Ngày nay có khá nhiều tổ chức thế giới, có thể bạn đã biết hoặc chưa biết đến. Tuy nhiên chúng ta cùng nhìn lại các tổ chức lớn và nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quản lý toàn cầu. Mục đích đơn giản của bài viết này là hệ thống lại cho bạn dễ nhớ và tiện lợi cho việc bổ sung kiến thức thế giới cho các bạn trẻ.
1. Liên Hợp Quốc (UN)
Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường được viết tắt là LHQ, tiếng anh là The United Nations (UN)) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung.
Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc.
Website: https://www.un.org/
Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như:
- Tổ chức Ngân Hàng Thế Giới (World Bank Group – WBG)
https://www.worldbank.org/
- Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO)
http://www.who.int/
- Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children’s Fund – UNICEF)
http://www.unicef.org/
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations – FAO)
http://www.fao.org/
- Chương trình Lương thực Thế giới ((tiếng Anh: World Food Programme – WFP)
http://www.wfp.org/
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của LHQ (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – UNESCO)
http://www.unesco.org/
2. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
Website: http://www.imf.org/
3. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Davos, bang Geneva, Thụy Sỹ, nơi các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, các vị lãnh đạo các nước, các học giả và phóng viên thảo luận những vấn đề thời sự quốc tế, bao gồm các lĩnh vực y tế và môi trường. Ngoài các cuộc họp quốc tế thường niên và nhiều cuộc họp khu vực khác, Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng xuất bản các kết quả nghiên cứu và khuyến khích các thành viên cùng thực hiện các sáng kiến mang lại lợi ích cho toàn thế giới.[1] WEF là một tổ chức quốc tế độc lập, và cam kết vào sứ mệnh phát triển năng lực của thế giới bằng cách kết nối các nhà lãnh đạo để kiến tạo các quan hệ hợp tác để từ đó thực hiện các mục tiêu kinh tế trên phạm vi toàn cầu và khu vực; và là một tổ chức trung lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, cũng như không có bất kỳ liên kết thiên lệch nào đối với các yếu tố mang tính chính trị, quốc gia dân tộc, hay cá nhân đơn lẻ.
Website: http://www.weforum.org/
4. Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.
Website: http://europa.eu/
5. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.
APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập: Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ.
Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành viên khác bao gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam.
Website: http://www.apec.org/
6. Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM)
Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM), còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu, được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok. ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và 14 thành viên của nhóm ASEAN cộng 3.
Website: http://www.aseminfoboard.org/
7. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (chỉ chừa Đông Timor chưa kết nạp).
Website: http://www.asean.org/
8. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l’Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ, và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.
Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.
Website: http://www.nato.int/
9. Nhóm G7
Nhóm G7 hay G-7 (viết tắt tiếng Anh Group of Seven) là tập hợp bảy vị bộ trưởng tài chính của bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976 khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: Anh , Pháp, Đức, Ý, Nhật và Hoa Kỳ. Bảy vị bộ trưởng này nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. Công việc cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng tài chính.
10. Nhóm G20
G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU).
Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mục đích đưa các nền kinh tế công nghiệp và đang phát triển quan trọng lại cùng nhau một cách có hệ thống để thảo luận các vấn đề quan trọng trong kinh tế toàn cầu
Website: http://www.g20.org/