phút sau khi giật mình tỉnh giấc nửa đêm.
9. Giữ nhịp độ sinh học của giấc ngủ đều đặn để có giấc ngủ chất lượng
Sự đều đặn của giấc ngủ là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn ngủ vào 3h sáng của ngày hôm trước, và đến 21h của ngày hôm sau mới ngủ lại, thì cơ thể của bạn sẽ chẳng thể hiểu được nhịp độ sinh học này là gì và hậu quả là dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng. Nói cách khác, càng ngủ đúng giờ, đúng buổi thì bạn càng khỏe khoắn, phục hồi trọn vẹn vào ngày hôm sau.
10. Tránh xa các chất kích thích để có giấc ngủ chất lượng
Trà, café hay coca là những chất kích thích. Tuyệt đối phải ngưng ngay việc tiêu thụ những chất này sau 16h hằng ngày nếu bạn không muốn bị mất ngủ.
Một giấc ngủ chất lượng mang lại cho bạn vô số lợi ích, chẳng hạn như hồi phục sức khỏe, tái sinh da, đẩy lùi lão hóa, tăng khả năng miễn dịch, giúp não hoạt động tốt hơn,v..v… Việc giữ cho giấc ngủ đạt chất lượng không khó, chủ yếu là ý thức và sự cố gắng của bản thân mỗi người. Hy vọng rằng 10 cách để có giấc ngủ chất lượng mà 10Hay chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, vui tươi để học tập, làm việc hiệu quả và để có một cuộc sống lành mạnh cho chính mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: