Con người chúng ta đã trải qua vô số các thảm họa chết người dẫn đến tổn thất lớn về người và của. Thế nhưng dường như vẫn có vô số người chưa thể rút ra được kinh nghiệm mà lơ là các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm dẫn đến nhưng tai họa vô cùng khủng khiếp. 10Hay giới thiệu 10 thảm họa lịch sử mà con người ngó lơ những lời cảnh báo.
1. Đợt phun trào tại núi lửa Vesuvius
Đợt phun trào của núi lửa Vesuvius vào ngày 24 năm thứ 79 sau công nguyên đã giết chết một số lượng khổng lồ người dân sinh sống quanh đó và phá hủy hoàn toàn thành phố La Mã cổ đại mang tên Pompeii . Tất cả các nạn nhân đã bất ngờ bị chìm trong biển nham thạch mà không hề hay biết trước dù cho trước đó có rất nhiều tín hiệu được đưa ra và thông báo cho người dân nhưng họ đã hoàn toàn phớt lờ những tín hiệu đó.
Pompeii không phải là thị trấn đầu tiên bị phá hủy bởi những đợt phun trào tàn bạo của núi lửa Vesuvius. Đã có ít nhất hai thị trấn trước đó chịu thảm cảnh này và cả hai đã hoàn toàn bị phá hủy. Trước ngày hứng chịu đợt phun trào, Pompeii đã trải qua hàng loạt những chấn động bị gây ra bởi sự gia tăng trong đá tan chảy bên dưới núi Vesuvius. Người La Mã đã lúc đó thực sự không hề hay biết về mối quan hệ giữa các trận động đất và một đợt phun trào nham thạch của núi lửa. Vì vậy, chúng ta không thể dựa vào những kiến thức khoa học này để trách móc thái độ thờ ơ của người La Mã. Tuy nhiên, người La Mã thời ấy đã tin vào một giả thuyết mang tính mê tín dị đoan hơn cho rằng việc nhìn thấy người khổng lồ di chuyển xung quanh một thị trấn nào đó mới chính là một cảnh báo về một thảm họa sắp xảy ra. Cụ thể, rất nhiều người dân sống tại Pompeii nói rằng họ đã nhìn thấy người khổng lồ, nhưng kỳ lạ thay không ai bận tâm để tìm hiểu điều này. Khi ngày mà đợt phun trào xảy ra ngày càng gần hơn, ngọn núi lửa đã ngủ quên bao năm đã tỉnh giấc và bắt đầu tạo nên những âm thanh âm ỉ, và các vùng biển quanh vịnh Naples trở nên sôi nóng sùng sục. Toàn bộ động vật, thậm chí cả chuột bọ, đều lũ lượt rời khỏi thị trấn, trong khi các con suối và giếng nằm gần vùng núi đã khô cạn một cách bí ẩn. Thế nhưng họ lại đổ lỗi cho thời tiết hanh khô đã tạo ra những con suối cạn này và phớt lờ những cảnh báo sống về một thảm họa núi lửa.
2. Vụ chìm tàu Lusitania
Chuyện con tàu của Anh mang tên RMS Lusitania chìm giữa biển khơi trong chiến tranh thế giới thứ nhất đã không hề gây bất ngờ hay ngạc nhiên, bởi kể từ khi Đức đã chạy một số chiến dịch quảng cáo trên tờ The New York Times, đã có rất nhiều lời cảnh báo về ngày tận thế của con tàu. Các chiến dịch quảng cáo được thực hiện trong vài tuần cho đến buổi sáng của ngày mà Lusitania rời Hoa Kỳ. Vào ngày đó, thông tin này thậm chí còn xuất hiện trên cùng một trang đưa tin thông báo về sự khởi hành của những con tàu trở từ New York trở về Anh Quốc. Chính phủ Anh cũng đã cảnh báo thuyền trưởng của Lusitania ngay lập tức để ông điều khiến con tàu tránh khỏi các khu vực xung quanh bờ biển Anh, nơi các chiến hạm của Đức đang hoạt động. Thuyền trưởng nhận được khá nhiều cảnh báo khi ông bước vào khu vực này, nhưng không hiểu vì lý do gì mà ông bỏ qua và điều khiển tàu chậm lại. Hơn nữa, ông còn điều khiển tàu tiến tới sát gần bờ mà không hề có bất cứ hành động tránh né hay phòng thủ nào. Và cuối cùng, điều gì tới cũng tới, con tàu bị đánh trúng ngư lôi dẫn đến 1.195 người thiệt mạng
3. Sóng thần và động đất năm 2004 tại Ấn Độ Dương
Hơn 230.000 người đã thiệt mạng, 500.000 người bị thương, và 1,7 triệu người bị mất nhà cửa vào ngày 26/12/2004, sau khi trận động đất 9,2 độ richter gây ra sóng thần ảnh hưởng tới 14 quốc gia ở châu Á và phía Đông và Nam châu Phi. Vụ việc này chính là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại được ghi lại. Số người chết có thể sẽ ít hơn rất nhiều nếu như những lời cảnh báo khi đó được chú ý hơn. Khi ấy, một quan chức chính phủ hàng đầu tại Thái Lan đã cảnh báo rằng nước này sẽ sớm đón nhận một cơn sóng thần khổng lồ. Thế nhưng lời tiên đoán của ông đã bị bỏ qua, còn ông bị gọi là một kẻ điên rồ. Hơn nữa, ông còn bị cấm gia nhập một số địa điểm mà ở đó, người ta coi ông như một mối đe dọa cho ngành du lịch. Hệ thống cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng được các đại sứ quán và các quan chức chính phủ của một số quốc gia châu Á dựa vào và đưa ra lời cảnh báo có nguy cơ xảy ra sóng thần cấp độ cao. Rất nhiều nước đã bỏ qua lời cảnh báo này, thậm chí còn không hề có một động thái nào để phòng ngừa và ngăn chặn. Nhiều quốc gia vẫn phớt lờ mối đe dọa này khi cơn bão xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển xa xôi và thậm chí còn không thèm đưa ra lời cảnh báo người dân sống ở các bờ biển ở nước đó. Tại Indonesia, nước biển rút đi vài trăm mét sau trận động đất. Đó là một cảnh báo vô cùng rõ ràng về một cơn sóng thần chuẩn bị ập đến, nhưng nhiều người không hề biết điều này, và một số thậm chí còn chạy xuống vùng biển rút nước để bắt cá mắc cạn, trong khi nhiều người khác nhìn thấy hiện tượng đó họ chỉ đơn giản tự hỏi chuyện gì đang xảy ra mà không hề tìm hiểu nguyên căn để rồi cuối cùng đón nhận thảm họa khủng khiếp.
4. Vụ đánh bom cảng Trân Châu
Vụ đánh bom Nhật Bản tấn công Cảng Trân Châu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng đã được tiên đoán và cảnh báo từ trước. Trước khi tấn công, Nhật Bản đã thu thập thông tin tình báo về quân đội Mỹ và thực hiện các hoạt động trinh sát dọc theo bờ biển của Mỹ. Ba ngày trước khi tấn công, Tổng thống Franklin Roosevelt đã được cảnh báo rằng Nhật Bản đã được dàn dựng một cuộc tấn công vào Mỹ. Tướng William Billy Mitchell, cựu sĩ quan quân đội Mỹ, cũng đã cảnh báo rằng Nhật Bản sẽ khởi động các cuộc tấn công bất ngờ vào Hawaii, Alaska, và Philippines mà không có một lời tuyên bố báo trước nào. Mỹ bỏ qua tất cả những lời cảnh báo và rất tự tin rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ tấn công mà họ thậm chí còn đặt một phi công không có tay nghề cao để giám sát một trạm radar quan sát đại dương khu vực mà Nhật nhắm tới tấn công. Khi một số đốm sáng lớn được phát hiện, Mỹ mới biết rằng một hạm đội không quân rất lớn đang tiến đến gần, và xuất hiện trên radar. Vụ việc này đã khiến tổng cộng 2.459 người thiệt mạng. Tuy nhiên, theo một số thuyết âm mưu cho rằng, tuy nhiên chính Tổng thống Roosevelt đã cố tình cho phép Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng để Mỹ có thể có một lý do chính đáng để tham gia vào cuộc đại chiến thế giới lần này.
5. Đợt phun trào núi lửa Tarawera
Ngày 10/6/1886, Ngọn núi lửa Tarawera tại New Zealand đã phun trào, dẫn đến cái chết của khoảng 120 người và phá hủy của một số làng bản địa. Trước khi núi lửa phun trào, hồ xung quanh núi đã tăng nhiệt độ một cách nhanh chóng lượng nước đồng thời bị rút giảm một cách đáng kể. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu sự hoạt động trở lại của núi lửa. Cũng giống như niềm tin của người La Mã về việc phát hiện một người khổng lồ mới gặp thiên tai, người dân bản địa Maori ở đó tin rằng khi nhìn thấy một chiếc xuồng trong truyền thuyết có tên gọi là Waka Wairua được chèo trên hồ mới là một dấu hiệu của một thảm họa sắp xảy ra. Một số khách du lịch châu Âu đã nói rằng họ có nhìn thấy một chiếc xuồng, được cho là chiếc xuồng vận chuyển các linh hồn của người chết lên núi trong truyền thuyết. Một số người còn phác thảo lại con xuồng này. Thậm chí, một số trong số họ còn thân thiện vẫy tay về chiếc xuồng nhưng không hề nhận được một câu trả lời nào. Tất cả đều bị phơt lờ và khi núi Tarawera phun trào, rất nhiều người đã bất ngờ bị chìm trong biển nham thạch trong chốc lát mà không hề hay biết, và thậm chí một số người còn nghĩ rằng họ bị tấn công bởi hải quân Nga.
6. Chiến dịch Barbarossa
Chiến dịch Barbarossa là cuộc xâm lược Liên Xô được lãnh đạo bởi Hitler, diễn ra từ ngày 22/6/1941, và dẫn tới cái chết của 775.000 lính Đức và ít nhất 800.000 người lính Xô Viết . Nó cũng đánh dấu sự tham gia của Hồng quân Liên Xô vào Thế chiến thứ II. Vụ tấn công của Đức diễn ra vô cùng nhanh chóng và bất ngờ. Quân Đức gần như chiếm đóng Moscow ngay lập tức. Thế nhưng, chính mùa đông chết người tại Liên Xô cùng các đợt thay đổi thủy triều đã làm chùn bước chân của quân Hitler. Có nhiều cuộc điều tra cho rằng cuộc tấn công này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì chính tướng quân Josef Stalin của Hồng quân Liên Xô đã nhận được hơn 100 lời cảnh báo về ý định tấn công của quân Đức. Stalin đã biết rằng quân Đức đã thống lĩnh biên giới Liên Xô nhưng ông đã phớt lờ và cho rằng Hitler sẽ không thể làm gì được, mặc dù vào thời gian đó Đức lừng danh với những trận thắng đáng kinh ngạc. Người đứng đầu của tình báo Liên Xô cũng cảnh báo Stalin về ý định của tấn công của quân Đức lại một lần nữa bỏ qua. Một số điệp viên của Liên Xô cũng đã cảnh báo về điều này nhưng cũng không hề nhận được bất cứ sự quan tâm nào. Trong suốt 10 ngày cuối cùng trước khi cuộc tấn công xảy ra, tình báo Liên Xô đã đưa ra 47 lời cảnh báo của Stalin và thậm chí còn dự đoán chính xác ngày diễn ra cuộc tấn công. Cuối cùng, 3 ngày trước khi tấn công, trinh sát không quân của Liên Xô đã tiết lộ rằng xe tăng Đức và pháo binh đều bao vây quanh biên giới của Liên Xô, thế nhưng Stalin vẫn không làm bất cứ điều gì.
7. Cuộc xâm chiếm Kuwait của Iraq
Sáng sớm ngày 02/8/1990, hơn 100.000 binh sĩ Iraq đã vượt qua biên giới Iraq tiến vào Kuwait. Người cai trị Kuwait khi ấy đã chạy trốn vào sa mạc vào chính ngày mà quân đội Iraq chiếm quyền kiểm soát thủ đô. Cuộc tấn công thể hiện long tham của thủ lĩnh Iraq Saddam Hussen muốn đặt tay vào các giếng dầu Ả Rập Saudi. CIA và tình báo Mỹ đã cảnh báo cho quân đội chính phủ Hoa Kỳ về cuộc tấn công này, nhưng họ đã bỏ qua các cảnh báo và thậm chí đã cho Saddam một khoản vay 1,2 tỷ USD vào 2 ngày trước khi diễn ra cuộc xâm lược. Chính việc này là một trong những lý do mà Saddam nghĩ rằng Mỹ ủng hộ và chống lưng dung túng cho Iraq trong cuộc xâm lược này. Sau đó, Hoa Kỳ đã kịp thời có những động thái phản công bằng tàu chiến trong khoảng 4 ngày và quân đội Iraq đã bị trục xuất khỏi Kuwait sau khi một đội quân do Mỹ và Liên Hợp Quốc đứng đầu đã hạ cánh tới Kuwait, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến này đã khiến 25.000 binh sĩ Iraq, 248 lính Liên Hợp Quốc (đa phần là người Mỹ) và 100.000 thường dân Iraq thiệt mạng. Hơn 1 triệu thường dân Iraq đã chết trong những năm sau đó do các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iraq.
8. Vụ nổ của tàu con thoi Challenger
Vào ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger đã nổ tung trên bầu trời Florida ngay sau khi khởi hành trước sự theo dõi và chứng kiến của hàng triệu người dưới mặt đất khi ấy và thậm chí trên cả sóng truyền hình trực tiếp. Vụ nổ này bị gây ra bởi sự hình thành băng xung quanh một bộ phận của tàu con thoi. Bộ phận này được sử dụng để đẩy tên lửa đẩy phóng lên khỏi bệ phóng. Dĩ nhiên, vụ nổ này đã được cảnh báo. Một kỹ sư làm việc cho công ty sản xuất tàu đã cảnh báo rằng thời tiết lạnh giá khiến các đai O-ring chệch khỏi vị trí và gây ra một vụ nổ. Ông và kỹ sư khác sau đó đã yêu cầu dời lại ngày khởi động tàu con thoi cho đến khi thời tiết thuận lợi. Yêu cầu này ban đầu đã được thông qua tuy nhiên ngay sau đó, giám đốc điều hành đã không thể kiên trì chờ đợi và hủy bỏ việc trì hoãn. Tàu con thoi đã cất cánh và nổ tung giữa không trung chỉ sau 73 giây cất cánh. Tổng cộng 7 phi hành gia, một trong số đó là một giáo viên, người đã giành được một chỗ tham gia vào cuộc hành trình thông qua chương trình tuyển chọn của NASA, đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này.
9. Nạn diệt chủng Rwanda
Nạn diệt chủng Rwanda chính là trận thanh lọc sắc tộc tàn khốc đã thảm sát 800.000 người Tutsi và người Hutu ở Rwanda. Tội ác diệt chủng này bắt đầu từ ngày 6/4/1994 bởi bộ lạc Hutu. Người Hutu không chỉ tấn công người Tutsi, mà còn giết chết bất kỳ người nào trong chính bộ lạc của mình. Trận diệt chủng này đã được lên kế hoạch từ năm 1992, khi đại sứ Bỉ tại Rwanda cảnh báo rằng những người Hutu đang chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc sắc tộc. Giáo sư Filip Reyntjens người Bỉ, cũng đã xuất hiện trước Thượng viện Bỉ và cảnh báo rằng những người Hutu đã thành lập những đội quân tử thần. Ông thậm chí còn đề cập đến một trong những nhà lãnh đạo của Rwanda như đại tá Quân đội Theoneste Bagasora, sẽ là người trực tiếp chỉ huy trận đại diệt chủng này. Vào tháng Giêng năm 1994, chỉ huy quân đội của Liên Hợp Quốc ở Rwanda tên Romeo Dallaire cũng đã gửi một bản fax, được gọi là “fax cảnh báo diệt chủng” từ Liên Hợp Quốc. Bản fax này nói rằng người Hutu đã có kế hoạch để tiêu diệt người Tutsi. Ông yêu cầu cung cấp thêm quân sự và yêu cầu được phép phản công khi cần thiết. Thế nhưng, Liên Hiệp Quốc đã từ chối yêu cầu này.
10. Chiến tranh thế giới II
Thế chiến I chính thức kết thúc vào năm 1919 với Hiệp ước Versailles, có ý nghĩa đảm bảo rằng nước Đức đã không được phép bắt đầu một cuộc chiến khác. Thế nhưng, chính hiệp ước này đã dẫn đến một kết quả ngược lại dẫn đến một cuộc chiến khác do Đức phát động. Hiệp ước này đã cáo buộc mọi tội lỗi cho Đức trong Thế chiến I và yêu cầu họ phải trả một khoản tiền tương đương 100.000 tấn vàng để bồi thường. Điều này dẫn đến sự tức giận của người Đức, những người vừa buộc phải trả một khoản tiền quá sức lớn lại còn chấp nhận những tội lỗi bị cáo buộc trong chiến tranh. Nền kinh tế Đức nhanh chóng đi vào tình trạng hỗn loạn và tình trạng lạm phát trở nên vô cùng nghiêm trọng cũng tỷ lệ thất nghiệp tăng cao bất ngờ. Đây là một trong những điểm mà Đức quốc xã sử dụng trong công tác tuyên truyền chiến tranh của họ. Khi Hitler lên nắm quyền, ông đã từ chối trả bất cứ một khoản nợ chiến tranh nào. Một số người đã nhìn ra được kết quả tất yếu của hiệp ước quốc tế Versailles ngay tại thời điểm nó được ký kết. Một là nhà kinh tế học có tên John Maynard Keynes, đã nói rằng hiệp ước này thực chất là một hiệp ước tử. Một người khác là Nguyên soái Ferdinand Foch, chỉ huy quân đội Pháp, người đã cảnh báo rằng các hiệp ước không phải là sự đánh dấu chiến tranh kết thúc mà là khơi nguồn cho một quả bom nổ chậm trong tương lai. Trong khi các hiệp ước được ký kết, ông đã nói, “Đây không phải là hòa bình; nó là một cuộc đình chiến trong vòng 20 năm”. Và ông đã đúng, khi Đức âm thầm chuẩn bị và bất ngờ tấn công khởi động chiến tranh vào 20 năm sau đó. Foch cũng cảnh báo rằng nước Đức sẽ trở nên lớn mạng và điên cuồng hơn rất nhiều khi họ phát động cuộc chiến tranh thứ 2 này và Đức sẽ xâm lược Pháp trước khi thực hiện các cuộc tấn công vào nước Anh. Và chiến tranh thế giới thứ II đã diễn ra đúng y như vậy, dẫn đến con số gần 50 triệu người đã thiệt mạng