Công nghệ mạng phát triển trở thành điều thiết yếu trong cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, cũng đang là nơi để kẻ xấu làm ăn. Với các chiêu lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi hơn…Hãy cảnh giác với top 10 chiêu lừa đảo trên mạng phổ biến nhất dưới đây bạn nhé.
1. Lập facebook giả lừa bán hàng hiệu
Từ sáng đến tối đối tượng chỉ lang thang trên mạng để lập tài khoản facebook. Mạo danh các shop bán hàng online nhằm mục đích lừa đảo khách hàng. Khi thấy khách hàng muốn mua hàng trên facebook thật. Đối tượng sẽ nhắn tin bằng facebook giả đến người mua hàng hoặc người thân. Yêu cầu chuyển tiền đến một số tài khoản ngân hàng đã định trước. Khách hàng tưởng thật nên đã chuyển tiền vào tài khoản cho đối tượng.
2. Trò lừa nạp thẻ “ông chú Viettel”
Thời gian gần đây, nhiều người liên tiếp nhận được các tin nhắn mời chào. Dẫn dụ truy cập vào các trang web để nạp thẻ điện thoại như: “Nhận khuyến mãi 100%” nhân dịp “kỷ niệm 50 năm thành lập Viettel, MobiFone và VinaPhone”, áp dụng cho thẻ cào mệnh giá từ 50.000 – 500.000 đồng. Các nội dung như trên chỉ là hình thức lừa đảo. Người dùng khi nạp thẻ ngay lập tức sẽ bị mất toàn bộ số tiền.
3. Lập Facebook giả mạo lừa tiền
Kinh doanh online ngày càng nở rộ bởi sự tiện lợi. Người mua chỉ cần xem thông tin giới thiệu sản phẩm rồi xác nhận với người bán. Vậy là giao dịch có thể được tiến hành. Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin giữa kẻ mua người bán quá giản đơn. Mua bán ở nơi công cộng ai cũng có thể đọc được. Khiến nhiều đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở thu lợi bất chính. Hay nặng hơn là lừa đảo những người thật thà, nhẹ dạ. Mới đây, một cặp vợ chồng bị lừa 10 triệu đồng. Nguyên nhân do người vợ tag tên chồng vào bức ảnh một chiếc túi xách đẹp. Chiếc tứi có giá 40 triệu đồng ở một shop bán túi có tiếng. Những kẻ lửa đảo đã lập Facebook giả mạo y hệt Facebook người vợ. Tìm hiểu cẩn thận cách nói chuyện của hai vợ chồng. Rồi nhắn tin yêu cầu người chồng chuyển khoản tiền để đặt hàng. Chỉ đến cuối ngày, hai vợ chồng mới nhận ra họ bị lừa.
4. Thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản của người dùng
Một trong những chiêu lừa đảo trên mạng nguy hiểm được cư dân mạng và các chuyên gia công nghệ cảnh báo. Là thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội Facebook. Với thủ đoạn này, kẻ lừa đảo có thể đưa lên hình ảnh kèm đường dẫn các clip. Khiến cho người sử dụng tò mò. Tuy nhiên, những đường dẫn này đều có chứa mã độc. Người dùng khi nhấn vào các đường dẫn này thì có thể bị đánh cắp tài khoản: Facebook, email… Ngoài ra, mã độc khi nhiễm vào thiết bị của người dùng có thể tự đánh dấu thêm trong danh sách bạn bè. Và sẽ có thêm nhiều người bị dính mã độc. Kẻ tấn công thường dùng các thủ đoạn như: Nhờ nạp thẻ cào điện thoại, mượn tiền ATM để lừa người thân của người bị hack nick. Nghiêm trọng hơn, sau đó họ dùng những nick này đi spam, tag lên tường Facebook người khác. Đăng những thông tin sai lệch, lừa đảo và cứ thế nó lan rộng ra và không có hồi kết.
5. Nhắn tin “bạn trúng thưởng”
Thời gian gần đây, nhiều người liên tiếp nhận được các tin nhắn mời chào, dẫn dụ truy cập vào các trang web. Để nạp thẻ điện thoại, nhận khuyến mãi, trúng thưởng… Một số khách hàng dùng mạng cũng như người sử dụng Facebook phản ánh liên tục nhận được tin nhắn với nội dung: “Tri ân khách hàng, khuyến mãi 100% nạp tiền điện thoại Viettel – MobiFone – VinaPhone”. Để nhận được khuyến mãi, tin nhắn “dụ dỗ” truy cập vào website: Nhamangkhuyenmai.com để nhập số điện thoại cần nạp, mã thẻ.
6. Chiêu lừa đảo trên mạng Zalo – Lừa trúng thưởng xe Liberty
Một số người dùng ứng dụng Zalo đang bị khủng bố tin nhắn lừa đảo nhiều nhất. Nội dung kiểu như: “Chúc mừng bạn đã nhận phần quà đặc biệt “Sự kiện” Tuần Lộc Vàng gồm: 1 xe Liberty với 30 triệu đồng và mã dự thưởng: [02584]. Bạn cần LH hỗ trợ viên 01656990863 hoặc vào web http://eventvang.com/để cập nhật thông tin”. Nhiều người dùng ứng dụng Viber, Wala cũng nhận được tin nhắn từ các số lạ: “Chúc mừng tài khoản của bạn lọt vào tốp ba tài khoản nhận được quà may mắn. Click vào link xyz sau để biết thêm chi tiết”… Điểm chung của các tin nhắn trên đều hướng dẫn người dùng truy cập vào một địa chỉ web. Và thực hiện các bước “đóng phí nhận thưởng” bằng: Thẻ cào điện thoại di động hoặc thẻ nạp tiền chơi game của VNG, FPT, VTC.
7. Giả danh làm quản trị của game, dịch vụ, ngân hàng…
Đây là một trong những chiêu lừa đảo trên mạng phổ biến nhất. Trên các dịch vụ trực tuyến và game online. Kẻ xấu sẽ tạo các tài khoản/địa chỉ email lừa đảo. Có những từ khóa dễ lừa người dùng như: “Admin”, “mod”, “quantri” hoặc tên của công ty cung cấp dịch vụ/game. Chúng sẽ gửi cho bạn các tin nhắn hoặc email có tựa đề dạng như: “Cảnh báo: Có người đã hack vào tài khoản của bạn”. Hay “Hãy xác nhận vừa thay đổi mật khẩu”. Các email lừa đảo này sẽ yêu cầu bạn cung cấp tên tài khoản và mật khẩu xác thực để lấy lại tài khoản. Hiển nhiên, khi trả lời và cung cấp thông tin cá nhân, bạn sẽ để mất tài khoản của mình.
8. Tạo trang web giả
Với chiêu lừa đảo trên mạng kiểu này, kẻ xấu sẽ tạo ra trang web giả dạng làm một dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Mục tiêu của chúng cũng là để lấy cắp thông tin cá nhân (Bao gồm cả tài khoản ngân hàng và số thẻ) và lừa bạn nạp tiền qua thẻ điện thoại.
Ví dụ, mạo danh làm một nhà cung cấp game online lớn tại Việt Nam. Trên trang web này, kẻ gian sẽ yêu cầu bạn đăng nhập bằng tài khoản game online của mình. Hiển nhiên, bước xác thực này hoàn toàn là lừa đảo: Với bất kì tên tài khoản và mật khẩu nào mà bạn nghĩ ra. Trang web này cũng sẽ xác nhận đăng nhập thành công. Nguy hiểm hơn, nếu bạn đăng nhập bằng tài khoản Garena, bạn sẽ “biếu” thông tin đăng nhập của mình cho kẻ xấu.
Sau đó, trang web xấu này thậm chí còn yêu cầu bạn nạp thẻ, nhắn tin để xác nhận. Trong những năm vừa qua, trên Internet cũng đã xuất hiện rất nhiều trang web nạp thẻ điện thoại giả. Hiển nhiên, khi làm theo các “mẹo” có vẻ rất hấp dẫn này, bạn sẽ đem “tặng” thẻ nạp của mình cho kẻ xấu.
9. Thông báo “giả” trên trang web
Hình thức lừa đảo này có từ những ngày đầu của Internet. Trước đây, các trang web xấu sẽ hiển thị các ô thông báo giả dạng làm cửa sổ Windows. Các ô thông báo giả này sẽ tuyên bố rằng Windows của bạn bị nhiễm virus, bị lỗi… Khi bạn click vào các ô thông báo giả này, bạn sẽ được dẫn tới một trang web có chứa phần mềm “quét virus” hoặc “sửa lỗi”. Chính các phần mềm này mới là mã độc có thể làm tê liệt Windows của bạn. Và đánh cắp các thông tin cá nhân (keylog) hoặc biến máy của bạn thành “bot” để DDoS.
Tương tự như vậy, các thông báo dạng như “Bạn đã trúng thưởng iPhone” hoặc “Người truy cập thứ 100.000 sẽ được nhận 100.000 USD”. Sẽ lừa bạn tải về mã độc, lừa bạn nhắn tin mất phí hoặc lừa bạn cung cấp các thông tin mật.
10. Chiêu lừa đảo trên mạng qua thư điện tử
Bộ Công thương cho biết, gần đây, một số người ở Việt Nam nhận được thư điện tử (TÐT) từ một cá nhân ở châu Phi. Đang tìm kiếm đối tác đầu tư cổ phần trị giá một triệu USD vào dự án nuôi tê giác lấy sừng ở Nam Phi. Với lời mời đầu tư và khẳng định rằng, người được mời là một trong số ít cổ đông. Và là người nước ngoài đầu tiên tham gia dự án như vậy tại Nam Phi.
Thư giới thiệu còn kèm một số hình ảnh minh họa được tải từ internet nhằm tăng tính thuyết phục. Ðây là chiêu lừa đảo trên mạng mới xuất hiện mặc dù hình thức không quá tinh vi. Nhưng đối tượng nhằm vào nhu cầu có thật thông qua một số vụ việc mua bán trái phép sừng tê giác của người châu Á tại Nam Phi thời gian qua.
Xem thêm: Top 10 trang tin điện tử được giới trẻ đọc nhiều nhất hiện nay